2.2 .Nội dung nghiên cứu về đánh giá thực hiện công việc tại doanh nghiệp
3.3 Kết quả nghiên cứu về đánh giá thực hiện công việc tại FPT Telecom
3.3.1 Thực trạng xây dựng kế hoạch đánh giá thực hiện công việc tại FPT Telecom
NLĐ và quản lý khá gần gũi. Mối quan hệ bị chi phối nhiều bởi tình cảm sẽ dẫn đến những lỗi trong đánh giá như lỗi thành kiến, lỗi chủ quan, xu hướng bình quân,...
Trong một doanh nghiệp với hệ thống văn hóa mở sẽ hạn chế được sự ảnh hưởng của thâm niên, thay vì người càng có thâm niên cao thì lời nói sẽ có trọng lượng và tơn trọng thì người làm việc với năng suất hiệu quả nhất. Do vậy q trình đánh giá thực hiện cơng việc trên lý thuyết là mọi người có thể thẳng thắn chia sẻ và nhìn vào những mặt hạn chế cịn tồn tại.
3.3 Kết quả nghiên cứu về đánh giá thực hiện công việc tại FPT Telecom
3.3.1 Thực trạng xây dựng kế hoạch đánh giá thực hiện công việc tại FPTTelecom Telecom
3.3.1.1 Xác định mục tiêu đánh giá thực hiện công việc
Mục tiêu đánh giá thực hiện công việc tại FPT Telecom là: “Luôn tập trung và coi trọng đánh giá thực hiện công việc, kết quả của đánh giá thực hiện công việc là nguồn thơng tin cực quan trọng giúp chúng ta biết mình mạnh ở đâu, yếu ở điểm nào và cần phải thay đổi những gì để hồn thiện hơn.”
Đánh giá thực hiện cơng việc nhằm đánh giá hiệu quả cơng việc, nhìn nhận ra những hạn chế còn gặp phải và cơ hội thăng tiến cho người lao động. Kết quả của việc
đánh giá luôn được công ty theo dõi, sử dụng để thực hiện vào các chính sách quản trị nhân lực như thuyên chuyển, đào tạo, phát triển và đáp ứng mong muốn của NLĐ.
Sử dụng kết quả đánh giá thực hiện công việc để phân loại lao động, nâng lương, khen thưởng, xét danh hiệu cho các cá nhân NLĐ.
3.3.1.2 Xác định chu kì ĐGTHCV tại cơng ty
Đối với vị trí nhân viên kinh doanh tại cơng ty hiện có các chu kì đánh giá: + 01 ngày: quản lý trực tiếp đánh giá.
+ 01 tháng: quản lý trực tiếp đánh giá.
+ 01 quý: quản lý trực tiếp đánh giá và ban Giám đốc trung tâm đánh giá. + 01 năm: quản lý trực tiếp và ban Giám đốc trung tâm đánh giá.
Do tính chất của cơng việc có sự biến động liên tục và chịu áp lực chỉ tiêu là những con số nên chu kì đánh giá thực hiện cơng việc đang diễn ra rất liên tục và có chu kì ngắn.
Trong phiếu khảo sát tác giả có đề ra câu hỏi “Theo anh/chị thời gian trung bình cho mỗi lần đánh giá nhân viên bao lâu là hợp lý?” tác giả có thu được phản hồi như sau:
Biểu đồ 3.2: Kết quả khảo sát về mong muốn của nhân viên kinh doanh về chu kì đánh giá
(Nguồn: Phiếu điều tra tại công ty của tác giả)
Đây là một con số rất thực tế. Đối với nhân viên kinh doanh phải chịu áp lực rất lớn từ việc hoàn thiện số lượng hợp đồng internet và truyền hình FPT nên muốn thời gian đánh giá kéo dài là hợp lý.
3.3.1.3 Phương pháp đánh giá thực hiện công việc
Tại công ty đang sử dụng hai phương pháp chính là: Phương pháp nhật kí ghi chép và phương pháp đánh giá 3600.
*Phương pháp nhật kí ghi chép: Đây là phương pháp được sử dụng bởi các quản lý trực tiếp và áp dụng cho các chu kì ngày, chu kì tháng.
Các đối tượng sử dụng phương pháp đánh giá này này là Trưởng nhóm kinh doanh, Trưởng phịng kinh doanh. Trong quá trình thực tập, tác giả may mắn được chia sẻ một chút thông tin về các tiêu chí đánh giá nhân viên theo ngày như sau:
Bảng 3.3: Nội dung ghi chép, theo dõi nhân viên
(Nguồn: Trưởng phòng kinh doanh 2 tại Xã Đàn, Hà Nội) *Phương pháp đánh giá 3600: Đây là phương pháp được các quản lý cấp cao sử
dụng và áp dụng cho chu kì q và chu kì năm.
Ví dụ: Khi đánh giá một nhân viên kinh doanh A cụ thể, Giám đốc Trung tâm sẽ đánh giá trực tiếp nhân viên đó thơng qua một buổi phỏng vấn, bên cạnh đó Giám đốc sẽ đánh giá thông qua quản lý trực tiếp bao gồm Trưởng phịng, Trưởng nhóm và đồng nghiệp của nhân viên đó.
3.3.1.4 Tiêu chí đánh giá
Hệ thống tiêu chí đánh giá thực hiện cơng việc của NVKD được FPT Telecom xây dựng gồm các tiêu chí sau:
+ Giờ đi làm: Thời gian làm việc buổi sáng bắt đầu từ 8h00 đến 17h30 chiều. Tuy nhiên, cơng ty cung cấp dịch vụ nên NVKD có thể phải làm việc như gặp khách hàng, trao đổi điện thoại ngoài khung giờ làm việc trên.
+ Số ngày đi làm trong một tháng: Một tuần NVKD sẽ làm việc 6 ngày và được nghỉ ngày chủ nhật (NVKD có thể đi làm chủ nhật).
+ Số lượng hợp đồng internet và hợp đồng truyền hình FPT trong ngày + Số lượng hợp đồng internet và hợp đồng truyền hình trong tháng
+ Số lượng khách hàng hủy hợp đồng trong tháng + Số khách hàng tăng mới trong tháng
Tiêu chí đánh giá cho nhân viên kinh doanh của FPT Telecom chủ yếu tập chung toàn bộ vào số lượng hợp đồng thu được. Đây cũng chính là áp lực lớn nhất đối với đội ngũ nhân viên kinh doanh. Hiện nay, tại FPT Telecom để có thế đạt được tiêu chí đánh giá hàng tháng của quản lý đã có rất nhiều tình trạng xấu xảy ra như:
+ Vì cần đủ doanh số cho tháng nên đã thuê, nhờ vả người thân quen tạo dựng hợp đồng và tháng sau chấm dứt. (kí kết loại hợp đồng theo tháng)
+ Sử dụng tiền cá nhân và những cam kết ngồi quy định của cơng ty để khách hàng ký hợp đồng.
+ Diễn ra tình trạng mua bán hợp đồng với giá cao ngất ngưởng giữa các đồng nghiệp.
Những hành vi nêu trên đều tác động trực tiếp đến văn hóa, đến hình ảnh của tổ chức. Như vậy, việc phân tích cơng việc không được chú trọng dẫn đến không xây dựng được đầy đủ các tiêu chí đánh giá cho NLĐ dẫn đến việc đánh giá thiếu xót, phiến diện đối với cơng việc họ đang thực hiện.
Khi được hỏi: “Theo anh/chị công tác đánh giá thực hiện công việc ở công ty được đánh giá ở mức mấy?” thì tác giả thu được kết quả phản hồi như sau:
Bảng 3.4: Bảng tổng hợp kết quả phiếu trả lời câu hỏi “Theo anh/chị công tác đánh giá thực hiện công việc ở công ty được đánh giá ở mức mấy?”
Thông qua phiếu Trao đổi trực tiếp
Số người Tỷ lệ Số người Tỷ lệ Rất khơng hài lịng 0 0 0 0 Khơng hài lịng 8 22% 0 0 Khơng ý kiến 10 28% 1 20% Hài lịng 10 28% 4 80% Rất hài lòng 8 22% 0 0 Tổng 36 100% 5 100%
(Nguồn: Phiếu điều tra tại công ty của tác giả)
Như vậy 22% số NVKD được khảo sát cho rằng tiêu chí đánh giá cơng việc đang là khơng phù hợp. Ngồi việc đánh giá công việc thông qua số lượng hợp đồng cần bổ sung thêm các tiêu chí: sự hài lịng của khách hàng, sự nhiệt tình của nhân viên,...
3.3.1.5 Đối tượng đánh giá
Theo quy định của công ty, người đánh giá sẽ là quản lý trực tiếp của họ. Trưởng nhóm kinh doanh sẽ đánh giá thành viên của nhóm, Trưởng phịng kinh doanh đánh giá tồn bộ nhân viên kinh doanh của phịng. Kết quả đánh giá sẽ được phòng tổng hợp gửi lên Ban giám đốc Trung tâm.
Hệ thống mạng lưới của FPT Telecom rất lớn trải khắp 58 tỉnh thành trên cả nước. Với hình thức sử dụng đối tượng đánh giá trực tiếp như vậy được coi là biện pháp tối ưu nhất.
Bảng 3.5: Danh sách những cán bộ quản lí tiến hành ĐGTHCV cho NVKD tại trung tâm kinh doanh 13 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội.
STT Họ và Tên Chức vụ
1 Nguyễn Thị Huyền Giám đốc trung tâm
2 Lê Văn Tiến Trưởng phòng kinh doanh 1 3 Nguyễn Tiến Nam Trưởng phòng kinh doanh 2
(Nguồn: Bộ phận hỗ trợ kinh doanh tại trung tâm 13 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội)