Hồn thiện cơng tác triển khai đào tạo nhân lực

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện tổ chức đào tạo nhân lực bộ phận bàn tại nhà hàng dương, CTCP harmony châu á, hà nội (Trang 48 - 51)

6. Kết cấu khóa luận

3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức đào tạo nhân lực bộ phận bàn tạ

3.2.3 Hồn thiện cơng tác triển khai đào tạo nhân lực

Nhà hàng ít tổ chức cho nhân viên đi tham quan, học hỏi thực tế nghiệp vụ ở các nhà hàng có quy mơ lớn, mơi trường làm việc chun nghiệp. Các hình thức và phương pháp đào tạo của nhà hàng mang tính cơ bản, truyền thống như đào tạo trực

tiếp, kèm cặp hướng dẫn mà ít áp dụng các hình thức và phương pháp đào tạo mới mẻ, hiện đại như đào tạo từ xa, đào tạo qua Internet, sử dụng dụng cụ mơ phỏng. Điều đó dễ gây sự nhàm chán cho học viên, chưa kích thích được sự nhiệt tình tham gia khóa đào tạo khiến hiệu quả của cơng tác triển khai chưa cao. Để hồn thiện hơn cơng tác triển khai đào tạo nhân viên, nhà hàng cần chú trọng những việc sau:

- Đa dạng hóa các phương pháp và hình thức đào tạo

+ Tổ chức các cuộc thi nhân viên xuất sắc, các buổi trao đổi kinh nghiệm để giúp nhân viên hoàn thiện thêm về kiến thức cũng như các kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ bàn, tăng khả năng tự tin trong giao tiếp và tăng thêm sự gắn kết giữa nhân viên.

+ Tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các cuộc thi tay nghề do ngành du lịch tổ chức như hội thi tay nghề phục vụ bàn với nhiều nội dung phong phú: trang phục nghề nghiệp, kiến thức của người phục vụ, kỹ năng người phục vụ và xử lý tình huống,… tạo cơ hội giao lưu nghề nghiệp, trao đổi kinh nghiệm làm việc và nguồn cảm hứng lao động sáng tạo cho đội ngũ nguồn nhân lực.

+ Đào tạo trong nhà hàng: Việc bổ sung, áp dụng thêm các phương pháp đào tạo cần thỏa mãn điều kiện là vẫn phù hợp với điều kiện nhà hàng mà không gây cảm giác nhàm chán, đơn điệu đối với nhân viên như phương pháp nhập vai, phương pháp đào tạo nghề…

Phương pháp nhập vai là phương pháp khá sinh động, thú vị và gây hứng thú cho người tham gia. Phương pháp này có thể áp dụng với tất cả học viên tham gia đào tạo ở các bộ phận của nhà hàng nhưng quan trọng hơn vẫn là bộ phận bàn và lễ tân, vì đây là hai bộ phận tiếp xúc với khách hàng nhiều nhất. Nhân viên có thể được nhập vai mình vào các nhân vật và tự mình giải quyết tình huống, từ đó hiệu quả học tập sẽ cao, người học sẽ nhớ lâu và thoải mái về tinh thần vì chính mình được trực tiêp tham gia hóa thân vào hồn cảnh đó.

Phương pháp đào tạo nghề: Sử dụng để đào tạo cho nhân viên mới hoặc nhân viên còn yếu về nghiệp vụ bàn. Phương pháp này giúp nhân viên vừa được học về lý thuyết vừa được hướng dẫn kèm cặp tại nơi làm việc giúp cho nhân viên được đào tạo theo hệ thống, lý thuyết đi đôi với thực hành, tăng khả năng tiếp thu kiến thức và thực hiện cơng việc một cách hiệu quả.

Nhà hàng có thể tổ chức cho nhân viên đi tham quan, trải nghiệm thực tế bữa ăn của nhà hàng khác để có thể quan sát, ghi chép và học hỏi thêm về những ưu điểm trong quá trình phục vụ của họ cũng như rút kinh nghiệm cho bản thân nhân viên. Bên cạnh đó nhà hàng có thể tổ chức cuộc thi tay nghề, chuyên môn để nhân viên dễ dàng nắm bắt các kiến thức và vận dụng thực tế vào cơng việc.

Ngồi ra, nhà hàng có thể áp dụng hình thức đào tạo từ xa thông qua các phương tiện truyền thơng: tivi, sách bào, tạp chí, mạng Internet,… để nhân viên dễ dàng tiếp nhận các thông tin, các kiến thức mới một cách nhanh chóng. Phương pháp này vừa hiện đại vừa tiết kiệm chi phí vì khơng cần th giảng viên mà thời gian linh hoạt, phù hợp và lôi cuốn nguồn nhân lực trẻ.

Nhà hàng nên khuyến khích nhân viên bàn chủ động tự đào tạo bằng việc đăng ký tham gia các lớp học thêm ngoại ngữ tại các trung tâm ngoại ngữ ngoài thời gian đi làm, hỗ trợ về thời gian và tài chính bằng cách tăng mức lương thưởng nếu biết nhiều ngoại ngữ, giúp học hứng thú tham gia học tập hơn.

- Tăng cường đầu tư nguồn vốn và trang thiết bị cho tổ chức đào tạo nhân lực trong nhà hàng:

+ Tài chính: Nhà hàng nên tăng thêm kinh phí cho cơng tác tổ chức đào tạo nhân viên bàn bằng cách tìm kiếm thêm nhà đầu tư hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh để có thêm nguồn thu đầu tư vào đào tạo một cách có hiệu quả. Nhà hàng Dương cần có quy định cụ thể về tỷ lệ phần trăm trích từ doanh thu hàng năm, kinh phí phân bổ cho từng khóa đào tạo. Đồng thời với việc xây dựng kế hoạch chi tiêu thì nhà hàng cũng cần lưu ý tới hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư.

+ Đối với các khóa học đào tạo về ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử với khách hàng thì việc mua sắm băng đài, đĩa hình thực tế sẽ giúp nhân viên nắm bắt được vấn đề nhanh hơn, hiệu quả tiếp thu bài giảng tốt hơn.

+ Đầu tư cơ sở vật chất: Nhà hàng cần đầu tư về cơ sở vật chất, máy móc phục vụ cho việc triển khai đào tạo nhân lực bàn và xây dựng phịng học phục vụ cho cơng tác giảng dạy được thuận lợi và dễ dàng hơn. Việc đầu tư trang thiết bị tốt góp phần tạo ra hiệu quả trong việc hoàn thiện tổ chức đào tại nhân lực bàn tại nhà hàng, tuy nhiên việc đầu tư cần phải phù hợp với khả năng của nhà hàng.

bàn cần có sự lãnh đạo của Ban giám đốc, sự thực hiện cơng việc của các bộ phận có liên quan: bộ phận kế toán, bộ phận bàn.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện tổ chức đào tạo nhân lực bộ phận bàn tại nhà hàng dương, CTCP harmony châu á, hà nội (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)