6. Kết cấu đề tài
3.3. Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH máy tính Tồn
3.3.1. Hoàn thiện việc sử dụng các công cụ cạnh tranh
3.3.1.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ
Chất lượng sản phẩm, dịch vụ là yếu tố mà tất cả những người mua hàng quan tâm. Theo phản hồi từ phía khách hàng sản phẩm của cơng ty được đánh giá khá tốt về chất lượng. Tuy nhiên vẫn cịn tồn tại việc cơng ty chăm sóc khách hàng chưa tốt khiến cho khách hàng khơng hài lịng. Cơng ty cần xem xét, xây dựng lại quy trình thực hiện các dịch vụ chăm sóc khách hàng để kiểm sốt tốt hơn chất lượng dịch vụ của mình. Duy trì mối quan hệ với khách hàng, trao đổi và tương tác với khách hàng để tạo sự gắn bó nhằm tìm hiểu và đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng, nắm bắt nhu cầu từ thị trường nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Chú trọng trong công tác thu thập, xử lý các khiếu nại, phàn nàn từ phía khách hàng để cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ, xây dựng hình ảnh tốt đẹp trong mắt khách hàng.
Chất lượng sản phẩm còn phụ thuộc vào nhà cung cấp, để hạn chế rủi ro từ phía nhà cung cấp, cơng ty nên tạo mối quan hệ tốt đẹp với nhà cung cấp để mua hàng với
mức giá, chất lượng tốt, thời gian cung ứng nhanh giúp công ty phản ứng kịp thời với sự thay đổi từ phía thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh.
3.3.1.2. Chính sách giá
Giá bán được xác định dựa trên giá mua, chi phí và phần trăm lợi nhuận. Dựa trên các thành phần cấu tạo nên giá bán, công ty cần tạo sự linh hoạt trong việc định giá sao cho mức giá hấp dẫn khách hàng và làm nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua công cụ định giá này. Sử dụng chính sách giá linh hoạt, phù hợp với sự thay đổi của thị trường và đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Để giảm giá thành sản phẩm cơng ty cơng ty cần thực hiện chính sách cắt giảm chi phí kinh doanh và chi phí quản lý, tối thiểu hóa chi phí dự trữ…mang lại mức giá tốt nhất cho người tiêu dùng, mức lợi nhuận như mục tiêu công ty đã đề ra.
Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, cơng ty cần xây dựng chính sách giá hợp lý, thực hiện chiết khấu thương mại với những khách hàng như: mua hàng với khối lượng lớn, khách hàng thanh toán ngay, khách hàng quen thuộc của công ty. Thực hiện một số biện pháp để thu hút khách hàng như hỗ trợ tài chính cho khách hàng khi có nhu cầu mà chưa đủ khả năng chi trả…
3.3.1.3. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống kênh phân phối
Bên cạnh việc sử dụng kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp, công ty nên sử dụng kênh phân phối hỗn hợp để linh hoạt trong việc tiếp xúc và cung cấp sản phẩm tới khách hàng một cách thuận tiện nhất. Tìm kiếm và mở rộng các đại lý để cùng công ty bán và giới thiệu sản phẩm đến tay khách hàng, quản lý chặt chẽ vấn đề chất lượng và giá bán của sản phẩm để tránh làm giảm uy tín của cơng ty.
Tiếp tục sử dụng nguồn cộng tác viên sẵn có, tuyển dụng thêm cộng tác viên nhằm mở rộng phạm vi truyền bá hình ảnh thương hiệu tới thị trường hơn nữa.
3.3.1.4. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thương hiệu của công ty
Để thúc đẩy tiêu thụ và mở rộng thị trường, công ty cần đầu tư nhiều hơn nữa cho các chương trình quảng cáo, xúc tiến bán hàng nhằm giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng và tác động trực tiếp đến động cơ mua hàng của người tiêu dùng. Các hoạt động đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ, nâng cao khả năng cạnh tranh là một trong các vũ khí cạnh tranh hữu hiệu của doanh nghiệp. Vì vậy cơng ty cần chú trọng hơn trong các hoạt động xúc tiến bán hàng bằng một số giải pháp như:
- Đẩy mạnh các hoạt động quảng cáo trên phương tiện truyền thông như loa đài, bảng hiệu, pano…với các thông điệp, thơng tin đầy đủ, dễ nhớ và mang tính thuyết phục.
- Tham gia nhiều hơn nữa các hoạt động tài trợ về giáo dục, hoạt động giúp đỡ các hộ nghèo,…
- Thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mại với nhiều hình thức khác nhau kích thích nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
- Thực hiện tốt các hoạt động cung cấp sản phẩm tới khách hàng, các dịch vụ sau bán, dịch vụ chăm sóc khách hàng nhằm tạo hình ảnh, xây dựng uy tín của cơng ty trong mắt khách hàng.