(nếu không
bị bệnh thận). Chú ý là khi đái nhiều có thể mất chất điện giải Na+, K+, Cl-...
- Một số chất độc có tính acid yếu thường đào thải nhanh trong môi trường kiềm (barbiturat) hoặc giảm tác dụng ở môi trường kiềm (phosphor hữu
cơ); thường đưa dung dịch kiềm vào cơ thể bệnh súc nhưng cần theo dõi pH của
máu khơng để vượt q 7,6 vì nếu kiềm q sẽ ức chế hô hấp. Một số chất độc giảm tác dụng trong môi trường acid nhưng trong lâm sàng giảm pH của máu dễ gây biến chứng nên ít áp dụng để điều trị.
- Trong nhân y dùng phương pháp lọc máu bằng thận nhân tạo. Phương pháp này nhanh hơn nhưng rất tốn kém.
.
Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày các bước chẩn đốn ngộ độc ở vật nuôi?
2. Các nguyên tắc lấy mẫu và bảo quản mẫu cho xét nghiệm chuẩn đoán ngộ độc?
CHƯƠNG III
HẤP THỤ, CHUYỂN HỐ, ĐÀO THẢI VÀ TÍCH TỤ ĐỘC CHẤT Ở THUỶ SINH VẬT VẬT
Nội dung chính của chương: Giới thiệu về nguyên nhân, độc tính, cơ chế gây độc cũng như những triệu chứng, bệnh tích điểu hình đặc trưng của từng kim loại nặng trên từng loại vật nuôi. Trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp phòng trị kịp thời, phù hợp với từng loại chất độc khi động vật bị ngộ độc kim loại nặng và các chất độc vơ cơ khác có lẫn trong mơi trường, thức ăn, nước uống hay dùng thuốc quá liều.
1. Đại cương
Chất độc vơ cơ có khá nhiều, trong số đó nhiều nguyên tố vô cơ là chất nguy hiểm, gây độc cho môi trường nhưng lại là các nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển bình thường của sinh vật trên trái đất: cây trồng, động vật nuôi nông nghiệp và cả con người.
Để thấy rõ mặt tích cực cũng như tiêu cực của các kim loại nặng, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng, đồng thời giảm bớt thiệt hại, Schwart đã dùng cụm từ "cửa sổ nồng độ - concentration window" để vạch ra giới hạn nhân tạo giữa 3 mức khác nhau.
- Mức vi lượng cần thiết nhằm duy trì, đảm bảo sự sống.
- Mức nhỏ hơn vi lượng cần thiết (thiếu hụt) gây các rối loạn chuyển hóa cho cơ thể.
- Mức cao hơn vi lượng cần thiết - nhiễm độc, gây tác dụng phụ.
Như chúng ta đã biết, ngay cả những nguyên tố rất độc như asen, chì, cadimi cũng địi hỏi một mức vi lượng cần để duy trì và phát triển cơ thể sống.
1.1. Nguyên nhân gây ô nhiễm kim loại nặng
Nguyên liệu dùng trong chế biến phân bón cho cây trồng, thức ăn chăn ni cơng nghiệp.
Các hộp kim loại dùng trong bảo quản và chứa đựng thức ăn đồ hộp: dùng hộp chì, thiếc đựng thức ăn, nếu trong đó là các sản phẩm của động vật có lẫn khí H2S sẽ hình thành chì sulphur mầu đen gây độc.
Kim loại lẫn vào thức ăn trong quá trình chế biến: nấu, nướng, chứa đựng, bảo quản...
Do ơ nhiễm mơi trường, các nhà náy hóa chất thải kim loại độc hại vào mơi trường. Thông qua trao đổi chất, cây trồng, động vật nuôi hấp thụ làm cho mức kim loại độc hại có trong sản phẩm cao, gây ngộ độc cho người, động vật tiếp theo.
Gây ngộ độc cấp tính như asen đễ gây chết động vật
Gây ngộ độc mãn tính hay tích lũy như chì dùng trong bảo quản đồ hộp, thủy ngân...
Trong bảo quản thức ăn dễ làm hư hỏng, giảm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm như
chỉ cần một lượng nhỏ muối kim loại cũng đủ để phân hủy các vitamin C và B1...
2. Ngộ độc các chất độc vô cơ 2.1. Ngộ độc kim loại nặng 2.1. Ngộ độc kim loại nặng a. Asen (As)
* Nguyên nhân gây ngộ độc
Asen kim loại là chất có mầu xám, ra ngồi khơng khí bị oxy hóa thành asen tryoxit As2O3 rất độc gọi là thạch tin. Đốt cháy có mùi tỏi. Asen được phân bố rộng khắp thiên nhiên, thức ăn, nước uống, trong cơ thể động vật, thực vật, nhất là các lồi nhuyễn thể. Liều thấp nó được coi là nguyên tố vi lượng dùng kích thích tiêu hóa, tăng tích lũy, lơng mượt, da bóng, tăng trọng nhanh, cơ xương phát triển...
Asen liều cao rất độc, nó được đưa vào cơ thể động vật thông qua các đường sau: