Chỉ tiêu 2012 2013 2014
Vốn chủ sở hữu 15.765.895.264 18.203.504.339 20.467.589.286 Nợ phải trả 11.619.125.231 12.628.198.894 14.375.965.288 Tổng doanh thu 108.287.925.607 144.268.489.531 158.654.235.994 Lợi nhuận sau thuế 504.180.000 1.092.709.230 1.233.275.434
Tỷ suất lợi nhuận /Vốn 3,2% 6% 6,03%
(Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo kết quả kinh doanh của công ty TNHH Sơn Đồng)
3.1.2 Những hạn chế còn tồn tại
Bên cạnh những thành cơng đạt được kể trên, thì cơng ty TNHH Sơn Đồng vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần được khắc phục trong triển khai chiến lược phát triển thị trường:
Thứ nhất: Cơng tác phân tích tình thế chiến lược kinh doanh của công ty chưa được khoa học và hợp lý khi mà khơng sử dụng cơng cụ phân tích khoa học nào.
Thứ hai: Mục tiêu ngắn hạn được quán triệt trong công ty nhưng lại không gắn rõ ràng với thưởng phạt tương xứng, khiến cho một số nhân viên không phấn đấu hết mình. Mục tiêu ngắn hạn của cơng ty xây dựng dựa trên yếu tố doanh thu là chưa đủ, chưa đảm bảo cho mục tiêu dài hạn của công ty.
Thứ ba: Chính sách marketing của cơng ty chưa đạt hiệu quả cao. Trong đó, hình thức quảng cao cịn nghèo nàn, các hoạt động xúc tiến bán ít khi được sử dụng, hiệu quả hình thức marketing trực tiếp khơng cao.
Thứ tư: Số lượng nhân viên của cơng ty vẫn cịn thiếu so với tiềm năng của thị trường và chất lượng nhân viên không đồng bộ, nhiều người còn trẻ thiếu kinh nghiệm.
Thứ năm: Việc phân bổ ngân sách mới chỉ được ưu tiên theo thứ tự quan trọng của các phòng ban mà chưa được sắp xếp theo các chương trình cụ thể.
3.1.3 Nguyên nhân của các hạn chế
Sau quá trình tìm hiểu trực tiếp tại cơng ty, tác giả đã đưa ra những nguyên nhân của các hạn chế trong quá trình triển khai chiến lược phát triển thị trường như sau:
Do giám đốc của công ty ôm đồm quá nhiều việc, dễ bị quá tải ảnh hưởng đến các quyết định đưa ra trong quá trình triển khai chiến lược phát triển thị trường.
Cơng ty chưa có phịng marketing chun biệt, các cơng tác quản trị marketing do phòng kinh doanh và giám đốc đảm nhiệm.
Do công tác quản trị nhân lực chưa được chú trọng với các công tác đào tạo và phát triển nhân viên đều được thực hiện trong công ty với sự kèm cặp của các nhân viên cũ mà ít khi có tổ chức buổi bồi dưỡng kiến thức hoặc đi học bên ngồi doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nguồn tuyển dụng của công ty chưa rộng, công ty chủ yếu quan tâm đến đội ngũ lao động là những người thân quen được người trong công ty giới thiệu.
3.2 Các dự báo thay đổi môi trường kinh doanh và định hướng phát triển của công ty TNHH Sơn Đồng
3.2.1 Dự báo thay đổi môi trường kinh doanh
Môi trường kinh doanh luôn biến đổi, do đó cơng tác dự báo là điều rất cần thiết giúp cơng ty có thể chủ động tận dụng những cơ hội thị trường cũng như tránh những rủi ro.
Các cơ hội: cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu từ năm 2008, đến nay vẫn còn dư âm ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam năm 2013 và 2014 hết sức khó khăn với đa số doanh nghiệp. Thị trường vốn bị thắt chặt, thị trường bất động sản ngày càng trầm xuống, nhiều doanh nghiệp phải giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động. Tuy nhiên trong vòng 2 năm tới bức tranh kinh tế sẽ có khả quan hơn khi mà chính phủ sẽ có các chính sách can thiệp. Tình hình chung của nền kinh tế tốt hơn tạo điều kiện cho ngành công nghiệp xây dựng phát triển kéo theo các cơ hội thị trường cho sản phẩm vật liệu xây dựng. Bên cạnh đó, đường lối phát triển kinh tế của nước ta vẫn là tiếp tục con đường cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Đây là điều kiện lâu dài cho ngành kinh doanh vật liệu xây dựng tiếp tục phát triển trong tương lai
Các thách thức: Trong xu hướng hội nhập kinh tế ngày một sâu rộng, các công ty đa quốc gia sẽ ngày càng phát triển thị trường, trong đó có Việt Nam. Các nhà cung cấp vật liệu xây dựng ngày càng nhiều sẽ làm tăng đối thủ cạnh tranh và đây là điều bất lợi cho công ty TNHH Sơn Đồng.
3.2.2 Định hướng phát triển của công ty TNHH Sơn Đồng
Trong những năm tới, xây dựng công ty TNHH Sơn Đồng thành một công ty lớn mạnh trong lĩnh vực cung cấp vật liệu xây dựng, đem lại nhiều lợi ích cho người lao động, phát triển bền vững và liên tục.
Tích cực đẩy mạnh quảng bá hình ảnh của cơng ty và sản phẩm đến người tiêu dùng bằng sự nỗ lực khơng ngừng nghỉ của tồn thể nhân viên trong công ty.
Công ty sẽ tăng vốn điều lệ tối thiểu lên gấp 2 lần từ 15 tỷ lên đến 30 tỷ để nhằm đáp ứng cho các nhu cầu đầu tư phát triển thị trường về cả chiều sâu và chiều rộng của công ty.
Công ty tiếp tục giữ vững và thực hiện tốt hơn phương châm kinh doanh: phục vụ chuyên nghiệp – chất lượng tốt – giá cả phù hợp
Bên cạnh đó, cơng ty tiếp tục chiến lược phát triển thị trường ở Huyện Chương Mỹ, Hà Nội và Huyện Lương Sơn tỉnh Hồ Bình với cách thức cạnh tranh là chiến lược về giá với cam kết giá rẻ nhất, chất lượng tốt nhất và sự phục vụ khách hàng chuyên nghiệp. Về thị phần, công ty cố giữ vững vị trí số một trên thị trường mục tiêu trong các nhà phân phối của xi măng Bỉm Sơn và thép Hoà Phát.
Công ty thường xuyên quan tâm đến đời sống người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thân cho các nhân viên trong công ty.
Tổ chức đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ lao động cả về chuyên môn cũng như ý thức, trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật đề đảm bảo thực hiện tốt các chiến lược kinh doanh của công ty.
3.3 Một số đề xuất nhằm hoàn thiện triển khai chiến lược phát triển thị trường của công ty TNHH Sơn Đồng
Căn cứ vào những phân tích từ chương 2 và định hướng phát triển của công ty trong những năm tiếp theo, tác giả xin đưa ra một số đề xuất góp phần triển khai chiến lược phát triển thị trường được hiệu quả hơn.
3.3.1. Đề xuất phân tích tình thế chiến lược phát triển thị trường của công ty TNHH Sơn Đồng.
Theo nghiên cứu ở chương 2, Công ty TNHH Sơn Đồng đã không sử dụng cơng cụ phân tích tình thế chiến lược cụ thể nào. Trong thực tế ma trận TOWS được coi là công cụ chủ yếu, hữu hiện nhất, được sử dụng phổ biến, thường xun nhất để phân tích tình thế chiến lược.
Sau đâu tác giả xin đề xuất ma trận TOWS nhằm phân tích tình thế trong triểu khai chiến lược phát triển thị trường của công ty TNHH Sơn Đồng.
Cơ hội (O)
O1: Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển.
O2:Đời sống nhân dân
Thách thức (T)
T1: Nền kinh tế vẫn đang trong thời kỳ khó khăn.
được nâng cao, nhu cầu về nhà ở tăng.
O3: Thị trường bất động sản đang ấm dần
hiện ngày càng nhiều.
Điểm mạnh (S)
S1: Có sẵn hệ thống khách hàng trung thành.
S2: Lãnh đạo có mỗi quan hệ tốt với nhà cung cấp.
S3: Nguồn lực tài chính tốt.
Chiến lược SO
- S1+S2 với O1: Phát triển sâu hơn vào thị trường hiện tại, mở rộng thị trường mới. - S3+O1+O2+O3: Đa dạng hoá sản phẩm. Chiến lược ST - S1+S2+T1+T2:Chiến lược phát triển thị trường dựa vào khác biệt hoá.
Điểm yếu (W)
W1: Nguồn nhân lực còn hạn chế về số lượng và chất lượng.
W2: Công tác marketing chưa chuyên nghiệp, chưa có bộ phận riêng.
Chiến lược WO - W1+W2+O1+O3+O2: Tiếp tục phát triển thị trường thông qua nâng cao nguồn nhân lực và công tác marketing.
Chiến lược WT
- W1+W2 với T1, T2: Tiếp tục phát triển thị trường thông qua nâng cao nguồn nhân lực và công tác marketing.
Hình 3.1: Mơ thức TOWS của cơng ty TNHH Sơn Đồng.
(Nguồn: Tác giả để xuất)
Mặc dù công ty TNHH Sơn Đồng có mối quan hệ tốt với nhà cung cấp xi măng Bỉm Sơn nên sẽ có lợi thế về giá hàng nhập vào so với các đối thủ cùng nhập hàng từ xi măng Bỉm Sơn nhưng chưa chắc đã có giá thấp hơn các đối thủ cạnh tranh của các nhãn hiệu khác như xi măng Duyên Hà, xi măng Nam Sơn… Do đó, cơng ty TNHH Sơn Đồng khơng nên theo đuổi chiến lược chi phí thấp. Thơng qua mơ thức TOWS trên và đặc trưng của sản phẩm vật liệu xây dựng khơng khác biệt nhiều về tính chất và cơng dụng, từ đó tác giả đề xuất cơng ty TNHH Sơn Đồng cần thiết theo đuổi chiến lược khác biệt hoá ( tập trung vào khác biệt về dịch vụ kèm theo) để tiếp tục phát triển thị trường.
3.3.2. Đề xuất hoàn thiện quản trị mục tiêu ngắn hạn trong triển khai chiến lược phát triển thị trường.
Trước hết công ty cần xác định tầm quan trọng của việc xây dựng mục tiêu ngắn hạn. Công tác xây dựng mục tiêu ngắn hạn được định hướng từ mục tiêu dài hạn của công ty. Các mục tiêu này yêu cầu phải đo lường được, phù hợp, có tính thách thức rõ rang và được phổ biến trong tổ chức và kèm theo thưởng phạt tương xứng. Việc lập mục tiêu hàng năm của công ty căn cứ vào nhu cầu thị trường, nguồn lực hiện tại của doanh nghiệp. Và cuối cùng, mục tiêu hàng năm phải đưa ra được con số cụ thề và từ con số đó, các bộ phân sẽ xây dựng nên kế hoạch hoạt động của bộ phận mình nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Thực hiện được điều này, các bộ phận trong công ty sẽ chủ động hơn, không mất đi các cơ hội thị trường, đặc biệt là bộ phận kinh doanh.
Cụ thể, với mục tiêu chiến lược là “vị thế số 1 trong các nhà phân phối vật liệu
xây dựng tại thị trường huyên Chương Mỹ và huyện Lương Sơn” công ty TNHH Sơn
Đồng cần bổ sung thêm mục tiêu ngắn hạn về tăng trưởng thị phần kèm theo ấn định doanh thu và lợi nhuận
Tác giả xin đề xuất mục tiêu ngắn hạn của công ty trong nhưng năm 2015 đến 2017.