1.2. Chẩn đoán ngộ độc
Ngộ độc là loại bệnh xảy ra hàng loạt với một lượng lớn súc vật. Vì vậy việc chẩn đốn sớm và chính xác là bước rất quan trọng để phòng và điều trị ngộ độc có hiệu quả. Chẩn đốn ngộ độc bao gồm các bước sau:
a. Thu thập thông tin về nguyên nhân và điều kiện gây ngộ độc.
Vai trò của cán bộ thủy sản là tìm được nhiều thơng tin có thể sử dụng trong thực tế chẩn đốn. Qua hỏi trực tiếp những người chăn nuôi, chủ gia súc. Thu các thơng tin về lồi, số lượng súc vật bị ngộ độc, loại thức ăn cho gia súc ăn trước đó vài tuần và thời điểm xảy ra ngộ độc.
Ngộ độc thường xảy ra do khâu cho ăn, chăm sóc và sử dụng súc vật. Một trong
những nguyên nhân gây ngộ độc thường xuyên nhất đối với gia súc chăn thả là cây cỏ độc.
Đối với súc vật nuôi nhốt, ngồi các thực vật độc ra, súc vật cịn bị ngộ độc bởi thức ăn bị hỏng, ôi thiu, thức ăn nhiễm nấm mốc, vi khuẩn và độc tố của chúng.
Gia súc, gia cầm còn bị ngộ độc bởi các hóa chất BVTV, như các hợp chất clor hữu cơ, phosphor hữu cơ, một số hợp chất vô cơ như carbamid, muối ăn, sulfat đồng, calci và natri asenat, natri fluorid, phosphot kẽm... các chất hóa học là phân hữu cơ cũng có thể gây ngộ độc. Ngồi ra súc vật cịn bị ngộ độc bởi nọc độc khi bị động vật độc cắn (rắn, nhện, ong...).
Cần xác định xem có xảy ra sự phơi nhiễm với loại chất độc (độc tố) đã được biết đến
hoặc bị nghi ngờ không?
Hỏi chủ gia súc những thay đổi về địa điểm, nguồn thức ăn, việc sử dụng chất hố học (ví dụ: phun thuốc diệt cơn trùng, bón phân cho đồng cỏ, sử dụng
thuốc thủy sản điều trị cho súc vật) và những ứng dụng khác có thể gây ngộ độc,
nhiễm độc (bảng 2.1). Nếu cần thiết phải kiểm tra nơi ni nhốt súc vật.
Sự có mặt của một loại chất độc trong mơi trường hay thậm chí súc vật đã ăn phải chất độc đó chưa đủ để khẳng định được nguyên nhân gây ngộ độc. Đây mới chỉ là những gợi ý cho phương hướng điều tra tiếp theo, đó là: