Bệnh sán dây loài nhai lại

Một phần của tài liệu Giáo trình Ký sinh trùng (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 37 - 53)

1 .Định nghĩa ký sinh trùng

2. Bệnh sán dây loài nhai lại

2.1. Căn bệnh, ký chủ

Căn bệnh

Do một số loài sán dây Monieziz expansa, M. benedeni thuộc họ Anoplocephalidae ký sinh trong ruột non của trâu, bò dê cừu, bê nghé và một số

động vật khác.

Hình thái, ký chủ

Monieziz expansa : đây là lồi sán dây có hình dãi băng, màu trắng, có đốt

đầu, cổ và thân. Dài 1 -5 mét, rộng 1,6 cm. đầu hơi trị, 4 giác bám hình bầu dục. Chiều rộng đốt sán lớn hơn chiều dài. Mỗi đốt có 2 cơ quan sinh dục ở 2 bên thân sán, 2 buồng trứng, 2 tuyến dinh dưỡng, một tử cung và 2 âm đạo. Mỗi âm đạo có lỗ thơng ra một bên đốt sán. Bộ phận sinh dục đực có nhiều tinh hồn (300 – 400 cái) ở giữa đốt sán. Mỗi tinh hồn có ống dẫn tinh hợp thành ống chung thơng với túi dương vật hình lê và với lỗ sinh dục cái. Đốt sán chửa thì đầy trứng, các bộ

28

phận khác đều thối hóa. Phần sau mỗi đốt sán có tuyến giữa đốt xếp thành hàng ngang, hình vịng hoặc hình trịn. Tuyến này có tác dụng trong định loại.

Trứng sán hình 3 cạnh hoặc 4 cạnh, trong có thai trùng 6 móc. Trứng được bao bọc trong một khí quan hình quả lê. Đường kính 0,05 – 0,06 mm.

Monieziz benedeni : rất giống lồi trên, nhìn bên ngồi khó phân biệt. Đốt

sán này rộng hơn một chút. Điểm quan trọng là sự sắp xếp của tuyến giữa đốt. Tuyến này hình dải băng có nhiều điểm lấm tấm, tập trung ở giữa hoặc một bên đốt sán.Đường kính của trứng 0,063 – 0,0086 mm.

2.2. Dịch tễ, cơ chế sinh bệnh Vòng đời, cơ chế sinh bệnh

Vịng đời phát triển gián tiếp cần có sự tham gia của ký chủ trung gian là những động vật không xương sống chân đốt thuộc họ Oribatoidae (nhện đất) gồm các loài :Adorite ovatus , Galumna emarginatum, Oribatula minuta, Peloribates

curtipilus.

Đốt sán chửa rụng theo phân ra ngoài, giải phóng trứng. Trứng có thai trùng 6 móc bị nhện đất ăn phải sẽ phát triển thành Cysticercoid. Hồn thành vịng đời nhện đất cần 120 – 180 ngày.Khi ký chủ cuối cùng ăn cỏ có lẫn nhện đất có chứa ấu trùng, vào đường tiêu hóa ấu trùng chui ra bám vào niêm mạc ruột sau 37 – 50 ngày phát triển thành sán trưởng thành ký sinh ở ruột non. Sán dây trưởng thành có thể sống trong ruột gia súc từ 2 – 7 tháng.

Dịch tễ

Trứng sán có sức đề kháng cao với ngoại cảnh. Nếu điều kiện khô ráo sau 6 giờ trứng mới bị chết. Những trứng còn nằm ở trong đốt sau 60 ngày mới bị chết. Bệnh thường xảy ra ở gia súc non từ 1 – 8 tháng tuổi. Tuổi càng cao tỷ lệ nhiễm càng giảm. Có 28 lồi nhện đất thuộc họ Oribatoidae có mang ấu trùng Cystycercoid của Moniezia.

Những ký chủ trung gian này hay sống trên đồng cỏ ở những bụi cây. Mỗi mét vng đồng cỏ có 6.100 – 15.200 con nhện đất. Đồng cỏ được cải tạo thì số lượng vật chủ trung gian giảm. Nhện đất hay hoạt động vào sáng sớm hay chiều tối, ban ngày thường chui xuống đất. Có nơi có 23.000 nhện đất/1 m2.

2.3. Triệu chứng, bệnh tích

Triệu chứng: biểu hiện nặng hay nhẹ phụ thuộc vào mức độ nhiễm. Súc vật ăn ít, khát nước, bị kiết lỵ, trong phân có lẫn những đốt sán, thân nhiệt cao hay nằm, niêm mạc nhợt nhạt, hạch lâm ba sưng, lơng khơng bóng mượt, một vài trường hợp có triệu chứng thần kinh, run giật, quay cuồng và đầu lúc lắc.

29

Bệnh tích: thương tổn cơ thể bệnh học : Rõ nhất ở dê, cừu non và bê. Heo không rõ. Lồng ngực và bao tim có nước đục và hơi trong, sợi cơ nhợt. Niêm mạc ruột, màng bao tim có điểm xuất huyết, ruột viêm cata, phổi thường tích nước, ruột non đầy sán có khi bị vỡ.

2.4. Chẩn đốn

- Tìm đốt sán: trực tiếp tìm đốt sán và mảnh đốt sán trong phân. Nếu ít đốt sán có thể làm theo phương pháp gạn rửa sa lắng rồi cho lên giấy để tìm.

- Cần phân biệt đốt sán dây Moniezia với Avitellina và thysaniezia.

- Moniezia mỗi đốt có 2 cơ quan sinh dục có tuyến giữa đốt, trứng được bao

bọc bởi khí quan hình lê. Hai sán dây cịn lại mỗi đốt chỉ có một cơ quan sinh dục, khơng có tuyến giữa đốt, trứng khơng có khí quan bao bọc hình lê. Ở Thyaniezia mỗi bọc có nhiều trứng. Ở Avitellina mỗi bọc có một trứng.

2.5. Điều trị, phịng bệnh Điều trị

Một số loại thuốc sau có thể sử dụng điều trị có hiệu quả :

-Niclosamide (Yomesan) 50 mg/kg P cho uống, 100 mg/ KgP cho ăn, không dùng cho gia súc cho sữa.

- Cestovets: 25 mg/Kg P cho trâu bò uống. - Abendazole: 7,5mg/ Kg P cho uống.

Phòng bệnh:

Nên phát hiện sớm những con nhiễm sán, dùng thuốc xổ cho gia súc theo dõi và xổ cho gia súc non 1 – 8 tháng tuổi.Khơng chăn thả gia súc sớm hoặc q sớm vì thời gian này nhện đất hoạt động mạnh.Chăm sóc ni dưỡng gia súc thật chu đáo.

3. Bệnh sán dây ở thú ăn thịt 3.1. Căn bệnh, ký chủ

Hình thái

Sán dài 10 -75 cm, rộng 2-3mm. Có 120 đốt sán, đầu có 4 giác bám. Đỉnh đầu có 3 -4 hàng móc. Lỗ sinh dục thơng ở 2 bên đốt sán. Tử cung chỉ có một túi trứng, trong túi có 8 -20 trứng, hình nón, đốt sán giống hạt bí ngơ.

3.2. Dịch tễ, cơ chế sinh bệnh Dịch tễ

30

Đây là loài sán dây phân bố rộng trên thế giới và là lồi sán dây chính trên chó ở Việt nam. Cường độ nhiễm từ 1 đến vài trăm sán trên cơ thể chó. Tỷ lệ nhiễm ở mèo thấp hơn ở chó. Trẻ em thường nhiễm sán hơn người lớn. Đường truyền lây chủ yếu do tiếp xúc với chó, chó liếm vào tay hoặc vuốt lơng chó vấy nhiễm cysttcercoid rồi tình cờ nuốt phải qua đường miệng.

Vòng đời, cơ chế sinh bệnh

Sán trưởng thành ký sinh ở ruột non chó, mèo có khi ở người. Đốt sán chửa rụng theo phân ra ngồi, trứng phân tán ra đất, dính vào lơng chó, mèo. Ký chủ trung gian là các lồi bọ chét của chó, mèo và người ăn phải trứng sán, thai 6 móc dần dần phát triển thành ấu sán cysticercoid trong cơ thể bọ chét sau 18 ngày. Ký chủ cắn lông, ăn phải bọ chét, rận hoặc bọ chét rơi vào thức ăn, nước uống của ký chủ vào trong đường tiêu hóa của vật chủ phát triển thành trưởng thành. Hồn thành vịng đời cần 3 tuần.

3.3. Triệu chứng, bệnh tích

Khi nhiễm nhẹ khơng thấy triệu chứng xuất hiện. Nhiễm nặng chó có triệu chứng ói mửa, giảm ăn, kiệt sức, chậm lớn, tiêu chảy, có triệu chứng thần kinh. Ruột bị viêm loét, xuất huyết.

3.4. Chẩn đoán

Đốt sán thường theo phân ra ngồi, rất dễ thấy. Có thể xét nghiệm phân theo phương pháp lắng gạn để tìm đốt sán hoặc trứng sán. Đốt sán có hình dạng giống hạt dưa leo bên trong có chứa nhiều bọc trứng.

3.5. Điều trị, phòng bệnh

Niclosamide cho uống hoặc cho ăn liều 50mg/kg thể trọng

Doramectin: liều 250g/kg thể trọng cho qua miệng hoặc tiêm bắp hiệu quả rất tốt

Dichlorophen: có hiệu quả tốt với sán dây ở chó, mèo, liều dùng 200mg/ kg thể trọng, trộn thức ăn.

Nên định kỳ xổ cho chó 2 -4 lần/năm. Thường xuyên tắm rửa cho chó để diệt các lồi bọ chét, ve và rận. Khơng cho chó ăn thịt sống hoặc các bộ phận có ấu sán ở lị mổ. Khơng cho chó vào chuồng gia súc, nhà chế biến thức ăn.

Diệt ký chủ trung gian của một số sán dây, như loài gặm nhắm, bọ chét.

4. Bệnh sán dây ở gia cầm 4.1. Căn bệnh, ký chủ

31

Raillietina tetragona dài 25cm, rộng 1-4mm. Đầu hơi trịn, đỉnh đầu có 120

móc xếp thành 2 hàng. Trên giác bám có 8-10 háng móc nhỏ. Có 20-30 tinh hồn. Buồng trứng ở giữa đốt. Tử cung ở đốt già phân làm từng túi trứng, mỗi túi chứa 6-12 trứng. Lỗ sinh dục thường ở một phía đốt hoặc xen kẻ bất thường.

Raillietina echinobothrida dài 25cm, rộng 1,4mm, có 4 giác bám hình trịn

đường kính 0,09-0,20mm. Trên giác có 8-10 hàng móc. Đỉnh đầu có 200 móc xếp thành 2 vịng trịn, có 30-45 tinh hồn. Nang tử cung chứa 8-12 trứng.

Daivainea proglottina cơ thể chỉ có 4-9 đốt, dài 0,5-3mm, đầu nhỏ trên đỉnh

đầu có 60-95 móc. Trên giác bám cũng có móc, có 12-15 tinh hồn xếp thành 2 hàng ở nữa sau đốt.

Raillietina cesticillus dài 4-13 cm, khơng có cổ, đầu lớn với 400-500 móc

nhỏ ở đầu, giác bám khơng có móc. Nang tử cung chỉ chứa 1 trứng.

Ký chủ

Ký sinh ở ruột non, ruột già của gà

Ký chủ trung gian là loài kiến Pheidole, Tetramorium và côn trùng bộ cánh cứng Musca domestica.

4.2. Dịch tễ, cơ chế sinh bệnh Dịch tễ

Thành phần loài sán dây phân bố rất rộng ở gà nước ta. Sán dây rất phổ biến ở đàn gà nuôi tập trung, tỉ lệ nhiễm 68,8%, cường độ nhiễm cao, phân bố rộng ở miền núi, trung du và đồng bằng. Gà miền núi nhiễm cao hơn trung du và đồng bằng. Chủ yếu là nhiễm 2 loài là Raillietina tetragona 47% và Raillietina echinobothrida 49,7%.

Biến động nhiễm sán Railletina theo tuổi gà. Các lứa tuổi gà đều bị nhiễm, gà con dưới 3 tháng tuổi đã nhiễm Railletina, tỷ lệ 41,7%, sau đó có chiều hướng tăng dần ở lứa tuổi 3-5 tháng 57,1% và tăng dần lên ở lứa tuổi trên 5 tháng 69,9%. Như vậy có quy luật tăng dần theo tuổi vì gà lớn có nhiều cơ hội tiếp xúc với ký chủ trung gian.

Tình hình ni dưỡng, chế độ vệ sinh có liên quan tới nhiễm sán. Ngun nhân chính truyền bệnh là gà nuôi ở chuồng, sân chơi bị nhiễm sán, gà con ăn phải

Cysticercoid ở ký chủ trung gia nên mắc bệnh. Ơ cơ sở nuôi dưỡng kém, bệnh càng

nặng thêm, gà chết nhiều, ngược lại nếu thức ăn đầy đủ, quản lý tốt thì bệnh rất ít xảy ra.

32

Quá trình sinh bệnh do cơ giới và chất độc của sán. Đốt sán cấm sâu vào niêm mạc ruột, gây tổn thương. Khi nhiều sán, ruột bị tắc, thủng, viêm xoang bụng. Q trình ký sinh sán cịn tiết ra các chất độc làm gà trúng độc.

Vịng đời

Ba lồi sán Raillietina tetragona, R. echinobothrida, R. georgiensis muốn

phát triển phải qua ký chủ trung gian là kiến Pheidole pallidula... và ruồi nhà Musca domestica.Đốt sán già theo phân ra ngoài, kiến ăn phải trứng sán phát triển

thành ấu trùng cysticercoid trong kiến. Gà ăn phải kiến có chứa ấu trùng sau 19- 23 ngày phát triển thành sán trưởng thành.

Các loài sán dây Daivainea proglottina, D. meleagris ký chủ trung gian là

ốc trên cạn thuộc giống Lymnae, Arion, Zonitodes...vào trong ốc hình thành Cysticercoid, gà ăn ốc này sẽ nhiễm sán.

Sán dây Raillietina cesticillus ký chủ trung gian là ruồi nhà Musca domestica và những côn trùng khác.

Sán dây Amoebotaenia cuneata ký chủ trung gian là giun đất, vào trong giun đất tạo thành Cysticercoid gà ăn phải ký chủ trung gian sẽ nhiẽm sán.

Loài Hymenolepis cariona ký chủ trung gian là con bọ hung sẽ nhiễm sán này, vào bọ hung tạo thành Cysticercoid. Gà ăn phải bọ hung này sẽ nhiễm sán này.

Loài Raillietina magninumila và Hymenolepis cantaniana ký chủ trung gian là cơn trùng cánh cứng.

4.3. Triệu chứng, bệnh tích

Gà nhiễm nhẹ ít thấy triệu chứng. Khi nhiễm nặng vật ít ăn, gầy rạc, lơng xù, ủ rủ, mệt mỏi, thiếu máu nêm mạc nhợt nhạt, chậm lớn, đi phân lỏng có lẫn đốt sán, có khi có máu. Nếu nhiễm nhiều gây tắc ruột và thủng ruột.

Bệnh tích ruột non sưng to, bên trong viêm cata, có khi loét xuất huyết có nhiều đầu sán cắm sâu vào niêm mạc ruột non.

4.4. Chẩn đoán

Khi con vật còn sống dựa vào triệu chứng lâm sàng, kiểm tra phân hoặc bằng phương pháp Benedek tìm đốt sán.

Mổ khám con vật đã chết hoặc những con cịn sống nghi ngờ có bệnh để tìm sán.

4.5. Điều trị, phòng bệnh Phòng bệnh

33

Thường xuyên kiểm ra đàn để phát hiện những con bị nhiễm sán chửa trị. Cho gà ăn uống thức ăn đầy đủ để nâng cao sức đề kháng. Ở những nơi nhiễm nặng định kỳ 2 tháng tấy sán cho gà một lần.

Trị bệnh

Hexachlorophene liều 50-100mg/ kg thể trọng hòa với nước hay trộn vào thức ăn cho gà ăn.

Dichlorophene liều dùng 0,5 gam/ kg thể trọng hòa vào nước cho uống. Bithionol liều dùng 150-200 mg/ kg thể trọng hòa với nước hay trộn vào thức ăn cho gà ăn

Phenasal liều dùng 0,2 gam/ kg thể trọng trộn thức ăn hay cho uống.

5. Bệnh do ấu trùng sán dây 5.1. Bệnh gạo heo

Căn bệnh và ký chủ

Sán trưởng thành Taenia solium ở ruột non người, dài 2 – 7 m, đốt đầu hình cầu, có 4 giác bám. Trên đỉnh có mõm hút, có hai hàng móc gồm 22 – 32 móc. Đốt cổ ngắn và hẹp. Sán có 700 – 1.000 đốt sán. Đốt chưa thành thục thì chiều dài ngắn hơn chiều rộng. Đốt chửa hình chữ nhật, tử cung chia từ 7 – 12 nhánh. Sán này ký sinh ở ruột non của người. Khi đốt sán theo phân ra ngoài thường ra từng chuỗi đốt. Trứng hình trịn, bầu dục, đường kính 31 – 43 µ.

Ấu trùng Cysticercus cellulosae có hình bầu dục giống hạt gạo dài 6 – 15

mm, rộng 3 – 5 mm. Ngoài cùng là lớp màng mỏng, bên trong là lớp dịch trong suốt, trong đó có một chấm trắng đó là đầu sán. Đầu sán có 4 giác bám, có mõm hút, đỉnh đầu có 22 – 32 móc, mắt thường khơng thể nhìn thấy được.

Vịng đời

Người: là vật chủ duy nhất chứa sán dây, đầu sán trưởng thành cắm sâu vào niêm mạc ruột non người, trứng hoặc đốt sán rụng theo phân ra ngoài lẫn vào thức ăn, nước uống, mặt đất.

Nếu heo, chó, mèo có khi cả người ăn phải đốt sán hoặc trứng sán, vào trong ruột non, do tác dụng của dịch tiêu hóa, vỏ trứng phân hủy, thai 6 móc nở ra. Sán 24 – 72 giờ chui vào mạch máu, hệ lâm ba tới ký sinh các cơ quan dần dần phát triển, lúc đầu thành một bọc có nước, sau 60 ngày có móc và giác hút ở trên đầu, hình thành gạo heo dạng Cysticercus cellulosae.

Gạo heo thường ở cơ lưỡi, cơ cổ, cơ mông, cơ lên sườn, cơ bụng và cơ quanh cột sống heo. Gạo có thể sống nhiều năm ở heo.

34

Mỗi lần người thải ra nhiều đốt sán và trứng. Heo có thể mắc hàng nghìn, hàng vạn hạt gạo.

Người nhiễm sán dây Taenia solium bằng 2 cách :

Cách thứ nhất: người ăn thức ăn, nước uống có lẫn trứng sán, hoặc trứng sán dính vào tay vào trong cơ thể, ấu trùng 6 móc di hành về não, mắt, dưới da, tổ chức cơ bắp, tim, gan, phổi…

Cách thứ hai: khi người nhiễm sán dây trưởng thành trong ruột, khi ói mữa thức ăn ở ruột được đưa lên bao tử, đốt sán bị vỡ giải phóng trứng theo mạch máu và hệ lâm ba về các cơ quan để ký sinh, trường hợp này gọi là tự nhiễm.

Khi người ăn thịt heo tái, có gạo chưa nấu chín vào đường tiêu hóa, dịch dạ dầy phân hủy màng ngồi của Cysticercus, đầu sán nhô ra cắm vào niêm mạc ruột non, cướp chất dinh dưỡng của vật chủ, sau 2 – 3 tháng thì thành sán trưởng thành

T. solium. Tuổi thọ của sán trưởng thành ở người tới 25 năm.

Dịch tễ

Gạo heo phân bố hầu khắp mọi nơi. Ngồi heo ra, chó cũng có nhiễm

Cysticercus cellulosae. Biến động nhiễm theo tuổi, tuổi càng cao thì tỷ lệ nhiễm

càng tăng. Gạo heo phân bố ở cơ hồnh, cơ cổ, cơ mơng, cơ lưỡi, cơ liên sườn, cơ thăn, cơ bụng.

Ở người nhiều nhất ở mắt, não, ở hệ thần kinh, ở da và tổ chức dưới da…Người có thể nhiễm sán và ấu sán.

Triệu chứng – Bệnh tích

Triệu chứng : khơng rõ ở heo.

Bệnh tích :các mơ cơ bị chèn ép, hoại tử và thối hóa. Mơ bào và các cơ bị tổn thương, bên trong có bạch cầu ưa Eosin, bạch cầu trung tính và các tổ chức xơ.

Tác hại của gạo : Khi ký sinh ở người làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của

Một phần của tài liệu Giáo trình Ký sinh trùng (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 37 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)