IV. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG KÊNH PHÂN
2. Nhóm giải pháp vi mơ
2.1. Nhóm giải pháp đối với các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
Các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam cần tiếp tục ổn định và hoàn thiện tổ chức bộ máy, chiến lược kinh doanh, nghiên cứu và thiết kế những sản phẩm bảo hiểm mới, phù
98
hợp với thực trạng của thị trường. Nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm ở tất cả các khâu trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, từ khâu khai thác đến các khâu đề phòng và hạn chế tổn thất, giải quyết khiếu nại, giám định và bồi thường. Kiên trì xây dựng thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp để từng bước vươn ra thị trường bảo hiểm nước ngoài. Xây dựng các kênh phân phối sản phẩm phù hợp trong điều kiện công nghệ thông tin ngày càng phát triển và xu hướng liên doanh, liên kết giữa ngân hàng với bảo hiểm đang diễn ra phổ biến trên thế giới hiện nay.
Các sản phẩm bảo hiểm bán qua quầy ngân hàng phải là những sản phẩm đơn giản. Các công ty bảo hiểm nên thiết kế các sản phẩm đơn giản với các đặc điểm chính như: hạn chế số lượng các chọn lựa về hình thức bảo hiểm, mức phí bảo hiểm thấp, khách hàng dễ hiểu và tiếp cận, các điều khoản và điều kiện kí kết rõ ràng. Để ra được một sản phẩm bảo hiểm liên kết ngân hàng khơng khó (mất khoảng 1 tháng) trên nền tảng cơng nghệ có sẵn của ngân hàng và bảo hiểm, nhưng việc bán các sản phẩm này vẫn là thách thức khơng nhỏ.
Có thể nói, nhiệm vụ của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam lúc này chủ yếu là thiết kế sản phẩm phù hợp với kênh phân phối qua ngân hàng và tìm đối tác hiệu quả nhất. Các doanh nghiệp cần chủ động hơn trong việc phân chia lợi nhuận và chi phí để có thể ràng buộc trách nhiệm của ngân hàng đối với những sản phẩm bảo hiểm ngân hàng bán ra, cũng như tạo động cơ lớn hơn cho ngân hàng để kênh phân phối này khơng chỉ tiếp thị sản phẩm bảo hiểm vì mục đích phục vụ khách hàng của ngân hàng mà vì chính khoản lợi nhuận tiềm năng khổng lồ mà Bancassurance có thể mang lại nếu được vận hành đúng cách.