2 .Xác lập vấn đề nghiên cứu
2.2 .Phương pháp nghiên cứu các vấn đề
2.2.1.Phương pháp thu thập dữ liệu
Đề tài sử dụng cả dữ liệu sơ cấp và thứ cấp trong quá trình nghiên cứu vấn đề.
2.2.1.1.Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp:
Mục đích sử dụng: Phỏng vấn trực tiếp để làm rõ, cụ thể hơn việc triển khai
chiến lược phát triển thị trường của công ty.
Cách thức tiến hành: Tiến hành chuẩn bị trước mẫu 7 câu hỏi phỏng vấn bao
trùm các vấn đề đang nghiên cứu. Sau đó gặp các đối tượng phỏng vấn theo thời gian hẹn trước để tiến hành phỏng vấn trực tiếp. Đối tượng phỏng vấn là: Ông Vương Quốc Thịnh – giám đốc cơng ty. Trong suốt q trình phỏng vấn tiến hành bút ký những ý kiến trả lời của các đối tượng phỏng vấn, lưu lại những thông tin quan trọng để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xử lý thơng tin phục vụ cho q trình nghiên cứu. Thời gian tiến hành là ngày 24/3/2017. Kết quả phỏng vấn được đính kèm trong phụ lục 1. Phương pháp điều tra thơng qua bảng câu hỏi trắc nghiệm:
Mục đích sử dụng: Phương pháp điều tra thông qua bảng hỏi được sử dụng
nhằm mục đích thu thập một cách tổng hợp ý kiến đánh giá của các cán bộ công nhân viên trong công ty về thực trạng triển khai chiến lược phát triển thị trường của công ty.
Cách thức tiến hành: Thiết kế xây dựng phiếu điều tra với 17 câu hỏi. Tổng số
phiếu được phát ra là 20 phiếu và thu về 20/20 phiếu hợp lệ. Cách tiến hành điều tra phát các phiếu điều tra cho từng cán bộ công nhân viên trong công ty. Thời gian tiến hành điều tra trong vòng hai ngày, từ ngày 23/3/2017 đến ngày 24/3/2017. kết quả điều tra được đính kèm trong phụ lục 2.
2.2.1.2.Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Mục đích: Thu thập các dữ liệu thứ cấp nhằm tìm hiểu thông tin từ nguồn bên
trong và bên ngồi cơng ty từ đó tổng hợp, nêu nhận xét và đánh giá q trình triển khai chiến lược của cơng ty.
Các loại dữ liệu thu thập: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm
2014, 2015, 2016 và các tài liệu liên quan đến chiến lược, tổ chức triển khai chiến lược, đến thị trường, nghiên cứu và phát triển thị trường….Được thu thập qua các phịng ban và website của cơng ty, thơng tin của đối thủ cạnh tranh,ý kiến của khách hàng, các tạp chí chun ngành và báo chí có thơng tin liên quan đến sản phẩm và công ty TNHH đầu tư và phát triển thương mại Vương Gia.
2.2.2.Phương pháp phân tích dữ liệu
Phương pháp định tính:
Phương pháp phân tích: Từ các dữ liệu sơ cấp, thứ cấp thu thập được tác giả
tiến hành đi sâu phân tích điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Từ đó đánh giá một cách tổng quan nhất tình hình triển khai chiến lược của công ty trong giai đoạn hiện nay để đưa ra các giải pháp hoàn thiện và phù hợp hơn.
Phương pháp tổng hợp: Các dữ liệu sơ cấp sau khi được xử lý bằng phương
pháp phân tích hoặc định lượng, dữ liệu được tổng hợp một cách khái quát để đưa ra kết luận, đánh giá về các vấn đề đang được nghiên cứu.
Phương pháp định lượng:
Phương pháp thống kê: Tổng hợp từ các nguồn thu thập được về các số liệu
tổng hợp thống kê các chỉ tiêu trong từng năm, từng giai đoạn nhằm phục vụ cơng tác phân tích tổng hợp kết quả điều tra trắc nghiệm để phân tích thực trạng.
Phương pháp so sánh: Từ kết quả thống kê tổng hợp tác giả sử dụng phần mềm
Excel 2013 để tính tốn số liệu và mơ hình hóa dưới dạng các biểu đồ, bảng biểu, tiến hành phân tích các dữ liệu, so sánh giữa các năm so với đối thủ cạnh tranh, so với chỉ tiêu đề ra để có sự đánh giá đúng nhất về hiệu quả triển khai chiến lược của công ty.
2.3.Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến vấn đề nghiên cứu2.3.1.Ảnh hưởng của các nhân tố mơi trường bên ngồi 2.3.1.Ảnh hưởng của các nhân tố mơi trường bên ngồi
2.3.1.1. Ảnh hưởng của môi trường Vĩ Mô
Môi trường kinh tế:
Cơ hội: Kết thúc giai đoạn khủng hoảng kinh tế 2010 – 2012, tổng sản phẩm
trong nước (GDP) tăng đều qua các năm: 2016 ước tính tăng 6,21%, 2015 tăng 6,68%, 2014 tăng 5,98%. Giai đoạn 2014 – 2015, tốc độ tăng trưởng của riêng ngành xây dựng là 10,82%, là ngành có tốc độ tăng trưởng cao thứ ba trong số các ngành đóng góp vào GDP cả nước (Tổng Cục Thống Kê, 2016). Lạm phát cơ bản ổn định ở mức thấp 3.21% là điều kiện thuận lợi để NHNN tiếp tục chính sách tiền tệ hỗ trợ tăng
trưởng kinh tế. Chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng nhẹ 0,8% so với cùng kỳ năm 2015. Lãi suất tăng nhẹ nhàng vẫn duy trì ở mức thấp, kích thích sự hồi phục của thị trường bất động sản và hỗ trợ xây dựng cơng trình và mua nhà trong dân cư.
Thách thức: Mặc dù tình hình kinh tế từ năm 2014-1016 có nhiều khả quan
nhưng theo dự báo của tổng cục thống kê thì năm 2017 sẽ có nhiều khó khăn, thách thức tác động đến kinh tế nước ta. Thị trường tài chính tiền tệ, giá cả hàng hóa thế giới diễn biến phức tạp; sự kiện nước Anh rời khỏi liên minh Châu Âu. Ở trong nước, chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, bội chi ngân sách nhà nước và nợ công tăng. Hệ thống các tổ chức tín dụng đang tồn tại nhiều rủi ro.
Mơi trường chính trị và pháp luật:
Cơ hội: Việt nam được coi là một quốc gia có nền chính trị ổn định, phát triển
và mở rộng quan hệ hợp tác với các quốc gia trên thế giới. Trong giai đoạn 2014-2016 việt nam đẩy mạnh thiết lập mối quan hệ thương mại song phương với mỹ, mở rộng và gia nhập các tổ chức kinh tế lớn trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt là việc gia nhập hiệp định đối tác xuyên thái bình dương (TPP) năm 2016.
Bên cạnh đó, nhà nước cịn có các chính sách phát luật bảo vệ và hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động kinh tế như: Biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp được sử dụng nhằm hạn chế hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh từ bên ngồi, các biện pháp tự vệ sử dụng nhằm giúp các ngành sản xuất nội địa thêm thời gian để điều chỉnh tăng cường tự do hóa thương mại (Bộ Tư Pháp, 2016).
Thách thức: Q trình hội nhập quốc tế có thể tạo kẽ hở cho những phần tử cực
đoan gây ảnh huởng đến sự ổn định chính trị. Bên cạnh đó pháp luật Việt Nam vẫn chưa thật sự chặt chẽ nên một số công ty lớn đã lợi dụng kẻ hở để làm những hành động sai trái thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến vẫn đề cạnh tranh lành mạnh. Mơi trường văn hố – xã hội:
Cơ hội: Trong giai đoạn 2014-2016 diễn ra sự giao thoa mạnh mẽ giữa nền văn
hóa Phương Đơng và Phương Tây kích thích sự đổi mới trong phong cách tiêu dùng sản phẩm của người dân. Đặc biệt thể hiện trong các thay đổi ở phong cách kiến trúc từ Đơng sang Tây và đồng thời có sự hào hợp giữa truyền thống và sự sang trọng của tây phương do đó càng có nhiều cơng trình nhà cao tầng và kiến trúc hiện đại mọc lên trong những năm gần đây. Điều đó mở ra một hướng đi mới cho ngành xây dựng việt nam nói chung và cơng ty TNHH đầu tư và phát triển thương mại Vương Gia nói riêng.
Phương Tây, văn hóa Phương Tây trong kiến trúc ngày càng được ưu chuộng hơn, tạo ra thách thức lớn cho doanh nghiệp khi muốn tồn tại phát triển phải không ngừng học hỏi và thay đổi mới có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước.
2.3.1.2. Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường ngành
Khách hàng:
Đây là yếu tố then chốt, quyết định sự tồn tại và phát triển của bất cứ doanh nghiệp nào hoạt động trong lĩnh vực nào. Với cơng ty Vương Gia khách hàng chính hiện nay là những khách hàng thuộc khối dân cư có nhu cầu xây dựng các cơng trình dân dụng, và các nhà máy xí nghiệp xây dựng các xưởng sản xuất với quy mô vừa và nhỏ.
Cơ hội: Đây là tập khách hàng dễ tính và thời gian thi cơng ngắn, giúp cho việc
quay vịng vốn nhanh hơn.
Khó khăn: Trong bối cạnh nhiều đối thủ cạnh tranh hiện nay, để duy trì được
lực lượng khách hàng ổn định cơng ty cần khơng ngừng nâng cao trình độ cho đội ngũ tư vấn thiết kế để mang lại cho tập khách hàng sự thỏa mãn cao nhất.
Đối thủ cạnh tranh:
Cơ hội: Thị trường cạnh tranh của công ty tương đối khốc liệt khơng những có
các cơng ty tập đồn lớn trong nước mà ngày càng có sự tham gia của các cơng ty nước ngồi. Điều này, tuy khó khăn nhưng cũng tạo động lực lớn cho công ty trong việc ln ln khơng ngừng hồn thiện nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển với phương châm bền vững, đặc biệt với thị truờng càng khó khăn khi cơng ty có thể đứng vững thì cơng ty đó sẽ có một bước đà lớn cho sự phát triển lâu dài.
Khó khăn: Trên địa bàn Hà Nội cũng như khu vực miền bắc có rất nhiều cơng
ty xây dựng lớn như tập đoàn xây dựng Nam Cường, Vinaconex, Tập Đồn Xây Dựng Dầu Khí Việt Nam. Việc cạnh tranh với những cơng ty lớn cả về vật lực lẫn tài chính là điều khơng thể. Do đó công ty TNHH đầu tư và phát triển thương mại Vương Gia đã tận dụng phát triển thị trường ngách mà những ơng chủ lớn bỏ qua để làm thị trường chính cho mình. Vì vậy, đối thủ cạnh tranh chính của công ty trên thị trường Hà Nội là: Công ty TNHH sản xuất và thương mại Supertech Vina, công ty cổ phần nhà khung thép và thiết bị công nghiệp (SEICO), công ty cổ phần sản xuất và thương mại Việt Phát.
2.3.2.1. Nguồn lực Tài Chính
Điểm mạnh: Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp tăng đều 2013-2014
tăng 797,716 triệu đồng, 2013- 2014 tăng 443, 288 triệu đồng cho thấy tình hình tài chính của cơng ty đang tăng trưởng ổn định.
Điểm yếu: Ngoài đầu tư vốn kinh doanh, cơng ty cịn đầu tư vốn để nâng cấp,
mua mới trang thiết bị máy móc để từng bước chuyển hướng hoạt động kinh doanh với quy mô lớn hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu xây dựng của thị trường. Chính vì vậy, năm 2013-2015 tỉ trọng vốn vay ngân hàng của công ty cũng tăng cao so với nguồn vốn tự có.Thực trạng doanh nghiệp đang hoạt động với phần lớn vốn đi vay, chiếm tới khoảng 2/3 tổng lượng nguồn vốn của cơng ty. Điều đó ảnh hưởng khá nhiều tới mức lợi nhuận chung và sự chủ động trong nguồn vốn của công ty, do nhu cầu vay vốn tăng cao và mức lãi suất vay vốn vẫn còn tương đối cao khiến cho việc tiếp cận với các nguồn vay ngày càng khó khăn hơn.
2.3.2.2.Nguồn Nhân Lực
Điểm mạnh: Đa phần lao động của Cơng ty chủ yếu là ở trình độ Đại học – Cao
đẳng (Trung bình khoảng 41,57%). Điều này, có ưu điểm giúp cơng ty có nguồn nhân lực với năng lực trí tuệ cao, nâng cao chất lượng lao động đồng thời họ có thể có những ý tưởng thơng minh, đột phá cống hiến cho công ty. Đa số lao động của Cơng ty có độ tuổi từ 18 đến 30 (Trung bình chiếm 54,43%). Mơi trường làm việc rất linh hoạt, tạo động lực lớn cho nhân viên khác cùng góp phần cống hiến khơng ngừng cho công ty.
Điểm yếu: Tuy nhiên, nhược điểm của nguồn lực lao động Đại Học-Cao Đẳng ở
một số trường hợp chỉ giỏi trên lí thuyết nhưng thực tế họ lại khơng có nhiều kinh nghiệm và tay nghề cao như những nhân viên trình độ trung cấp. Xét theo khía cạnh kinh nghiệm và sự từng trải trong cơng việc thì họ vẫn cịn non nớt. Đây có thể tạo thêm gánh nặng và chi phí đào tạo nhân.
2.4. Phân tích thực trạng triển khai chiến lược phát triển thị trường của công tyTNHH đầu tư và phát triển thương mại Vương Gia TNHH đầu tư và phát triển thương mại Vương Gia
2.4.1. Thực trạng phân tích tình thế chiến lược phát triển thị trường của công ty
Theo kết quả điều tra trắc nghiệm, trong tổng 100% số người được hỏi đều cho rằng cơng ty có thực hiện phân tích tình thế chiến lược hay khơng có tới 70% trong số đó trả lời cơng ty chỉ phân tích theo cảm quan, không dùng công cụ cụ thể nào. Sau khi phỏng vấn trực tiếp Giám đốc công ty Vương Gia, tác giả nhận thấy công ty chỉ nhận
dạng và phân tích các nhân tố chiến lược riêng mà khơng tổng hợp lại thành mô thức cụ thể để đề ra được chiến lược phù hợp nhất. Việc phân tích theo cảm quan này chỉ giúp cho doanh nghiệp xác định khái quát:
Điểm mạnh: Nguồn nhân lực trẻ và giàu sức sáng tạo, tài chính ổn định, cơ sở
vật chất đầy đủ và hiện đại, văn hóa doanh nghiệp lành mạnh và phong cách lãnh đạo đa phần được nhân viên ủng hộ, uy tín của cơng ty được khách hàng đề cao.
Điểm yếu: Nhân lực cịn thiếu sót nhiều kinh nghiệm, Văn hóa doanh nghiệp vẫn cịn tồn tại một số nhược điểm do tính kỉ luật chưa cao nên một số nhân viên trong công ty thường vi phạm kỉ luật như đi làm muộn, chậm deadline, làm việc riêng trong giờ.
Thời cơ: Nền kinh tế Việt Nam đang ngày một tăng trưởng, GDP tăng trưởng
đều mỗi năm: 2016 ước tính tăng 6,21%, 2015 tăng 6,68%, 2014 tăng 5,98%. Giai đoạn 2014 – 2015, tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng tương đối cao là 10,82%. Điều này nâng cao mức sống của người dân từ đó sự quan tâm đến nhu cầu nhà ở tăng cao và tạo bước đà thuận lợi cho công ty trong tương lai.
Thách thức: Nền kinh tế trong nước trong tương lai vẫn còn tồn tại nhiều bất ổn, quá trình hội nhập quốc tế đưa đến nhiều đối thủ cạnh tranh nước ngồi cho cơng ty, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn ngành xây dựng ngày một tiếp cận sâu vào thị trường trong nước. Bên cạnh đó sự thay đổi trong văn hóa nhà ở cũng ảnh hưởng khơng hề nhỏ.
Tuy nhiên Phương pháp này chưa cụ thể, chi tiết để đưa ra những chiến lược phát triển thị trường có bài bản, làm giảm khả năng đạt hiệu quả trong việc thực thi chiến lược của cơng ty nói chung và chiến lược phát triển thị trường nói riêng.
2.4.2. Nhận dạng chiến lược phát triển thị trường của công ty2.4.2.1. Đặc điểm thị trường 2.4.2.1. Đặc điểm thị trường
Do trụ sở chính của cơng ty nằm ở quận Đống Đa khu vực trung tâm thành phố Hà Nội nên công ty hầu như cũng chỉ phục vụ cho những khách hàng trong khu vực trung tâm và gần trung tâm. Nên trong Chiến lược phát triển thị trường của công ty sẽ thực hiện trên thị trường khu vực ngoại tỉnh như: Đơng Anh, Gia Lâm, Hồi Đức, Chương Mỹ. Theo như kết quả điều tra cho thấy thị trường phát triển của công ty hướng tới có quy mơ vừa và tốc độ tăng trưởng cao. Do ở các khu vực này chủ yếu là các hộ gia đình và xí nghiệp nhỏ mà cơng ty hướng đến nên quy mơ nhìn chung thuộc dạng vừa khoảng 5 tỷ đồng/1 năm. Bên cạnh đó khu vực này vẫn cịn ít cơng ty xây
dựng hướng đến do đó cơng ty cho rằng sức tăng trưởng của thị trường mới này tương đối cao ước lượng khoảng 20%/1 năm.
2.4.2.2.Đặc điểm khách hàng và đối thủ cạnh tranh
Đặc điểm khách hàng mục tiêu của công ty
Theo Giám đốc công ty - ông Vương Quốc Thịnh cho biết khách hàng mục tiêu của cơng ty nhắm tới là các hộ gia đình và một số những xí nghiệp doanh nghiệp nhỏ