Phương hướng hoạt động của cơng ty TNHH máy tính Tồn Cầu Q&A trong thờ

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) n ng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH máy tính toàn cầu qa (Trang 39)

6. Kết cấu đề tài

3.1. Phương hướng hoạt động của cơng ty TNHH máy tính Tồn Cầu Q&A trong thờ

trong thời gian tới

3.1.1. Dự báo cơ hội và thách thức ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanhcủa công ty của công ty

3.1.1.1. Cơ hội

Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập nền kinh tế thế giới. Đây là một trong những cơ hội để Việt Nam được tiếp cận và học hỏi khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại từ các nước trên thế giới. Có thể nói các thiết bị cơng nghệ mang tính xã hội hóa cao, ở khía cạnh nào đó nó cịn phản ánh mức độ phát triển của nền kinh tế và sự tiên tiến của một quốc gia. Với thời đại khoa học công nghệ phát triển như hiện nay, nhu cầu sử dụng và trải nghiệm các thiết bị công nghệ ngày càng cao, sức tiêu thụ trong nước tăng trưởng mạnh và có xu hướng tăng trưởng mạnh. Cơng nghệ là yếu tố khơng thể thiếu, mang tính cập nhật thường xuyên để tránh bị lạc hậu so với các quốc gia khác.

Đây là cơ hội lớn nhằm tăng doanh thu cho cả các các doanh nghiệp trong ngành thương mại cũng như đối với các doanh nghiệp kinh doanh các thiết bị công nghệ như cơng ty máy tính Tồn Cầu.

Cũng như các doanh nghiệp khác hiện nay, cơng ty TNHH máy tính Tồn Cầu đang được kinh doanh trong một nền kinh tế thị trường do vậy cơ hội kinh doanh trên thị trường cũng phong phú hơn, có điều kiện được tự chủ trong kinh doanh, đặc biệt được tiếp cận với nguồn thông tin thị trường ngày càng minh bạch và cơng khai. Điều đó sẽ giúp các doanh nghiệp nói chung và cơng ty máy tính Tồn Cầu nói riêng tìm thấy cơ hội kinh doanh dễ dàng và thuận lợi hơn

Môi trường cạnh tranh hiện nay tạo điều kiện cho cơng ty có thể cạnh tranh một cách bình đẳng và lành mạnh.

Lực lượng lao động của cơng ty đa phần có trình độ chun mơn cao, năng động sẽ là cơ hội lớn cho công ty phát triển các hoạt động kinh doanh cũng như mở rộng thị trường nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của cơng ty trên thương trường.

Hiện nay, cơ chế chính sách quản lý của nhà nước đối với các doanh nghiệp đã từng bước được hoàn thiện. Động lực kinh doanh đã được phát huy, nhiều rào cản đã được loại bỏ, tạo điều kiện cho mọi doanh nghiệp hoạt động trong và ngồi nước. Bên cạnh đó Nhà nước cũng đã ban hành quy chế phối hợp cụ thể giữa các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương, đảm bảo không chồng chéo, gây phiền hà cho doanh nghiệp, nâng cao khả năng và kiện toàn tổ chức của hệ thống các cơ quan,

đơn vị làm nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển và cạnh tranh lành mạnh.

3.1.1.2. Thách thức

Việc gia nhập tổ chức thương mại WTO mở ra cho những doanh nghiệp Việt Nam những cơ hơi lớn nhưng nó cũng đi kèm với những thách thức khơng phải nhỏ. Những thách thức đó phải kể đến là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn của cả các doanh nghiệp nước ngồi. Các doanh nghiệp nước ngồi có tiềm lực và khả năng cạnh tranh cao cho ra đời nhiều sản phẩm có kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng phong phú trong khi đó giá cả hợp lý phù hợp với nhiều tầng lớp khách hàng.

Thị trường hoạt động chính của cơng ty là khu vực tỉnh Thái Bình, mà trên thị trường này có rất nhiều doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh máy tính mà chất lượng tốt và giá cả có sức cạnh tranh. Từ đó tạo ra nhiều sự lựa chọn cho khách hàng khi muốn mua hàng hóa cùng loại với cơng ty. Hai trong số những đối thủ cạnh tranh chính của cơng ty là Điện máy xanh và Trần Anh là hai đối thủ mạnh có tiềm lực tài chính và marketing cao gây ra sức ép cạnh tranh cho các công ty vừa và nhỏ như cơng ty máy tính Tồn Cầu

Hoạt động kinh doanh của cơng ty có tồn tại và phát triển hay khơng đều nhờ có hoạt động của con người. Việc tuyển dụng được nguồn lao động có thể làm được việc đã khó nhưng việc giữ chân họ lại gắn bó và trung thành với cơng ty lại là thách thức đặt ra cho các cơng ty. Điều đó địi hỏi cơng ty phải có chính sách đãi ngộ hợp lý và hiệu quả.

3.1.3. Định hướng phát triển của cơng ty TNHH máy tính Tồn Cầu trong thời gian tới

Với tình hình hoạt động kinh doanh từ năm 2015- năm 2017, cơng ty máy tính Tồn Cầu đề ra một số mục tiêu trong năm 2018:

Về doanh thu, lợi nhuận: Doanh thu năm 2018 đạt 72.607 triệu đồng, tăng 50% so với năm 2017. Phấn đấu lợi nhuận sau thuế tăng 40% so với năm 2017 là 10.277 triệu đồng. Khi đạt được mức lợi nhuận cao, công ty sẽ tăng được nguồn vốn tạo điều kiện mở rộng quy mô kinh doanh của công ty.

Về quy mô: nghiên cứu, phát triển, mở rộng thêm một số sản phẩm công nghệ thu hút và tạo ra nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. Tăng cường thêm đội ngũ cộng tác viên nhằm phổ biến và quảng bá thương hiệu công ty ra khắp tỉnh Thái Bình.

Về nhân lực: Xây dựng đội ngũ nhân lực có năng lực, trình độ chun mơn cao, có trách nhiệm trong cơng việc, nhanh nhạy, thích nghi tốt với thị trường đảm bảo mang lại sản phẩm, chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

3.2. Quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH máy tính Tồn Cầu

Nhận thấy tầm quan trọng của cạnh tranh và năng lực cạnh tranh cơng ty máy tính Tồn Cầu có những quan điểm về nâng cao năng lực cạnh tranh như sau:

Quan điểm 1: Tận dụng, khai thác triệt để mọi nguồn lực có sẵn của cơng ty

cùng với sự nỗ lực và quyết tâm cao của tồn thể cán bộ nhân viên trong cơng ty. Từng bước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy lùi nguy cơ và kịp thời nắm bắt các cơ hội để đạt được mục tiêu chung của tồn cơng ty, nâng cao thị phần của công ty trên thị trường làm cho năng lực cạnh tranh của công ty ngày càng cao.

Quan điểm 2: Không ngừng phát huy thế mạnh của công ty trong ngành nghề

chủ đạo là bán bn bán lẻ máy tính, bên cạnh đó mở rộng thêm các dịch vụ hỗ trợ khách hàng trước trong và sau bán tạo ra lợi thế cạnh tranh cho cơng ty.

Quan điểm 3: Hồn thiện cơ chế quản lý điều hành, đề ra những chiến lược

phát triển công ty sao cho phù hợp với thị trường, nắm bắt kịp thời tiến độ phát triển của khoa học công nghệ. Tiếp thu các phương pháp quản lý mới, hiện đại áp dụng vào thực tế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Để đảm bảo việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, cơng ty máy tính Tồn Cầu ln nhấn mạnh, trú trọng lấy hiệu quả kinh tế, chất lượng sản phẩm, tiến độ cung cấp sản phẩm dịch vụ làm thước đo cho quá trình phát triển ổn định và bền vững của công ty, từng bước nâng cao thị phần của công ty trên thị trường tỉnh Thái Bình.

3.3. Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của cơng ty TNHH máy tính Tồn Cầu Q&A

3.3.1. Hồn thiện việc sử dụng các cơng cụ cạnh tranh3.3.1.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ 3.3.1.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ

Chất lượng sản phẩm, dịch vụ là yếu tố mà tất cả những người mua hàng quan tâm. Theo phản hồi từ phía khách hàng sản phẩm của cơng ty được đánh giá khá tốt về chất lượng. Tuy nhiên vẫn cịn tồn tại việc cơng ty chăm sóc khách hàng chưa tốt khiến cho khách hàng khơng hài lịng. Cơng ty cần xem xét, xây dựng lại quy trình thực hiện các dịch vụ chăm sóc khách hàng để kiểm sốt tốt hơn chất lượng dịch vụ của mình. Duy trì mối quan hệ với khách hàng, trao đổi và tương tác với khách hàng để tạo sự gắn bó nhằm tìm hiểu và đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng, nắm bắt nhu cầu từ thị trường nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Chú trọng trong công tác thu thập, xử lý các khiếu nại, phàn nàn từ phía khách hàng để cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ, xây dựng hình ảnh tốt đẹp trong mắt khách hàng.

Chất lượng sản phẩm còn phụ thuộc vào nhà cung cấp, để hạn chế rủi ro từ phía nhà cung cấp, cơng ty nên tạo mối quan hệ tốt đẹp với nhà cung cấp để mua hàng với

mức giá, chất lượng tốt, thời gian cung ứng nhanh giúp công ty phản ứng kịp thời với sự thay đổi từ phía thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh.

3.3.1.2. Chính sách giá

Giá bán được xác định dựa trên giá mua, chi phí và phần trăm lợi nhuận. Dựa trên các thành phần cấu tạo nên giá bán, công ty cần tạo sự linh hoạt trong việc định giá sao cho mức giá hấp dẫn khách hàng và làm nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua công cụ định giá này. Sử dụng chính sách giá linh hoạt, phù hợp với sự thay đổi của thị trường và đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Để giảm giá thành sản phẩm cơng ty cơng ty cần thực hiện chính sách cắt giảm chi phí kinh doanh và chi phí quản lý, tối thiểu hóa chi phí dự trữ…mang lại mức giá tốt nhất cho người tiêu dùng, mức lợi nhuận như mục tiêu công ty đã đề ra.

Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, cơng ty cần xây dựng chính sách giá hợp lý, thực hiện chiết khấu thương mại với những khách hàng như: mua hàng với khối lượng lớn, khách hàng thanh toán ngay, khách hàng quen thuộc của công ty. Thực hiện một số biện pháp để thu hút khách hàng như hỗ trợ tài chính cho khách hàng khi có nhu cầu mà chưa đủ khả năng chi trả…

3.3.1.3. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống kênh phân phối

Bên cạnh việc sử dụng kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp, công ty nên sử dụng kênh phân phối hỗn hợp để linh hoạt trong việc tiếp xúc và cung cấp sản phẩm tới khách hàng một cách thuận tiện nhất. Tìm kiếm và mở rộng các đại lý để cùng công ty bán và giới thiệu sản phẩm đến tay khách hàng, quản lý chặt chẽ vấn đề chất lượng và giá bán của sản phẩm để tránh làm giảm uy tín của cơng ty.

Tiếp tục sử dụng nguồn cộng tác viên sẵn có, tuyển dụng thêm cộng tác viên nhằm mở rộng phạm vi truyền bá hình ảnh thương hiệu tới thị trường hơn nữa.

3.3.1.4. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thương hiệu của công ty

Để thúc đẩy tiêu thụ và mở rộng thị trường, công ty cần đầu tư nhiều hơn nữa cho các chương trình quảng cáo, xúc tiến bán hàng nhằm giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng và tác động trực tiếp đến động cơ mua hàng của người tiêu dùng. Các hoạt động đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ, nâng cao khả năng cạnh tranh là một trong các vũ khí cạnh tranh hữu hiệu của doanh nghiệp. Vì vậy cơng ty cần chú trọng hơn trong các hoạt động xúc tiến bán hàng bằng một số giải pháp như:

- Đẩy mạnh các hoạt động quảng cáo trên phương tiện truyền thông như loa đài, bảng hiệu, pano…với các thông điệp, thơng tin đầy đủ, dễ nhớ và mang tính thuyết phục.

- Tham gia nhiều hơn nữa các hoạt động tài trợ về giáo dục, hoạt động giúp đỡ các hộ nghèo,…

- Thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mại với nhiều hình thức khác nhau kích thích nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.

- Thực hiện tốt các hoạt động cung cấp sản phẩm tới khách hàng, các dịch vụ sau bán, dịch vụ chăm sóc khách hàng nhằm tạo hình ảnh, xây dựng uy tín của cơng ty trong mắt khách hàng.

3.3.2. Sử dụng và huy động vốn có hiệu quả

Vấn đề huy động và sử dụng vốn hiệu quả ln là bài tốn khó cho mọi doanh nghiệp. Cơng ty cần có những giải pháp để có thể sử dụng và huy động vốn hiệu quả như:

- Huy động nguồn lực tài chính sẵn có trong cơng ty như huy động từ cán bộ cơng nhân viên, huy động vốn từ việc giải phóng hàng tồn kho, thanh lý tài sản khơng cịn giá trị sử dụng…

- Thu hút vốn đầu tư từ các nhà đầu tư bên ngồi cơng ty

- Vay tín dụng trả chậm từ các nhà cung cấp, tổ chức tài chính, ngân hàng, vay dài hạn từ các ngân hàng có mức lãi suất thấp để phát triển và mở rộng hoạt động động sản xuất kinh doanh.

- Thu hồi các khoản nợ từ phía khách hàng để phục vụ cho việc quay vịng vốn kinh doanh.

3.2.2. Thiết lập, đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường là công việc cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp để có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường như hiện nay. Nghiên cứu thị trường là q trình thu thập thơng tin, số liệu về thị trường, phân tích, so sánh những số liệu đó và rút ra kết luận. Qua quá trình nghiên cứu thị trường giúp cho nhà quản lý nắm bắt được thông tin về giá cả, cung cầu hàng hóa dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh hoặc sẽ kinh doanh để đề ra những chiến lược, biện pháp kinh doanh thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Muốn cạnh tranh trong môi trường gay gắt như hiện nay, công ty cần phải hiểu biết, nắm rõ thị trường, khách hàng ở thị trường của mình. Nhu cầu của thị trường rất phong phú và thường xuyên biến đổi theo ngày, theo giờ vì vậy cơng ty nên tăng cường nghiên cứu thị trường, gắn chặt hoạt động sản xuất kinh doanh với thị trường. Mặt khác, thông tin về đối thủ cạnh tranh cũng vô cùng cần thiết giúp công ty đề ra những chiến lược cạnh tranh phù hợp.

Trong những năm gần đây, cơng ty Tồn Cầu vẫn cịn nhiều khó khăn trong cơng tác nghiên cứu năng lực của đối thủ cạnh tranh do công ty chưa thiết lập được bộ phận chuyên trách nghiên cứu thị trường. Do đó, để giải quyết các vấn đề về nghiên cứu thị trường công ty cần phải:

- Thành lập đội ngũ nhân viên chuyên trách về nghiên cứu thị trường để tìm hiểu sâu về nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, tìm hiểu và nắm bắt rõ về đối thủ cạnh tranh.

- Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, phát hiện chiến lược của các đối thủ cạnh tranh. Theo dõi những biến đổi trong hoạt động của đối thủ như giá cả, chất lượng sản phẩm, các hoạt động khuyến mãi,…Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh để đưa ra những chiến lược kinh doanh hiệu quả.

3.2.3. Chiến lược nguồn nhân lực

Nhân lực luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của mỗi doanh nghiệp, đóng vai trị là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất tạo ra của cải vật chất. Để nâng cao năng lực cạnh tranh thì biện pháp phát triển nguồn nhân lực là biện pháp tối ưu nhất. Hiện tại nhân lực trong cơng ty TNHH máy tính Tồn Cầu đa số có năng lực, trình độ chun mơn khá cao. Tuy nhiên số lượng nhân viên cịn thấp, bộ phận chăm sóc khách hàng hoạt động kém hiệu quả gây nên những phản ánh khơng tốt từ phía khách hàng về thời gian cung ứng dịch vụ sau bán như sửa chữa, bảo hành. Vì vậy, cơng ty cần chú trọng về vấn đề nhân lực để phát huy tối đa năng lực cạnh tranh.

- Về tuyển dụng: Công ty cần tuyển thêm nhân viên nghiên cứu thị trường và bổ sung nhân lực ở các bộ phận khác dựa vào các nguồn nhân lực có chất lượng như các trung tâm giới thiệu việc làm, liên kết với các trường đại học, trung cấp chuyên nghiệp.

- Về đào tạo và phát triển nhân lực: Quá trình sản xuất inh doanh dễ nảy sinh nhiều vấn đề mới đòi hỏi người lao động phải hồn thiện để có thể bắt nhịp với công

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) n ng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH máy tính toàn cầu qa (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)