Đánh giá chung về thực trạng tổ chức đào tạo nhân lực bộ phận bàn tại nhà hàng

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện tổ chức đào tạo nhân lực bộ phận bàn tại nhà hàng dương, CTCP harmony châu á, hà nội (Trang 40 - 43)

6. Kết cấu khóa luận

2.3 Đánh giá chung về thực trạng tổ chức đào tạo nhân lực bộ phận bàn tại nhà hàng

hàng Dương, CTCP Harmony châu Á, Hà Nội

2.3.1 Thành công và nguyên nhân

2.3.1.1 Thành công

Qua nghiên cứu thực trạng tổ chức đào tạo nhân lực bộ phận bàn tại Nhà hàng Dương thì đạt được những thành cơng như sau:

- Việc xác định nhu cầu đào tạo nhân lực bộ phận bàn của nhà hàng khá rõ ràng, dựa vào các yếu tố thực tế như mục tiêu kinh doanh, thực trạng nhân lực, nguyện vọng của

nhân lực, giúp cho việc tổ chức đào tạo nhân lực trở nên chính xác và đơn giản hơn.

- Hoạt động triển khai đào tạo nhân lực với nội dung và hình thức đào tạo phong phú, đa dạng giúp nhân viên bàn dễ dàng nắm bắt các nghiệp vụ thành thạo, tiếp thu bài học nhanh hơn.

- Trình độ chun mơn nghiệp vụ của nhân viên bàn được cải thiện đáng kể. Bên cạnh nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ mà cịn nâng cao trình độ ngoại ngữ, khả năng làm việc cá nhân hay làm việc nhóm đạt hiệu quả cao.

2.3.1.2 Nguyên nhân

- Nhà hàng xác định đúng nhu cầu và đối tượng đào tạo. Việc xác định nhu cầu đào tạo nhân viên bàn được thực hiện nghiêm túc dựa trên đánh giá, nhận xét của trưởng bộ phận; từ đó, tạo điều kiện cho việc xây dựng mục tiêu, kế hoạch đào tạo nhân lực của nhà hàng.

- Trong q trình đào tạo, Nhà hàng Dương đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận với nhau, giữa ban giám đốc và bộ phận nhân sự, giữa ban lãnh đạo với trưởng bộ phận bàn, giúp cho việc xây dựng kế hoạch đào tạo sẽ thực tế và hợp lý hơn.

- Các nhà quản trị của nhà hàng đều là những người có trình độ đại học cũng như có kinh nghiệm cao trong lĩnh vực nhà hàng, do đó việc thiết kế nội dung đào tạo và tư vấn cho ban lãnh đạo nhà hàng một khung tổ chức hợp lý sẽ có chất lượng cao hơn.

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1 Hạn chế

- Việc xác định nhu cầu đào tạo và mục tiêu đào tạo nhân lực của nhà hàng chưa được hoàn thiện và chú trọng. Nhà hàng chỉ tiến hành đào tạo khi có nhu cầu mà chưa nhận thấy rằng đào tạo nhân lực là thường xuyên, liên tục thì mới đạt hiệu quả cao.

- Trong q trình triển khai nhà hàng ít tổ chức cho nhân viên bàn đi tham quan, học tập từ thực tế ở các nhà hàng có quy mơ lớn hơn, mơi trường chun nghiệp hơn. Sử dụng phương pháp đào tạo cơ bản, truyền thống như đào tạo trực tiếp, kèm cặp mà ít áp dụng thêm các phương pháp mới mẻ, hiện đại như đào tạo từ xa, đào tạo qua Internet, tham gia hội thảo, hợp tác đào tạo,…

- Nội dung đào tạo về lý luận, chính tri và văn hóa nhà hàng hồn toàn chưa được đào tạo cho nhân viên. Đây cũng là lĩnh vực khá quan trọng mặc dù ở tầm vĩ mơ nhưng nó cũng ảnh hướng ít nhiều đến khả năng phục vụ khách hàng. Trong thời kỳ hiện nay sự hiểu biết

về lý luận và chính trị cũng giúp cho nhân viên có thể giao tiếp và phục vụ khách hàng tốt hơn.

- Cơng tác đánh giá kết quả chưa hồn thiện: Nhà hàng đánh giá kết quả sau đào tạo chưa có thu thập các ý kiến khách quan của người giám sát, giảng viên trực tiếp dạy kèm hướng dẫn nhân viên, chưa áp dụng một cách linh hoạt và đồng bộ những phương pháp đánh giá sau đào tạo. Do đó, việc nhận xét chưa được khách quan, nhà hàng chưa đánh giá được chính xác năng lực và kết quả đạt được của nhân viên bàn tham gia đào tạo.

2.3.2.2 Nguyên nhân

- Nhà hàng chưa xây dựng được kế hoạch đào tạo dài hạn vì thế cơng tác đào tạo khơng có cơ sở để phát triển lâu dài. Kế hoạch đào tạo và tổ chức không được tiến hành thường xuyên trong các năm mà chỉ thực hiện khi có nhu cầu nên cịn tồn tại nhiều khó khăn trong khâu tổ chức.

- Nhà hàng chưa có sự đầu tư thích đáng cho cơng tác đào tạo và bồi dưỡng nhân lực bàn nên dẫn tới q trình thực hiện cịn nảy sinh một số bất cập.

- Nhà hàng chưa tìm hiểu sâu về tâm ý, nguyện vọng nhân viên, chưa có sự phối hợp trao đổi ý kiến giữa nhà quản trị và nhân viên để đưa ra các quyết định về nội dung, hình thức, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng sao cho phù hợp với đội ngũ nhân lực trẻ của bộ phận bàn, do đó làm giảm hiệu quả của cơng tác đào tạo nhân lực.

- Chính sách đãi ngộ và giữ chân người tài của nhà hàng chưa được quan tâm thực sự. Nhà hàng chưa tạo được động lực và khuyến khích tinh thần tự học hỏi cho nhân viên. Một số nhân viên cảm thấy áp lực trong quá trình đào tạo đã xin nghỉ việc, gây lãng phí cho nhà hàng.

- Một nguyên nhân quan trọng nữa ảnh hưởng lớn đến công tác đào tạo nhân lực bộ phận bàn trong nhà hàng Dương là còn một số nhân viên nghĩ rằng họ học cho nhà hàng chứ khơng phải cho chính bản thân họ, tinh thần học tập thiếu tích cực của nhân viên làm giảm chất lượng của công tác đào tạo nhân lực.

CHỨC ĐÀO TẠO NHÂN LỰC BỘ PHẬN BÀN TẠI NHÀ HÀNG DƯƠNG, CTCP HARMONY CHÂU Á, HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện tổ chức đào tạo nhân lực bộ phận bàn tại nhà hàng dương, CTCP harmony châu á, hà nội (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)