1 .Định nghĩa ký sinh trùng
2. Bệnh lê dạng trùng
2.1. Căn bệnh, động lực và phương thức truyền bệnh Hình thái Hình thái
Bệnh lê dạng trùng do Babesia bigemina còn gọi là bệnh nước đỏ, bệnh sốt Texas, sốt do ve…Merozoite (Tế bào con) trong hồng cầu có dạng hình lê, trịn,
77
oval hay sắc cạnh. Merozoite thường đi cặp đơi. Dạng trịn kích thước 2 – 3 µm, dạng dài 4 -5 µm. Sporozoite trong tuyến nước bọt của ve có hình dạng dài.
- Tỷ lệ hồng cầu nhiễm từ 10 – 15 %.
- Thường có 1 -2 ký sinh trong hồng cầu, có khi tới 6 ký sinh.
Hình 6.2: Hình thái Babesia trong hồng cầu
Ký chủ
Ký chủ trung gian là các loài ve thuộc các giống :
- Boophilus annulatus, B. calcaratus, B. decoloratus…
- Rhipicephalus everti, R. appendiculatus, R. haemaphysaloides. - Ixodes ricinus, I. persulcatus.
Vòng đời
Ve hút máu trâu bị có Babesia trong hồng cầu, khi hút máu ve hút cả Merozoite, Microgametocyte ( Giao tử được tạo ra bởi các tế bào đặc biệt nhỏ
hơn ) vào ruột. Ở ruột, hồng cầu bị phá vỡ, phần lớn các Merozoite đều bị chết.
Microgametocyte và Macrogametocyte (Giao tử được tạo ra bởi các tế bào
đặc biệt lớn hơn) biến thành Microgamete (Giao tử nhỏ hơn) và Macrogamete
(Giao tử lớn hơn). Hai bào tử này kết hợp với nhau tạo thành Zygote (Hợp tử) có ở ruột ve.
Hợp tử xâm nhập vào tế bào biểu mô ruột ve bắt đầu sinh sản vơ tính để giải phóng nhiều Sporozoite (1.000 cá thể mới trong 2 -3 ngày). Các sporozoite lại
xâm nhập vào tế bào ống Malpighi và hệ thống bạch huyết sinh sản vơ tính cho ra nhiều Sporozoite khác.
Các Sporozoite xâm nhập vào buồng trứng. Ở đây chúng tạo thành hình trịn tiếp tục phân chia một thời gian tạo thành những thể rất nhỏ trịn. Mầm bệnh sẽ có Larva, khi Larva nở ra từ trứng nhưng chúng không phát triển tiếp tục trong
78
larva của ve. Khi larva lột xác, mầm bệnh xâm nhập vào tuyến nước bọt lại phân chia trong tế bào của tuyến nước bọt. Ở đây chúng tạo thành những thể nhỏ hơn chứa đầy toàn bộ tế bào cho đến khi mỗi tế bào có hàng ngàn ký sinh, sau đó làm vỡ tế bào và sống trong lòng tuyến. Khi Nymph hay trưởng thành hút máu, mầm bệnh sẽ xâm nhập vào cơ thể gia súc. Thời gian phát triển trong tuyến nước bọt là 2 -3 ngày.
Khi ve hút máu Sporozoite xâm nhập vào hồng cầu tiến hành sinh sản vơ tính tạo bào tử, mọc chồi đẻ cho ra 2 Merozoite (tế bào con) mới. Mỗi Merozoite lại xâm nhập vào hồng cầu mới. Cũng có khi tạo thành 4 Merozoite mới. Quá trình liên tục như vậy làm cho hàng loạt hồng cầu bị phá vỡ. Một số Merozoite xâm
nhập vào hồng cầu tạo thành tiền giao tử đực và cái Microgametocyte và
Macrogametocyte.
2.2. Dịch tễ
Trâu bò nhiễm lê dạng trùng thường ghép với Anaplastma hoặc Theileria.
Nếu nhiễm riêng lẻ, bệnh kéo dài 7 – 10 ngày cho đến 2 tháng. Những trâu bò nhập nội hay trâu bò đưa từ miền núi về thường bị nhiễm bệnh.
Tỷ lệ hồng cầu nhiễm cao nhất 10 %, thấp nhất 3 -5 %. Tuổi mắc bệnh gồm mọi lứa tuổi, chủ yếu trâu bò gầy yếu nhiễm cao hơn. Các loài Babesia ở gia súc có thể truyền cho người là B. microti, B. bovis.
2.3. Triệu chứng, bệnh tích Triệu chứng
Trâu bị: Babesia bigemina gây bệnh nặng cho gia súc trưởng thành. Thời kỳ nun bệnh từ 9 – 15 ngày có khi đến 35 ngày.
Dấu hiệu đầu tiên thường thấy:
Vật sốt cao, sốt liên miên, nhiệt độ 39,8 0C có khi lên đến 42,2 0C, nhiệt độ cao kéo dài một tuần hoặc lâu hơn. Vật thiếu máu do hồng cầu bị phá vỡ. Tỷ lệ hồng cầu bị phá vỡ có khi lên đến 75 %, có Haemoglobin niệu (huyết sắc tố) nên đái nước tiểu có màu đỏ nâu, vàng da.
Vật bỏ ăn, ngừng nhai lại, khó thở, nhịp tim tăng, chảy nước mắt, nước mũi, lượng sữa giảm hẳn. Vật tiêu chảy, phân màu vàng
Vật hôn mê co giật, tấn công bất cứ vật gì. Nếu khơng điều trị, vật chết sau 4 – 8 ngày, tỷ lệ chết tới 50 – 90 %.
79
Xác gầy niêm mạc nhợt nhạt, có nhiều chấm đỏ dưới niêm mạc. Bắp thịt tái nhợt, nhũn ứ nước, lớp mỡ dưới da vàng ứ nước. Xoang phúc mạc có nhiều dịch màu vàng hay hồng nhạt, máu lỗng khó đơng.
- Tim sưng to nhợt nhạt như luộc. Gan sưng to màu vàng nâu, có khi xuất huyết lấm chấm, rìa gan dày và cứng. Túi mật sưng to. Dạ lá sách khô cứng, thức ăn khơng tiêu đóng lại thành bánh. Bàng quang chứa nước tiểu màu vàng thẩm đỏ.
2.4. Chẩn đoán
Dựa vào triệu chứng bệnh tích.
Dựa vào dịch tễ gia súc non ít mắc bệnh.
Khi chẩn đốn cần phân biệt với các bệnh truyền nhiễm và ký sinh trùng khác.
Bệnh Babesiosis: thường là thể cấp tính và con trưởng thành mắc bệnh nặng hơn con vật dưới 1 tuổi. Niêm mạc vàng ít hay nhiều, da ít vàng, có huyết sắc tố trong nước tiểu, khơng có hồng cầu trong nước tiểu. Nước tiểu đỏ xuất hiện ngày thứ I đến ngày thứ IV sau khi sốt. Nhiệt độ cơ thể cao đều trong suốt thời kỳ bệnh. Không chảy máu ở các lổ tự nhiên. Lá lách sưng nhũn đỏ, dạ lá sách chứa thức ăn không tiêu.
Bệnh Leptospirosis: Niêm mạc vàng nhiều, da vàng, nước tiểu có cả hồng cầu và huyết sắc tố. Nước tiểu đỏ xuất hiện vào thời kỳ sau của bệnh.
Bệnh Bacillus anthracis: Thể bệnh là quá cấp tính, gia súc mọi lứa tuổi đều mắc bệnh. Niêm mạc hơi vàng hoặc khơng, da khơng vàng, có hồng cầu trong nước tiểu. Các lỗ tự nhiên có máu. Lá lách sưng đen, dạ lá sách bình thường. Bệnh Anaplasmosis: bò trưởng thành mắc bệnh nặng hơn. Nhiệt độ cơ thể giữ cao suốt thời kỳ bệnh. Khơng có huyết sắc tố trong nước tiểu, hạch lam ba sưng, không hồng đản, da múi khế lt.
2.5. Phịng, trị bệnh Điều trị
Diminazene aceturate (Berenyl): điều trị giống như Trypanosoma evansi. Haemosporidin: 0,5 mg/Kg thể trọng pha thành dung dịch 1 – 2% chích tĩnh mạch hay dưới da.
Trypan bleu : 2,0 – 3,0 mg/Kg thể trọng pha thành dung dịch 1 -2 % chích tĩnh mạch.
80
Amicarbalide diisethionate: 5 – 10 mg /Kg thể trọng pha thành dung dịch 2 – 5 % chích bắp.
Phòng:
Thực hiện các biện pháp phòng chống ve cho gia súc (phần ve cứng Ixodidae) có tác dụng tốt trong việc hạn chế bệnh Babesia.
Tạo các giống bị lai với bị Zebu có sức đề kháng cao hơn so với bò Anh, bò châu Au. Bò hơn 5 tuổi ít nhiễm bệnh. Bê nghé dưới 6 tháng tuổi ít mắc bệnh do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân bê nghé nhận được kháng thể từ mẹ truyền sang.