1.1 .1Khái quát chung về thương hiệu
2.4 Các kết luận và phát hiện qua đánh giá thực trạng truyền thông thương hiệu
hiệu của công ty
2.4.1 Thành công mà công ty đã đạt được trong hoạt động truyền thôngthương hiệu thương hiệu
Sau hơn 8 năm hoạt động trong ngành du lịch, nhờ nỗ lực không ngừng của đội ngũ nhân viên cùng với sự lãnh đạo sáng suốt của lãnh đạo công ty, Vietnam tour đã đạt được một số thành quả nhất định:
Về khách hàng: khi mới thành lập, số lượng khách hàng của công ty chỉ khoảng 500 lượt khách mỗi năm, đến nay con số đó đã tăng lên gấp đơi là hơn 1000 lượt khách, ngoài khách hàng của các chương trình du lịch ra thì các dịch vụ khác của công ty như đại lý bán vé tàu, dịch vụ làm thị thực cũng được khách hàng đón nhận và mang lại nguồn lợi nhất định cho công ty.
Về thương hiệu: thương hiệu Vietnam Tour đang từng bước đứng vững trên thị trường du lịch, cơng ty đã duy trì được lượng khách hàng qua từng năm và đang có xu hướng tăng lên. Trên trang web của công ty là vietnamtour.com.vn và trang muslimtravelvietnam.com thường xuyên nhận được những phản hồi tích cực của khách hàng về chất lượng dịch vụ, về sự nhiệt tình của đội ngũ hướng dẫn viên sau khi sử dụng dịch vụ của công ty. Hơn thế nữa sau mỗi chương trình du lịch cơng ty cơng nhận được q tặng từ phía khách hàng như móc chìa khóa, ví, khung tranh,…tuy là những món q nhỏ nhưng có sự khích lệ rất lớn đối với nhân viên cơng ty, và cũng phần nào thể hiện được tấm lịng của khách hàng.
Truyền thông trên internet: các trang mạng xã hội của cơng ty như Facebook, Twitter đều có hơn nghìn lượt thích. Trên trang youtube Vietnam Tour có nhiều video đạt được sự quan tâm từ phía người xem như video “Shopping in HCM city” với 636 lượt xem, “Describe Hanoi in a single world” với 284 lượt xem; video “ Hanoi water puppet show” với 305 lượt xem,…Ngoài ra kết quả khảo sát có được là 5/7 tương đương 71% người biết đến thương hiệu của cơng ty thơng qua internet, có thể thấy đây là một công cụ truyền thông hữu hiệu của Vietnam Tour.
Với đội ngũ nhân viên, hướng dẫn viên ln năng động và sáng tạo, có kỹ năng và nhiệt huyết với nghề, với vị lãnh đạo tài giỏi công ty đã xây dựng nên nền văn hóa doanh nghiệp lành mạnh, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cơng ty.
2.4.2 Hạn chế của công ty trong hoạt động truyền thông thương hiệu
Việc truyền thông thương hiệu cho công ty chưa nhiều và chỉ chủ yếu tập trung sử dụng hai cơng cụ chính là quảng cáo trên internet và hội chợ. Do vậy mà lượng khách hàng của công ty thường bị hạn chế và sẽ khó phát triển khách hàng hơn.
Công ty chỉ tập trung truyền thơng vào đối tượng chính là nhóm khách hàng quốc tế mà bỏ qua nhóm khách hàng nội địa trong khi nhu cầu du lịch của thị trường trong nước cũng ngày càng tăng.Thông qua kết quả cuộc khảo sát có 7/50 tương đương với 14% số người biết đến thương hiệu Vietnam Tour thông qua internet, giới thiệu từ người khác và chưa có ai từng sử dụng dịch vụ của công ty.
Hệ thống các website, mạng xã hội của cơng ty hầu như khơng có sự liên kết với nhau. Đây có thể là lợi thế cho cơng ty khi gặp phải sự cố về một thương hiệu con nào đó, tuy nhiên đối với một cơng ty có quy mơ nhỏ như Vietnam Tour thì việc thiếu liên kết giữa các thương hiệu cơng ty có thể gây khó khăn cho việc quản lý các thương hiệu cùng lúc đồng thời làm tăng chi phí truyền thơng cho các thương hiệu riêng lẻ thường. Ngồi ra điều này cịn có thể là trở ngại cho việc truyền thơng thương hiệu cũng như phát triển thương hiệu công ty.
2.4.3 Nguyên nhân gây ra những hạn chế
Nguyên nhân chủ quan:
-Nguyên nhân từ việc nhận thức về thương hiệu: thương hiệu và truyền thơng thương hiệu có thể cịn là khái niệm khá mới đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhận thức về tầm quan trọng của thương hiệu và truyền thông thương hiệu đối sự phát triển doanh nghiệp của lãnh đạo công ty chưa thực sự đúng đắn dẫn đến hoạt động truyền thông cho thương hiệu công ty chưa được mở rộng nhiều.
-Do quy mô của công ty nhỏ, nguồn vốn khơng nhiều dẫn đến khó khăn cho việc chi trả các chi phí truyền thơng đặc biệt là các kênh truyền thơng địi hỏi chi phí lớn như truyền hình, tạp chí,…
-Nhân viên cơng ty chưa có kinh nghiệm nhiều và chuyên sâu trong các hoạt động, các lĩnh vực về thương hiệu và truyền thông thương hiệu nên khi tiến hành các chương trình truyền thơng chưa đạt hiệu quả cao.
Đối tượng nhận tin mục tiêu của Vietnam Tour tập trung vào khách quốc tế, ngôn ngữ sử dụng trên website và mạng xã hội của công ty đều là tiếng Anh. Công ty cũng chủ yếu tham gia các hội chợ du lịch ở ngồi nước. Vì nguyên nhân này mà lượng khách du lịch nội địa của cơng ty rất ít, khơng đáng kể.
Nguyên nhân khách quan:
Thị trường du lịch là một thị trường tiềm năng với sự cạnh tranh gay gắt của nhiều hãng lữ hành cả trong và ngồi nước. Vietnam Tour với kinh nghiệm cịn ít chưa thể ngay lập tức dành được phần lớn thị phần
Nhu cầu khách hàng ln ln thay đổi và khó nắm bắt. Hơn nữa ngành du lịch có thị trường rất rộng khách hàng có thể đến từ nhiều quốc gia với sự khác biệt lớn về ngôn ngữ, sắc tộc, tôn giáo,…và doanh nghiệp khó có thể đáp ứng tốt hết những mong muốn của khách hàng.
Theo thống kê của Tổng cục du lịch, lượng khách du lịch nội địa đang ngày càng tăng với năm 2015 được 57000 lượt khách, tăng 48% so với năm 2014. Tuy nhiên khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2015 là gần 8 triệu lượt cho thấy sự chênh lệch không nhỏ giữa khách du lịch trong và ngồi nước. Vì vậy mà hầu như các hãng du lịch Việt Nam chủ yếu tập trung phát triển thị trường, khách hàng quốc tế mà không đặt trọng tâm vào thị trường nội địa.
Việt Nam là một quốc gia có lịch sử lâu đời, có đặc trưng của nền văn hóa Á Đơng vì vậy mà hệ thống pháp luật và các chính sách của nước ta có khác biệt lớn so với các quốc gia phương Tây, các đất nước theo đạo Hồi.
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HỒN THIỆN HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THƠNG THƯƠNG HIỆU CÔNG TY TNHH VIETNAM TOUR
3.1 Dự báo các thay đổi, triển vọng của các yếu tố môi trường, thị trường vàphương hướng hoạt động của Công ty TNHH Vietnam tour