rối loạn ý
thức, co cứng cơ, run cơ, co giật. Xét nghiệm độc chất tìm clo hữu cơ trong nước tiểu.
g. Điều trị:
Trong điều trị ngộ độc cần theo các nguyên tắc sau: Hạn chế chất độc tiếp tục hấp thu vào máu; Dùng các chất đối kháng; Điều trị bổ sung, tăng cường thể lực; Đề phòng kế phát các bệnh truyền nhiễm.
* Các biện pháp hạn chế hấp thụ:
- Khi phơi nhiễm chất độc qua da:
dùng natri
hydrocarbonat 5% để rửa. Chủ gia súc cần lưu ý tránh bị nhiễm độc.
-Khi phơi nhiễm chất độc qua đường hô hấp:
Đưa ngay bệnh súc ra khỏi khu vực nhiễm độc, đặt nơi thống gió.
- Khi phơi nhiễm chất độc qua đường tiêu hóa
Cho uống than hoạt để hấp phụ chất độc trong đường tiêu hóa. gây nơn ở lợn và chó. Rửa dạ dày nếu khơng gây nơn được và sau khi gây nôn, rửa đến khi nước trong. Ngựa và bị (nếu số lượng ít) rửa dạ dày. Có thể dùng các loại dầu có nguồn gốc khống vật (Paraffinum liquidum) để đẩy phần than hoạt đã hấp phụ chất độc ra ngoài. Nếu gia súc ỉa chảy thì khơng dùng dầu parafin. Có thể cho uống natri hydrocarbonat 5% vì phần lớn các phospho hữu cơ bị giảm độc tính khi tác dụng với chất kiềm. Chất độc vào mắt rửa bằng natri hydrocarbonat 3%.
*Điều trị bằng các chất kháng độc
Atropin là thuốc chữa các triệu chứng muscarin, làm giảm các tình trạng: tăng tiết phế quản, nước bọt, mồ hôi, làm mất đau bụng, buồn nôn, nhịp chậm và làm giãn đồng tử. Liều dùng từ 0,5 - 1 mg/kg, tiêm nhắc lại sau 6 giờ, không dùng quá liều, sẽ gây độc. Khi tiêm nhắc lại chỉ nên tiêm dưới da hoặc tiêm bắp. An toàn nhất là tiêm tĩnh mạch 1/4 liều, chờ 15 phút để quan sát tác dụng, phần liều còn lại tiêm bắp hoặc tiêm dưới da. Theo dõi đồng tử mắt, khi đồng tử đã giãn trở lại mức bình thường thì ngừng tiêm atropin. Atropin khơng có tác dụng trên liệt cơ và suy hơ hấp ở bệnh súc ngộ độc nặng. Cần lưu ý là mạch nhanh, giãn đồng tử có thể là triệu chứng nicotin.
Khi gia súc bị ngộ độc hàng loạt, cần cấp cứu nhanh, tiêm bắp ở 2- 3 vị trí khác nhau, làm tâng tốc độ hấp thu atropin. Tác dụng của atropin có thể được tăng cường bằng cách dùng phối hợp với papaverin hydroclorid: 0,3 mg atropin sulfat + 4 mg papaverin hydroclorid cho 1 kg thể trọng.
Diphenhydramin dùng cho uống 4mg/kg, 3 lần/ngày chữa triệu chứng nicotin. Không
dùng phối hợp với atropin.
Pralidoxime là thuốc kháng độc đặc hiệu theo cơ chế trung hoà chất độc. Ngày nay đã tổng hợp được một số chất như oxime hoặc acide hydroxamine. Trong số chúng 2 - PAM (2 pyridine aldoxime methyl iodua hoặc clorua, là dẫn
chất của Pralidoxime) có tác dụng tốt. 2 - PAM sẽ gắn vững bền với PPHC, gắn
lỏng lẻo với ChE tạo thành phức hợp bộ 3, enzym tách ra để lại phần phosphoryl - oxime sẽ tiếp tục thuỷ phân để cho các sản phẩm thoái hoá của PPHC và axit phosphoric. Như vậy PAM đã khử phosphoryl và tái hoạt hố ChE. PAM cịn có tác dụng phịng độc bằng cách khử độc các phân tử PPHC còn lại trong máu.
ở người, PAM hiệu quả hơn khi được dùng trong 24 - 48h đầu, song nó vẫn có hiệu quả 4 - 6 ngày sau nhiễm độc, nhất là ở những bệnh nhân nhiễm độc nặng, do một số thuốc trừ sâu (parathion) làm men ChE chậm lão hoá (slow aging) . Liều lượng 2 - PAM - clorid dùng cho tiểu gia súc là 20 mg/kg thể trọng. Có tài liệu cho biết có thể dùng 25- 50 mg/kg thể trọng pha thành dung dịch 20% và truyền chậm tĩnh mạch (5 - 6 phút). Liều tối đa là 100 mg/kg thể trọng. Cho tiểu gia súc 20 - 50 mg/kg thể trọng, pha thành dung dịch 10% tiêm bắp hoặc tiêm chậm tĩnh mạch. LD50 của 2 - PAM - clorid ở thỏ là 95 mg/kg thể trọng, ở chó là 190 mg/kg thể trọng. Dùng quá liều sẽ gây ngộ độc. Triệu chứng: thở dốc, nôn, mất phản xạ, co giật.
Obidoximclorid (toxogonin) có tác dụng nhanh hơn 2 - PAM - clorid. Liều điều trị 2 - 8 mg/kg thể trọng. Liều tối đa là 20 mg/kg thể trọng. Pha thành dung dịch 25% tiêm tĩnh mạch. Nếu chưa hết triệu chứng độc thì sau 2 giờ tiêm nhắc lại. Quá liều toxogonin cũng gây độc và triệu chứng độc giống như 2 - PAM - clorid. Để giải độc khi bị ngộ độc alkylphosphat, ta dùng đồng thời 2 thứ atropin và oxim sẽ có hiệu quả tốt.
* Điều trị bổ sung