Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện hoạt động truyền thông thương hiệu của công ty TNHH vietnam tour (Trang 26)

1.1 .1Khái quát chung về thương hiệu

1.3.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô:

Các yếu tố kinh tế.

Các yếu tố kinh tế như lãi suất, thu nhập bình qn, tỷ giá, mức độ lạm phát…có ảnh hưởng vô cùng lớn đến các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm, cung ứng dịch vụ trên thị trường. Ví dụ như lãi suất và xu hướng lãi suất trong nền kinh tế có ảnh hưởng tới xu thế của tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư, do vậy sẽ ảnh hưởng tới họat động của

các doanh nghiệp và đồng thời ảnh dưởng tới nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của khách hàng. Lãi suất tăng sẽ hạn chế nhu cầu cầu vay vốn để đầu tư mở rộng họat động kinh doanh, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngoài ra khi lãi suất tăng cũng sẽ khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn, do vậy cũng sẽ làm cho nhu cầu cầu tiêu dùng giảm xuống..Doanh nghiệp cần phải nắm bắt được những thay đổi của nền kinh tế để xây dựng những chương trình truyền thơng phù hợp, khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp đúng lúc, đúng thời điểm.

Yếu tố chính trị và luật pháp:

Các yếu tố chính trị và luật pháp có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp, bao gồm hệ thống các quan điểm, đường lối chính sách của chính phủ, hệ thống luật pháp hiện hành, các xu hướng ngoại giao của chính phủ, những diễn biến chính trị trong nước, trong khu vực và trên toàn thế giới. Doanh nghiệp phải tuân theo các quy định của nhà nước về một số nội dung, hình thức truyền thơng đặc biệt là các quy định về Luật quảng cáo, Luật doanh nghiệp, Luật Thương mại,…

Yếu tố văn hóa - xã hội:

Mơi trường văn hóa – xã hội bao gồm những chuẩn mực và giá trị được chấp nhận và tôn trọng bởi một xã hội hoặc một nền văn hóa cụ thể. Các khía cạnh hình thành mơi trường văn hóa – xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các họat động truyền thông như: những quan niệm về đạo đức, thẩm mỹ, lối sống, về nghề nghiệp; những phong tục, tập quán, truyền thống; những quan tâm ưu tiên của xã hội; trình độ nhận thức, học vấn chung của xã hội…

Thơng điệp truyền thông ở các quốc gia khác nhau thường sẽ khác nhau tùy thuộc vào văn hóa quốc gia đó. Nếu như doanh nghiệp khơng có hoạt động nghiên cứu kỹ càng trước khi tiến hành truyền thơng ở một quốc gia nào đó có thể gây ra những sự hiểu lầm về thơng điệp truyền tải và sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến hình tường doanh nghiệp đối với quốc gia đó. Tất cả các doanh nghiệp cần phân tích rộng rãi các yếu tố xã hội nhằm nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra.

Yếu tố tự nhiên:

Điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, đất đai, sơng biển, các nguồn tài ngun khống sản trong lịng đất, tài ngun rừng biển, sự trong sạch của môi trường nước, khơng khí,... .Tác động của các điều kiệu tự nhiên đối

với các quyết sách trong kinh doanh từ lâu đã được các doanh nghiệp thừa nhận. Trong rất nhiều trường hợp, chính các điều kiện tự nhiên trở thành một yếu tố rất quan trọng để hình thành lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ.

Yếu tố công nghệ:

Hiện nay công nghệ kỹ thuật đang ngày càng phát triển vượt bậc và hoạt động truyền trông chịu sự tác động rất lớn từ yếu tố này. Nền công nghệ phát triển giúp cho truyền thông ngày càng phát triển. Công nghệ giúp rút ngắn khoảng cách giữa con người với con người, tương tác trao đổi thồn tin giữa người với người giờ đây có thể thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi mà chi phí bỏ ra rất nhỏ, gần như là không đáng kể.

Nhờ vào sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều doanh nghiệp chuyển sang hoạt động kinh doanh trên internet, đây là một ngành kinh doanh mới mang lại rất nhiều triển vọng. Hoạt động truyền thông của doanh nghiệp hiện nay cũng chủ yếu thực hiện qua inter net, trên các website, diễn đàn, mạng xã hội.

Các yếu tố thuộc môi trường ngành:

Khách hàng:

Khách hàng là người đang và sẽ mua hàng của doanh nghiệp. Đối với bất cứ một doanh nghiệp nào khách hàng luôn là yếu tố quan trọng nhất, quyết định nhất tới sự sống còn của doanh nghiệp. Khách hàng quyết định sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp được bán theo giá nào. Trên thực tế, doanh nghiệp chỉ có thể bán với giá mà người tiêu dùng chấp nhận.

Hoạt động truyền thông của doanh nghiệp cũng phải dựa vào khách hàng, phải biết được khách hàng là ai, khách hàng muốn gì,… để có thể thiết kế được các thông điệp truyền thông hấp dẫn nhất.

Đối thủ cạnh tranh:

Doanh nghiệp ln phải đối phó với hàng loạt đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp cần nắm bắt được hoạt động của đối thủ cạnh tranh để đề ra các chiến lược truyền thông hợp lý, vượt trội hơn, hấp dẫn khách hàng hơn đối thủ cạnh tranh.

Nhà cung ứng:

Người cung cấp đối với doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng, nó bảo đảm cho hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành ổn định theo kế hoạch đã định trước. Mỗi doanh nghiệp thường cùng một lúc có quan hệ tới nhiều nguồn cung cấp thuộc cả ba

loại trên. Doanh nghiệp cần phải tạo dựng và duy trì được mối quan hệ tốt đẹp với nhà cung ứng để đảm bảo cho hoạt động sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ diễn ra được thuận lợi.

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY TNHH VIETNAM TOUR

2.1 Tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh và các yếu tố nội bộ của Công ty TNHH Viet Nam Tour liên quan tới hoạt động truyền thông thương hiệu

2.1.1 Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Vietnam Tour

2.1.1.1 Khái quát về sự hình thành và phát triển của Công ty TNHH Vietnam Tour

Cơng ty được thành lập vào năm 2007 và chính thức đi vào hoạt động vào năm 2008, sau hơn 7 năm xây dựng và phát triển công ty đang ngày càng lớn mạnh và trở thành một trong những công ty kinh doanh dịch vụ du lịch uy tín tại Việt Nam.

Tên cơng ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn Vietnam Tour Tên viết tắt: VIETNAM TOUR CO.LTD

Trụ sở chính: Tầng 2, tịa nhà Vinexad, số 9, phố Đinh Lễ, Phường Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Văn phịng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh: Phịng 602A, Tầng 6, Số 57,59 Hồ Tùng Mậu, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Điện thoại: + 84.4.38249309

Người Đại diện pháp luật: Giám đốc Trần Anh Điệp

Lĩnh vực kinh doanh chính: Tổ chức, điều hành chương trình du lịch Website chính: www.vietnamtour.com.vn

2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức, quản lý của Công ty TNHH Vietnam Tour

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Vietnam Tour

Nguồn: Phịng Hành chính Cơng ty TNHH Vietnam Tour

Phịng kế tốn Phịng Marketing Phòng Điều hành

Trưởng phòng Nhân viên Cộng tác viên Giám đốc

Giám đốc: Có vai trị lãnh đạo, tổ chức, kiểm sốt hoạt động kinh doanh chính của cơng ty là người thay mặt công ty chịu trách nhiệm trước Pháp luật.

Phịng kế tốn:

Tổ chức thực hiện các cơng việc tài chính-kế tốn của cơng ty theo đúng quy định của Nhà nước. Thực hiện hoạt động báo cáo định kỳ, kịp thời báo cáo những thay đổi trong thu chi của doanh nghiệp để lãnh đạo có biện pháp xử lý.

Phịng hành chính:

Thực thi những cơng việc liên quan đến hoạt động hành chính, xây dựng đội ngũ lao động cho công ty như thực hiện quy chế, nội quy doanh nghiệp, các chính sách khen thưởng đãi ngộ,…

Phịng điều hành:

Lập kế hoạch triển khai các công việc liên quan đến triển khai các chương trình du lịch như đăng ký chỗ trong khách sạn, làm visa cho khách hàng,..Thiết lập, duy trì mối quan hệ tốt đẹp đối với nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ du lịch.

Phịng marketing:

Tổ chức và thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường du lịch trong và ngoài nước, tiến hành các hoạt marketing như quảng cáo, quan hệ công chúng nhằm thu hút khách du lịch đến với công ty.

Tiến hành xây dựng và thực hiện các chương trình du lịch phù hợp, đáp ứng nhu cầu khách hàng, đưa ra các kế hoạch về sản phẩm mới cho công ty.

Phát triển thương hiệu Vietnam Tour qua việc hoạch định các chính sách marketing, chính sách sản phẩm phù hợp, nâng cao mức độ nhận biết thương hiệu và tạo dựng lòng trung thành thương hiệu của khách hàng.

2.1.1.3 Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty TNHH Vietnam Tour

Tổ chức, điều hành các chương trình du lịch: tổ chức các chuyến du lịch cho khách du lịch trong và ngoài nước tới các địa điểm du lịch ở Việt Nam, Lào, Campuchia.

- Các dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức các chuyến du lịch: - Hỗ trợ làm visa cho khách hàng

- Dịch vụ chuyên chở khách hàng bằng đường bộ - Đại lý bán vé máy bay, tàu hỏa

2.1.1.4 Một số kết quả sản xuất, kinh doanh chủ yếu của Công ty TNHH Vietnam Tour.

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Vietnam Tour giai đoạn 2013-2015(Đơn vị tính: VNĐ)

Năm

Chỉ tiêu 2013 2014 2015

Doanh thu 13.147.250.325 15.485.097.742 15.712.240.143 Chi phí 10.085.246.311 11.474.619.327 11.625.314.542 Lợi nhuận sau thuế 2.449.603.211 3.208.328.732 3.269.540.481

Nguồn: Báo cáo tài chính Cơng ty TNHH Vietnam Tour 2012- 2014

Với tình hình kinh tế khó khăn trong những năm qua, có thể thấy cơng ty vẫn ln duy trì hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình tuy mức tăng trương qua các năm khơng đều nhưng ln đạt được mức lợi nhuận tương đối cao. Vì vậy cơng ty cần có nhiều nỗ lực hơn nữa để phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình và dành được vị thế trên thị trường.

2.1.2 Giới thiệu khái quát về thương hiệu Công ty TNHH Vietnam Tour

Câu khẩu hiệu chính thức của Cơng ty TNHH Vietnam Tour: “Your door to IndoChina”

Logo của cơng ty:

Hình 2.1 Logo của Cơng ty TNHH Vietnam Tour

Nguồn vietnamtour.com.vn

Thương hiệu con: Muslim Travel Vietnam- chuyên tổ chức các chương trình, dịch vụ du lịch cho người Hồi giáo chủ yếu là ở các nước Tây Á, Nam Á.

Logo của thương hiệu con Muslim Travel Vietnam:

Hình 2.2 Logo của thương hiệu con Muslim Travel Vietnam

Nguồn muslimtravelvietnam.com

Slogan của thương hiệu con Muslim Travel Vienam: Inside Halal world Các điểm tiếp xúc thương hiệu chủ yếu của Vietnam Tour và khách hàng: - Các trang web của công ty: vietnamtour.com.vn, muslimtravelvietnam, visa4vietnam.com,…

- Các mạng xã hội của công ty: Facebook, Twitter, Google Plus, Youtube, Linkedin

- Văn phịng đại diện của cơng ty: hai văn phịng đại diện ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

2.2 Tác động của các nhân tố môi trường tới hoạt động truyền thông thươnghiệu của Công ty TNHH Vietnam Tour hiệu của Công ty TNHH Vietnam Tour

2.2.1 Các nhân tố mơi trưỡng bên ngồi

2.2.1.1 Các nhân tố môi trường vĩ mô

Môi trường kinh tế: Các yếu tố như sự tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế, tình hình lạm phát, tỷ giá, thuế, thu nhập đầu người,… luôn tác tới các nhu cầu về du lịch của mỗi người mà đặc biệt là yếu tố về thu nhập. Vietnam Tour cần nắm bắt kịp thời những thay đổi của mơi trường kinh tế để có thể đưa ra những chính sách chiến lược truyền thông hợp lý nhằm thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ cơng ty.

Mơi trường văn hóa-xã hội: Là cơ sở để doanh nghiệp có thể tạo ra các sản phẩm du lịch, các tour du lịch phù hợp. Nguồn thông tin cần thiết trong việc thiết kế thông điệp truyền thơng cho các nhóm đối tượng khách hàng. Việc nghiên cứu bản sắc văn hóa, tình hình xã hội của vùng miền quốc gia giúp cho doanh nghiệp

nắm bắt được hành vi tiêu dùng, thói quen cư xử của khách hàng từ đó biết cách làm hài lòng khách hàng và thu hút khách hàng hơn.

Mơi trường chính trị pháp luật: Các chính sách, pháp luật, cơ chế của Nhà nước về ngành kinh doanh có tác tộng khơng nhỏ tới các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch. Du lịch là ngành rất nhạy cảm với sự ổn định chính trị, thể chế chính trị, quan hệ ngoại giao, các văn bản pháp luật, các đường lối phát triển du lịch.. những quy định, thể chế này của Nhà nước vừa có thể là rào cản cũng có thể là cơ hội để doanh nghiệp du lịch phát triển. Doanh nghiệp cần hiểu rõ và tuân thủ những quy định của Pháp luật Nhà nước để hoạt động kinh doanh diễn ra được thuận lợi.

Môi trường công nghệ-kỹ thuật: Việc ứng dụng các công nghệ kĩ thuật hiện đại đặc biệt là công nghệ thông tin giúp cho doanh nghiệp và khách hàng có thể truyền thơng giao tiếp dễ dàng hơn, với Vietnam Tour khách hàng có thể gửi yêu cầu tới doanh nghiệp bất cứ lúc nào trên trang web công ty.

Môi trường tự nhiên: Với ngành nghề kinh doanh chính là làm đại lý du lịch, nhân tố mơi trường tự nhiên có ảnh hưởng khơng nhỏ tới hoạt động kinh doanh Vietnam Tour. Các nhân tố như vị trí địa lý, khí hậu thời tiết, động thực vật, nguồn nước,…tác động tới việc lựa chọn địa điểm, thời gian, giá cả cho mỗi chương trình du lịch của doanh nghiệp.

2.2.1.2 Các nhân tố môi trường ngành

Đối thủ cạnh tranh: Kinh doanh dịch vụ du lịch luôn gặp phải rất nhiều đối thủ cạnh tranh cả trong và ngoài nước. Hiện tại Vietnam Tour là vẫn một cơng ty du lịch có quy mơ chưa lớn nên ln cần rất nhiều nỗ lực để có thể cạnh tranh và giữ vững thị trường.

Nhà cung cấp: Nhà cung cấp đóng vai trị rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động theo kế hoạch. Doanh nghiệp cần phải biết lựa chọn nhà cung ứng phù hợp mới mục tiêu và phương hướng của mình để hoạt động kinh doanh diễn ra được thuận lợi. Vietnam Tour luôn phải đảm bảo tạo được mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp đặc biệt là các đối tác thuộc mảng nhà hàng, khách sạn, vận tải hàng không, vận tải đường sắt,…

Khách hàng: Khách hàng của doanh nghiệp có thể là cá nhân, tổ chức là người nước ngoài hoặc người Việt Nam, do vậy phong tục, tập qn, tơn giáo của khách hàng có thể rất khác nhau, cho nên địi hỏi Vietnam Tour phải ln nắm bắt tốt được nhu cầu của từng nhóm đối tượng khách hàng để có thể đáp ứng tốt nhất những gì mà họ mong muốn.

Sức ép từ sản phẩm thay thế: Với thị trường dịch vụ du lịch đang ngày càng phát triển thì việc xuất hiện các sản phẩm thay thế là điều khơng thể tránh khỏi. Những chương trình du lịch mới hiện nay như du lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái đang rất thu hút khách hàng, vì thế Vietnam Tour cần phải tập trung hơn nữa phát triển các dịch vụ mới để có thể giảm thiểu sức ép từ những sản phẩm mới này cũng như để giành được lợi thế từ đối thủ.

2.2.2 Các nhân tố môi trường bên trong

- Nguồn lực con người:

Vietnam Tour có một đội ngũ lao động trẻ hăng say với nghề là một lợi thế rất lớn với công ty. Nguồn nhân lực công ty tuy chưa được đào tạo chuyên sâu các vấn đề về thương hiệu và truyền thơng thương hiệu nhưng bù lại đó ln nhiệt huyết trong cơng việc và có tinh thần sáng tạo cao.

- Nguồn lực tài chính:

Là một cơng ty có quy mơ tương đối nhỏ nguồn tài chính của cơng ty đang cịn eo hẹp, chi phí cho hoạt động truyền thông chưa nhiều nên truyền thông của Vietnam Tour vẫn chủ yếu tập trung trên internet.

- Hệ thống kênh phân phối: Hiện nay hệ thống văn phòng đại diện của cơng ty cịn hạn chế với hai văn phòng đại diện ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Đây là một điểm yếu của công ty trong việc thực hiện các hoạt động truyền thông đặc biệt là truyền thông nội bộ, xây dựng quan hệ trong cơng ty.

- Văn hóa doanh nghiệp: Trong q trình hoạt động sản xuất kinh doanh của

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện hoạt động truyền thông thương hiệu của công ty TNHH vietnam tour (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)