Ngộ độc alcaloid thường đi liền với các biến đổi bệnh lý như: khó thở, các

Một phần của tài liệu Giáo trình Độc chất học thủy vực (Nghề: Bệnh học thuỷ sản - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 31 - 33)

cấp các hợp chất phosphor, fluor).

- Chất độc da: gây tổn thương da như phosphor, clor, iod, các chất

photosensibiliti.

Cần lưu ý là sự phân chia trên đây chỉ mang tính chất tương đối. Chất độc trong các nhóm trên khơng phải lúc nào cũng gây ra những biến đổi như đã miêu tả. Đôi khi các chất độc gây ra những biến đổi bệnh lý rất đa dạng và với mức độ khác nhau ở các súc vật bị ngộ độc.

Biến đổi bệnh lý thường rõ nét trong các trường hợp ngộ độc mạn tính.

- Ngộ độc alcaloid thường đi liền với các biến đổi bệnh lý như: khó thở, các

cơ quan ứ

máu, xuất huyết. Khi mổ khám xác định động vật bị ngộ độc, có thể thấy mùi đặc trưng.

c. Các xét nghiệm cơ bản cần thiết

Các xét nghiệm cơ bản giúp phát hiện mức độ huỷ hoại đặc trưng đối với các cơ quan, tổ chức, góp phần xác định chất gây độc và định hướng trong điều trị. Các xét nghiệm này bao gồm:

* Các xét nghiệm máu: (1) Các chỉ tiêu sinh lý máu: Số lượng hồng cầu, bạch cầu, công thức bạch cầu. Tốc độ máu đông (prothrombin time- PT,

thrombopastin time - PTT); (2) Các chỉ tiêu sinh hóa máu: hoạt độ một số

enzym như SGOT, SGPT, choliesterase... Điện giải máu (canxi, magiê, kali,

natri). pH máu, độ kiềm dự trữ trong máu, độ thẩm thấu huyết tương (osmolality)...

* Các xét nghiệm nước tiểu: huyết niệu, bilirubin, hemoglobin, trụ

niệu và oxalat. Ngoài ra trong những điều kiện cho phép cần triển khai:

* Điện tâm đồ: trong ngộ độc những chất gây rối loạn nhịp tim như digitalis, quinidin,

ngộ độc củ ấu Tàu, trứng cóc, lá ngón...

* Chụp X quang phổi: ngộ độc các chất gây phù phổi, xẹp phổi.

* Các xét nghiệm độc chất

Phân tích chất độc bao gồm các xét nghiệm về: - Thực vật: xác định loại thực vật gây độc.

- Nấm: Xác định sự có mặt của nấm mốc gây độc và độc tố của chúng. - Vi khuẩn: Xác định sự có mặt của vi khuẩn gây độc và độc tố của chúng. - Phân tích hóa nghiệm: Xác định chất độc trong thức ăn, nước uống, trong

chất chứa

dạ dày, dạ cỏ, diều (gia cầm), dịch ruột, một số cơ quan nội tạng như gan, thận... - Sinh học: cho súc vật ăn những thức ăn nghi có nhiễm chất độc, xác định độ

gây độc

của thức ăn bằng một số phương pháp trong độc chất học.

Sự có mặt, hàm lượng của chất độc, độc tố hay dạng chuyển hố của nó trong các tổ

chức thường là dấu hiệu quan trọng nhất để xác định ngộ độc.

Để chẩn đoán ngộ độc, các phân tích hố nghiệm khơng nên sử dụng độc lập vì một số

lý do sau:

- Hàm lượng hoá chất độc phát hiện thấy trong mơ thường tương thích với tình trạng ngộ độc; tuy nhiên, một số hoá chất gây ngộ độc nhưng lại có mặt trong tổ chức ở hàm lượng rất thấp (dưới giới hạn kiểm tra).

- Một số chất hoá học (ví dụ như các hợp chất phospho hữu cơ) có thể gây ngộ độc mà không phát hiện thấy trong mô bằng các phương pháp phân tích thơng thường.

- Một số hố chất độc có thể tích luỹ với hàm lượng cao ở một số mơ nhất định mà khơng gây ngộ độc (ví dụ: hợp chất clo hữu cơ tích lũy trong mơ mỡ...).

- Sự kết hợp của chất độc với các tác nhân hoặc chất dinh dưỡng khác có thể làm giảm hoạt tính chất độc lưu giữ trong mơ (ví dụ như thuỷ ngân có thể kết

hợp với selen và protein tạo thành một phức hợp lưu trữ trong mô mà không gây độc).

* Các phương pháp xét nghiệm độc chất hiện nay bao gồm:

- Sắc ký lớp mỏng: chủ yếu định tính chất độc. có thể phát hiện hầu hết các chất gây độc thông thường như thuốc trừ sâu (PPHC, clo hữu cơ), thuốc diệt chuột, thuốc ngủ, các chất độc trong cây (alcaloid, glycosid)…

- Các máy quang phổ khối, sắc ký khí, sắc ký lỏng hiệu năng cao… có thể định lượng nồng độ chất độc, tuy nhiên chỉ một số phịng thí nghiệm hiện đại mới được trang bị những máy này.

a. Các nguyên tắc lấy mẫu kiểm tra ngộ độc

* Các mẫu bệnh phẩm: Khi lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm, cần lưu ý:

Một phần của tài liệu Giáo trình Độc chất học thủy vực (Nghề: Bệnh học thuỷ sản - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)