Những kiến nghị đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu Ứng dụng e marketing nâng cao hiệu quả dịch vụ chăm sóc khách hàng (Trang 56 - 60)

Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Vì thế mọi chủ thể hoạt động sản xuất kinh doanh trên nền kinh tế đều tuân theo quy luật kinh tế thị trường. Điều này có nghĩa là các chủ thể kinh tế sẽ phải chịu đựng áp lực cạnh tranh rất khốc liệt. Dịch vụ chăm sóc khách hàng là một cơng cụ hết sức hữu hiệu để tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Với tư cách là người điều hướng của nền kinh tế, Chính phủ cần tạo lập được một mơi trường pháp lý ổn định và đồng bộ, đảm bảo cho các doanh nghiệp kinh doanh bình đẳng trước pháp luật, có điều kiện cạnh tranh trong môi trường lành mạnh.  Đẩy mạnh triển khai các văn bản pháp luật về thương mại điện tử Thương mại điện tử là lĩnh vực còn mới mẻ và dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến. Để các văn bản quy phạm pháp luật về Thương mại điện tử thực sự đi vào cuộc sống, tạo ra môi trường quản lý và hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước cần nỗ lực hơn nữa trong việc triển khai thực hiện các văn bản pháp luật đã ban hành. Trong triển khai cần chú trọng tới hoạt động hướng dẫn, phổ biến nội dung của các văn bản pháp luật để các doanh nghiệp hiểu và thực hiện đúng các quy định đã ban hành, xem đây là một khâu then chốt giúp

 Hỗ trợ mạnh mẽ các doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử Hoạt động sản xuất - kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau có những đặc điểm khác nhau. Để nâng cao chất lượng của hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, trong thời gian tới Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin cần phối hợp chặt chẽ hơn với các Hiệp hội và cơ quan quản lý nhà nước về thương mại điện tử tại địa phương (Sở Công Thương) để xây dựng và triển khai các hoạt động hỗ trợ cho doanh nghiệp hoạt động trong từng lĩnh vực kinh doanh cụ thể.

 Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, đào tạo chính quy thương mại điện tử

Từ năm 2006 đến nay, hoạt động tuyên truyền phổ biến về thương mại điện tử đã được các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan thông tin đại chúng và nhiều doanh nghiệp quan tâm thúc đẩy nên đã có sự phát triển khá mạnh mẽ. Đến nay, nhận thức của doanh nghiệp và người tiêu dùng về lợi ích của thương mại điện tử đã có chuyển biến rõ rệt. Trong giai đoạn 2009 - 2010, hoạt động tuyên truyền phổ biến cần tập trung vào một số vấn đề đang được nhận định là các trở ngại lớn đối với việc tham gia thương mại điện tử của doanh nghiệp và người tiêu dùng như vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân, thúc đẩy hình thành thói quen mua sắm trên mạng, sử dụng thẻ thanh toán,… Đặc biệt, cần sớm triển khai hoạt động cấp chứng nhận website thương mại điện tử uy tín. Trong thời gian tới cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các cơ quan quản lý nhà nước liên quan là Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Công Thương trong việc dự báo nhu cầu nguồn nhân lực cũng như đánh giá lại chất lượng đào tạo hiện nay để có những biện pháp thúc đẩy hoạt động đào tạo thương mại điện tử đi vào chiều sâu, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với nguồn nhân lực có trình độ chun mơn cao. Các trường đại học, cao đẳng và

cộng đồng doanh nghiệp cần chủ động xây dựng mối quan hệ hữu cơ liên quan đến cung cầu nhân lực về thương mại điện tử.

 Tăng cường hợp tác quốc tế về thương mại điện tử

Từ năm 2006 đến nay, Việt Nam đã chủ động từng bước tham gia vào các hoạt động hợp tác về thương mại điện tử trong các diễn đàn đa phương như APEC, UNCITRAL, UN/CEFACT, UNCTAD,… và song phương với các quốc gia, vùng lãnh thổ như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan,... Trong giai đoạn 2009 - 2010 Việt Nam cần tăng cường hơn nữa việc tham gia vào hoạt động của các tổ chức hợp tác quốc tế đa phương, trong đó tập trung vào APEC, UNCITRAL, WTO để hỗ trợ việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về thương mại điện tử, thực hiện tốt, có hiệu quả các cam kết quốc tế về thương mại điện tử mà Việt Nam tham gia. Trong năm 2009, chủ động tham gia sâu vào Chương trình Bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thương mại điện tử của APEC, giúp các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận dần với thương mại điện tử quốc tế. Việc xây dựng, ban hành, phổ biến các tiêu chuẩn, quy chuẩn về trao đổi dữ liệu điện tử trong nước hài hồ với tiêu chuẩn quốc tế đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển thương mại điện tử nước ta thời gian tới. Do đó Việt Nam cần tham gia tích cực vào hoạt động của Tổ chức hỗ trợ thương mại và thương mại điện tử của Liên Hợp quốc (UN/CEFACT). Hợp tác song phương với các quốc gia tiên tiến về thương mại điện tử và có quan hệ thương mại đầu tư lớn với Việt Nam như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc,… cũng cần được đẩy mạnh hơn nữa nhằm tìm kiếm các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí giao dịch, hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh kinh tế thế giới đang suy giảm hiện nay. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần đẩy mạnh việc thực hiện các cam kết về thương mại điện tử trong các hiệp định khu vực

mậu dịch tự do, trước mắt là triển khai việc công nhận lẫn nhau về chứng nhận xuất xứ điện tử với Hàn Quốc trong khuôn khổ AKFTA.

KẾT LUẬN

Trong những năm hoạt động vừa qua, công ty CP đầu tư và phát triển công nghệ Thời Đại Mới đã gặt hái được khơng ít thành cơng và đang trên đà ngày càng phát triển vững mạnh. Để có được những thành tích đó là sự cố gắng, nỗ lực rất nhiều của toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường đang diễn ra hết sức khốc liệt, công ty cần phải phát huy tối đa năng lực cũng như lợi thế cạnh tranh của mình để duy trì và đứng vững trên thị trường.

Khó khăn cho cơng ty là việc phải kết hợp hoạt động giữa các bộ phận trong công ty, từ bộ phận R&D, marketing, bán hàng cho đến bộ phận chăm sóc khách hàng nhằm xây dựng các chiến lược phù hợp. Việc ứng dụng e-marketing vào dịch vụ chăm sóc khách hàng đang là vấn đề mang tính chiến lược, có ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của công ty trong điều kiện hội nhập kinh tế hiên nay.

Luận văn đã chỉ ra được một số tồn tại, hạn chế trong dịch vụ chăm sóc khách hàng của cơng ty hiện nay. Từ đó tìm ra ngun nhân và đưa ra các đề xuất ứng dụng e-marketing nhằm nâng cao hiệu quả dịch vụ chăm sóc khách hàng. Ngồi ra, đề tài cịn đưa ra một số kiến nghị với công ty và với Nhà nước trong việc giải quyết những khó khăn, vướng mắc mà lĩnh vực kinh doanh cịn vấp phải.

Tuy nhiên, do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên đề tài này khơng tránh khỏi có những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cơ giáo để luận văn có thể được hoàn thiện và nâng cao hơn nữa.

Một phần của tài liệu Ứng dụng e marketing nâng cao hiệu quả dịch vụ chăm sóc khách hàng (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)