1.1 .1Khái quát chung về thương hiệu
3.1 Dự báo các thay đổi, triển vọng của các yếu tố môi trường, thị trường và
3.1.1 Dự báo các thay đổi, triển vọng của các yếu tố môi trường và thị trường
- Nhu cầu của khách hàng:
Nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu của con người cũng ngành càng tăng đặc biệt là nhu cầu về đời sống tinh thần. Hiện nay, nhu cầu về du lịch đang ngày càng tăng đặc biệt là với những quốc gia phát triển , người dân có mức sống cao như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật,… đây là thị trường tiềm năng cho nhiều công ty muốn kinh doanh dịch vụ du lịch hiện nay.
Ngồi ra việc khí hậu trái đất đang dần nóng lên, hiệu ứng nhà kính diễn ra mạnh mẽ, nhiều quốc gia bị ơ nhiễm khơng khí, nguồn nước nghiêm trọng thì nhu cầu về du lịch thiên nhiên càng được phát triển. Mà Việt Nam nổi tiếng là đất nước với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, nhiều khu du lịch còn giữ được nét đẹp hoang sơ nổi bật như Vùng Tây Bắc Việt Nam, Hang Sơn Đoòng,…đang rất thu hút khách du lịch khắp nơi trên thế giới. Có thể thấy đây là cơ hội để các doanh nghiệp du lịch Việt Nam phát triển, mang hình ảnh đất nước đến gần hơn với bạn bè quốc tế
- Hoạt động của đối thủ cạnh tranh:
Là một công ty du lịch có quy mơ tương đối nhỏ, Vietnam Tour ln phải đối mặt với những đối thủ cạnh tranh lớn mạnh trên thị trường như Tổng Cơng ty du lịch Sài Gịn-TNHH một thành viên( Saigontourrist), Công ty TNHH một thành viên Du lịch & Tiếp thị GTVT Việt Nam (Vietravel), Công ty Du lịch quốc tế Ngôi Sao Mới (Newstar Tour),..đây là những cơng ty du lịch lớn trong nước và có q trình xây dựng và phát triển lâu dài. Điển hình là Saigontourist một trong những cơng ty du lịch uy tín ở Việt Nam, là một thương hiệu mạnh cung cấp nhiều dịch vụ du lịch khác nhau, ngồi ra Saigontourist cịn kinh doanh ở mảng nhà hàng, khách sạn nên dịch vụ đi kèm của công ty rất đa dạng, dễ dàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Như vậy để có thể đối mặt với những đối thủ cạnh tranh, giữ vững thị trường hiện tại và phát triển hoạt động
kinh doanh của mình Vietnam Tour cần có nhiều cố gắng hơn nữa trên thị trường du lịch đầy tiềm năng này.
- Những biến động của nền kinh tế:
Từ cuộc khủng hoảng kinh kế năm 2008, kinh tế Việt Nam đã gặp phải nhiều biến động lớn, nhiều doanh nghiệp nhỏ phá sản, các doanh nghiệp lớn khó khăn để có thể giữ vứng và phát triển thị trường. Những năm sau khủng hoảng thì tình hình lạm phát diễn ra mạnh khó kiểm sốt gây ảnh hưởng lớn tới nhiều doanh nghiệp và tác động không nhỏ tới nhu cầu của người tiêu dùng.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2015 ước tính tăng 6,68% so với năm 2014, cao hơn mục tiêu 6,2% đề ra và cao hơn mức tăng của các năm từ 2011-2014, cho thấy nền kinh tế phục hồi rõ nét. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển.
- Những biến động của thị trường du lịch những năm gần đây:
Thị trường du lịch trong nước đang có nhiều biến chuyển lớn, lượng khách du lịch hàng năm tăng mạnh tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp lữ hành.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch, năm 2015 tổng lượt khách du lịch nội địa là 57 000 người tăng 48% so với năm 2014. Có thể thấy thị trường du lịch trong nước đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, mang lại triển vọng cho việc phát triển du lịch nội địa. Số lượng khách du lịch quốc tế hàng năm lớn, năm 2015 là 7.943.651 lượt người tăng 0,9% so với cùng kỳ năm ngối. Với lượng khách du lịch quốc tế ln tăng trưởng như hiện nay cho thấy thị trường du lịch đang là thị trường tiềm năng, nếu biết khai thác sẽ mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp lữ hành. Tuy nhiên bên cạnh đó thì các doanh nghiệp du lịch cũng sẽ gặp khơng ít khó khăn bởi thị trường tiềm năng cũng đồng nghĩa với mức cạnh tranh cũng rất cao.
- Những thay đổi của Pháp luật, chính sách nhà nước:
Năm 2007, sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức kinh tế thế giới-WTO , kinh tế Việt Nam bắt đầu có nhiều cải cách, mở cửa hơn với các doanh nghiệp nước ngoài, đã mang lại nhiều cơ hội phát triển cho doanh nghiệp nước nhà
Năm 2015 nhiều bộ luật được chỉnh sửa như Luật du lịch, Luật doanh nghiệp, Luật Thương mại,... mang lại một số thuận lợi cho các doanh nghiệp
3.1.2 Phương hướng hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Vietnam Tour trong năm 2016
Năm 2016, trong phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty thì mở rộng kinh doanh, phát triển thị trường là một trong những phương hướng đi đầu trong mục tiêu đề ra của công ty
Vietnam Tour tiếp tục duy trì các chính sách, ưu đãi hợp lý với khách hàng, khơng ngừng tìm kiếm khách hàng mới mà khách hàng mục tiêu là khách quốc tế.
Công ty tiếp tục hồn thiện các chương trình du lịch đã có và tìm cách phát triển, mở rộng thêm các chương trình, dịch vụ du lịch mới nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
3.1.3 Phương hướng hoạt động truyền thông thương hiệu của Công ty TNHHVietnam Tour trong năm 2016 Vietnam Tour trong năm 2016
Ngành kinh doanh dịch vụ du lịch là ngành có thị trường rộng lớn, khách hàng có thể từ bất kỳ một quốc gia nào, việc sử dụng các dịch vụ du lịch cũng không lặp lại thường xuyên như cách ngành công nghiệp khác như tiêu dùng hay thực phẩm, vì vậy mà hoạt động truyền thơng là khơng thể thiếu để có thể tìm kiếm khách hàng và giúp khách hàng ghi nhớ thương hiệu của công ty.
Do vậy phương hướng cho hoạt động truyền thông thương hiệu của Vietnam Tour là tiếp tục hoạt động trên các trên các kênh truyền thơng đã có và đặc biệt tập trung vào quảng cáo trên Internet và tham gia các hội chợ du lịch quốc tế nhằm tìm kiếm khách hàng mới.
3.2 Đề xuất giải pháp hồn thiện hoạt động truyền thơng thương hiệu của Công ty TNHH Vietnam Tour
3.2.1 Xác định lại đối tượng nhận tin mục tiêu của công ty
Đối tượng nhận tin mục tiêu có thể là khách hàng đã sử dụng dịch vụ của công ty, khách hàng hiện tại , khách hàng tiềm năng. Hiện nay đối tượng nhận tin của Vietnam Tour chủ yếu là nhóm đối tượng khách hàng hiện tại, khách hàng thân thiết của công ty.
Hiện nay do tính chất của thị trường, nhu cầu con người ngày càng cao và dễ thay đổi, chứa đựng rất nhiều khách hàng tiềm năng, vì vậy Vietnam Tour cần phải xác định rõ ràng hơn nữa đối tượng nhận tin của mình nhằm truyền tải thơng điệp
truyền thơng một cách hiệu quả nhất. Hoạt động này địi hỏi phải có sự chính xác bởi nó là hoạt động đầu tiên trong q trình truyền thơng là hoạt động quyết định sự thành bại của cả q trình. Cơng ty cần có sự nghiên cứu, phân tích các yếu tố liên quan, thu thập các thông tin cần thiết nhằm đưa ra các quyết định đúng đắn nhất trong việc xác định đối tượng nhận tin.
Công chúng mục tiêu của doanh nghiệp rất đa dạng và khác biệt nhiều về ngôn ngữ, tôn giáo, sắc tộc, văn hóa,… Cho nên cần có sự phân chia rõ ràng theo những tiêu chí mà cơng ty xác định để có được những chương trình truyền thơng phù hợp nhất.
Xác định đối tượng nhận tin mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp phân đoạn thị trường một cách hợp lý từ đó có thể lựa chọn các đoạn thị trường mục tiêu. Do là doanh nghiệp kinh doanh các dịch vụ du lịch , lữ hành nên thị trường của Vietnam Tour rất lớn, việc xác định thị trường mục tiêu cũng như phân đoạn thị trường địi hỏi doanh nghiệp phải có hiểu biết nhất định về nên văn hóa của các quốc gia bản địa, cũng như địi hỏi trình độ ngoại ngữ cao. Cơng ty nên có những nghiên cứu về thị trường, về từng đối tượng khách hàng một cách kỹ lưỡng, xây dựng hệ thống thông tin marketing ngay từ khi bắt đầu thực hiện các hoạt động truyền thông.
Việc xác định đối tượng nhận tin là công việc phải được thực hiện đầu tiên trong hoạt động truyền thơng do vậy địi hỏi tính chính xác cao. Nếu truyền thơng sai đối tượng sẽ khơng mang lại hiệu quả cho công ty và gây ra các thiêt hại khơng đáng có.
3.2.2 Điều chỉnh, bổ sung mục tiêu truyền thông thương hiệu
Với một thị trường mà sự cạnh tranh đang diễn ra gay gắt như thị trường du lịch hiện nay, thì việc đưa ra mục tiêu truyền thơng phù hợp và kích thích sự nhận biết của khách hàng về thương hiệu là một điều khơng hề dễ dàng, và cịn khó khăn hơn khi thương hiệu của cơng ty vẫn cịn chưa có vị trí thật sự vững chắc trên thị trường.
Mục tiêu truyền thông phải gắn với mục tiêu marketing, phù hợp với phương hướng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và phải đáp ứng các yêu cầu cần có khi xác định mục tiêu đó là các u cầu về tính cụ thể, mục tiêu doanh nghiệp đề ra phải được cụ thể hóa khơng chung chung; có tham vọng để thúc đẩy tinh thần và tạo ra thử thách cho doanh nghiệp; có tính khả thi đó là mục tiêu đề ra phải có khả năng thực hiện được; có khả năng đo lường được giúp doanh nghiệp có thể đánh giá được hiệu quả việc thực hiện mục tiêu đó.
3.2.3 Thiết kế, hồn thiện lại thơng điệp truyền thơng thương hiệu
Để có thể tiếp cận dễ dàng nhóm khách hàng mục tiêu mà cơng ty muốn nhắm đến thì cơng ty cần phải đưa ra thơng điệp truyền thơng sao cho phù hợp và có tác động mạnh đến tâm trí khách hàng, khuyến khích khách hàng mua và sử dụng những dịch vụ của công ty.
Thơng điệp trong mỗi chương trình truyền thơng cần phải có thính thống nhất về nội dung, hồn chỉnh về hình thức và kết cấu. Một thông điệp truyền thông tốt sẽ mang lại thu hút cho người đọc, kích thích hành vi mua của họ. Thơng điệp ơphair đáp ứng được nhu cầu của đối tượn nhận tin, nêu rõ được những điểm nổi bật, hấp dẫn nhất của sản phẩm, dịch vụ mà công ty cung cấp. Thông điệp cần phải xuất phát từ việc nghiên cứu thị trường, phân tích thơng tin kỹ lưỡng, phải chọn đúng thị trường và đúng chủ đề phù hợp.
Khi thiết kế thông điệp truyền thông Vietnam Tour cần chú ý đến:
Nội dung thơng điệp: cần phải ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, dễ nhe, dễ nhớ và đặc
biệt cần nhấn mạnh đến những lợi ích ma người nhận tin sẽ nhận được khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty. Nội dung thơng điệp nên bao hàm cả yếu tố tình cảm và các đặc điểm nổi trội của sản phẩm, dịch vụ mà công ty cung cấp nhằm tạo cho khách hàng sự tin tưởng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty.
Cấu trúc thông điệp: Cấu trúc thông điệp cần được thiết kế hợp lý, tạo sự hấp
dẫn, dẫn dắt tâm lý khán thính giả, để cho cơng chúng nhận tin muốn nghe, muốn xem thông điệp truyền thông của doanh nghiệp.
Hình thức thơng điệp: hình thức thơng điệp có thể là yếu tố phụ khí thiết kế một
thơng điệp truyền thơng nhưng nó cũng khơng kém phần quan trọng. Hình thức của thơng điệp nếu khơng được đảm bảo sẽ làm giảm sự lôi cuốn và mong muốn tiếp xúc thơng điệp của đối tượng khán thính giả. Vì thế hình thức thơng điệp cần được thể hiện một cách sàng tạo, thu hút tạo ấn tượng tốt đẹp trong tâm trí khách hàng. Tùy thoe từng phuong tiện truyền thơng khác nhau mà doanh nghiệp nên có cách truyền tải thơng điệp phù hợp, dễ dàng tiếp cận và tạo dấu ấn riêng với khách hàng.
3.2.4 Lựa chọn và phối hợp các công cụ truyền thông thương hiệu
Lựa chọn công cụ truyền thông là công việc hết sức quan trọng, quyết định đến sự thành cơng của q trình truyền thơng. Việc sử dụng cồn cụ truyền thơng cần có sự kết hợp hợp lý, đồng bộ nhằm mang lại hiệu quả truyền thông cao nhất.
Với từng chiến lược truyền thông khác nhau, cơng ty cần có sự lựa chọn cơng cụ cho phù hợp. Để có thể tiếp cận thêm nhiều tập khách hàng mới cơng ty cần có sự cân bằng trong việc sử dụng các công cụ truyền thông, không nên chỉ sử dụng một công cụ duy nhất. Công ty cũng nên tùy thuộc vào đối tượng nhận tin, thông điệp truyền thông, nguồn ngân sách cho phép để có thể lựa chọn cơng cụ truyền thông phù hợp nhất.
Vietnam Tour cần kết hợp các công cụ truyền thông lại với nhau để đạt hiệu quả truyền thông cao hơn. Tùy vào từng thời điểm kinh doanh, gắn truyền thông với từng dịch vụ sản phẩm cụ thể để lựa chọn công cụ truyền thông phù hợp nhất. Vào thời kỳ cao điểm của mùa du lịch cơng ty có thể kết hợp truyền thơng trên mạng xã hội cùng với việc đăng bài lên tạp chí du lịch để thu hút khách hàng tốt hơn. Hiện tại công ty chủ yếu sử dụng phương thức truyền thông quảng cáo qua internet và tham gia hội chợ. Tuy nhiên với thị trường cạnh tranh như hiện nay thì cơng ty nên sử dụng thêm một số công cụ truyền thông khác như quảng cáo trên báo điện tử, tạp chí, truyền hình, ngồi trời,… đế phát triển thương hiệu cũng như củng cố chỗ đúng trên thị trường.
3.2.5 Phân bổ ngân sách cho hoạt động truyền thông
Vietnam Tour cần thực hiện phân bổ hợp lý nguồn ngân sách cho các phương tiện truyền thông khác nhau. Hoạt động phân bổ ngân sách cần dựa trên quy mơ, tiềm lực tài chính của doanh nghiệp và phụ thuộc vào mục tiêu truyền thông, đặc điểm của đối tượng nhận tin, đặc điểm các phương tiện truyền thông,…
Phân bổ ngân sách truyền thông cần phải dựa trên các phương pháp phân bổ hợp lý nhất với những đặc điểm của doanh nghiệp. Công ty cũng cần phải xác định được công cụ truyền thông nào dễ dàng tiếp cận khách hàng mục tiêu nhất để có kế hoạch xây dựng ngân sách phù hợp.
3.2.6 Đánh giá việc thực hiện hoạt động truyền thông
Đánh giá kết quả hoạt động truyền thơng là bước cuối cùng trong q trình truyền thơng của doanh nghiệp. Khi đánh giá hiệu quả của một chương trình truyền thơng thương hiệu doanh nghiệp cần quan tâm đến các yếu tố sau:
- Mức độ nhận biết thương hiệu
- Mức độ nhận biết của chiến dịch truyền thông - Mức độ nhớ và hiểu về thông điệp truyền thông
- Sự tác động của chiến dịch về nhận thức và tình cảm đối với thương hiệu - Sự tác động của hoạt động truyền thông đến hành vi của khán giả mục tiêu - Ý kiến đóng góp của khán giả về cách chuyển tải thơng điệp.
Việc đánh giá hiệu quả truyền thông sẽ giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí và gia tăng hiệu quả truyền thông thông qua việc điều chỉnh về nội dung truyền thơng, hình thức chuyển tải thông điệp hoặc thay đổi chiến lược sử dụng các phương tiện truyền thông.
3.2.7 Một số giải pháp khác nhằm hồn thiện hoạt động truyền thơng của Công ty TNHH Vietnam Tour
3.2.7.1 Hoàn thiện và đồng bộ hệ thống nhận diện thương hiệu
Hệ thống nhận diện thương hiệu là tập hợp của các thành tố thương hiệu và sự thể hiện của chúng trên các phương tiện và môi trường khác nhau. Hệ thống nhận diện thương hiệu là tất cả những gì mà người tiêu dùng và cơng chúng có thể nhận biết và phân biệt về một thương hiệu. Vì vậy mà việc hồn thiện và đồng bộ hệ thống nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp sẽ góp phần giúp cho hoạt động truyền thông diễn ra một cách thuận lợi và đạt hiệu quả cao hơn. Ngoài ra hệ thống nhận diện thương hiệu có sự đồng bộ cao, nhất là sự đồng bộ, gắn kết giữa các thương hiệu con sẽ góp