Sự phân bố: khi vào máu được phân bố nhanh đến các tổ chức nhưng không

Một phần của tài liệu Giáo trình Độc chất học thủy vực (Nghề: Bệnh học thuỷ sản - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 69 - 73)

tích lũy trong các mơ mỡ.

- Sự chuyển hóa: Những yếu tố làm tăng chuyển hóa pha 1 hoặc làm tăng hoạt tính của men oxy hóa có chức năng hỗn hợp (MFO) làm tăng độc tính của PPHC do biến chúng thành các chất oxy hóa tương ứng. Cầu nối este trong phân tử PPHC hoặc carbamat làm giảm đáng kể độc tính của chúng.

Triclorfon trong cơ thể hình thành nên diclordimetyl vinylphosphat (DDVP) rất độc. DDVP lại do tác dụng của enzym, tiếp tục phân hủy nhanh thành O, O - dimetylphosphat và dicloraxetaldehyd ít độc hơn. Chính những sản phẩm trung gian này gây nên tác dụng hiệp đồng giữa các phospho hữu cơ.

- Trong cơ thể, các hợp chất phospho hữu cơ bị phân hủy khá nhanh do đó về mặt hóa học nó khơng phải là chất tích lũy.

- Sự thải trừ: Hầu hết các PPHC và carbamat thải trừ nhanh và hoàn toàn.

Các PPHC chứa clo tan nhiều trong dầu mỡ hơn nên tồn lưu trong trong cơ thể lâu hơn các PPHC khác. Sau khi vào đường tiêu hóa, chỉ một ít thải trừ qua phân ở dạng khơng biến đổi, cịn phần lớn thì hấp thu, biến đổi ở gan và theo nước tiểu thải ra ngồi. Nhóm parathion thải trừ qua nước tiểu dưới dạng paranitrophenol. PPHC có thể thải trừ qua sữa. Bị sữa sử dụng fenclorfos, sau 28 ngày trong sữa vẫn còn thuốc. Trong sữa cừu, thời gian và hàm lượng thuốc thải trừ còn lâu và cao hơn ở bị.

Q trình thủy

Men phục hồi A. Trạng thái bình

Trung tõm Esterase

B. Ngộ độc phospho hữu cơ và giải

Ức chế men Tác động của Quá trình thủy

Men phục hồi Men phục hồi

Pralidoxine - hợp chất

phospho hữu cơ

Men phục hồi

Hình 4.3: Sơ đồ cơ chế gõy độc và giải độc của các hợp chất phospho hữu cơ

d. Cơ chế gây độc (xem dược lý chương thuốc tác dụng hệ TKTV và cơ chế giải độc khi giải độc khi

gia súc, gia cầm bị trúng độc thuốc trị giun sán)

Các hợp chất phospho hữu cơ tác động chủ yếu lên quá trình dẫn truyền xung động thần kinh. Cấu tạo của thần kinh có sợi trục dẫn xung động và sợi nhánh để nhân các xung động từ sợi trục thần kinh và truyền đến các sợi nhánh do một chất trung gian hoá học đặc biệt là Acetylcholin. Nó tác động lên độ thấm ion của màng tế bào, làm thay đổi điện thế của màng. Phần tích điện dương (+) của phân tử Acetylcholin bị hút trong tâm tích điện âm (-) của bộ phận thụ cảm của nơron sau gây nên sự thay đổi điện thế của màng tế bào thần kinh thụ cảm và sinh ra một xung tác mới. Khi chỉ có một xung tác thần kinh thì lượng Acetylcholin tiết ra khoảng 1

- 2 mg. Acetylcholin là chất trung gian hoá học tại các xinap thần kinh trước

hạch của hệ thần kinh thực vật (giao cảm và phó giao cảm), tại các xinap hậu hạch của thần kinh phó giao cảm và dây thần kinh giao cảm chi phối các tuyến mồ hôi, ở các cúc tận cùng của các dây thần kinh vận động chi phối các cơ vân, ở các điểm nối tế bào thần kinh trong não. Có hai loại receptor chịu tác động của acetylcholin, đó là thụ thể muscarinic và thụ thể nicotinic. Acetylcholin được tạo từ Acetyl CoA ở các nhánh tận của dây thần kinh (tiền xinap) và cholin từ dịch

ngoại bào. Sau khi tác động lên các receptor đặc hiệu ở màng tế bào hậu xinap, Acetylcholin sẽ bị thuỷ phân bởi men acetyl cholinesterse (AChE). Nếu tốc độ

phân huỷ chậm sẽ gây sự ứ đọng Acetylcholin dẫn đến gây độc và phá huỷ nghiêm trọng hệ thần kinh, có thể chết.

Sự phân huỷ Acetylcholin được xúc tác bởi men Acetylcholinesterase. Trên mặt hoạt động của men cholinesterase có 2 trung tâm: trung tâm anion (-) có tác dụng hoạt hố phần điện tích dương (+) của phân tử Acetylcholin. Trung tâm este thực hiện thuỷ phân Acetylcholin thành Acid Acetic và cholin.

Phospho hữu cơ khi vào cơ thể sẽ gắn với AChE thành phức hợp phosphoryl hoá bền vững và làm mất hoạt tính của ChE, làm giảm hoặc mất tác dụng của men cholinesterase, do vậy phản ứng phân giải Acetylcholin bị giảm sút hay đình trệ và dẫn đến ngộ độc. Hậu quả là Acetylcholin tích tụ tại các xinap thần kinh. Sự tích tụ này gây ra sự kích thích liên tục quá mức các receptor ở hậu xinap (lúc đầu), sau đó là giai đoạn kiệt xinap ở cả hệ thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên. Sự kích thích dẫn tới hội chứng cường cholin cấp và sự kiện synapes dẫn đến những thay đổi sinh lý và chuyển hoá khác nhau biểu hiện ra ngoài thành các triệu chứng bệnh cảnh ngộ độc cấp PPHC. Có hai loại receptor: muscarinic (ở hậu hạch phó giao cảm) và nicotinic (ở hạch thần kinh thực vật và ở các điểm nối thần kinh cơ vân - các bản vận

động) chịu tác động của acetylcholin. Vì vậy các triệu chứng lâm sàng rất

phức tạp và tập trung thành các hội chứng bệnh lý khác nhau.

Enzym acetylcholinesterase (AChE) bị ức chế bằng phosphoryl hóa enzym.

Acetylcholine (ACh) tích tụ lại gây rối loạn:

Một phần của tài liệu Giáo trình Độc chất học thủy vực (Nghề: Bệnh học thuỷ sản - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)