1 .Định nghĩa ký sinh trùng
3. Bệnh giun đũa heo
3.1. Căn bệnh, vòng đời
Căn bệnh
Do Ascaris suum thuộc phân bộ Ascaridata, họ Ascaridae. Ký sinh trong
ruột non của heo.
Giun có màu trắng ngà, thân trịn, 2 đầu hơi nhọn, hình giống như chiếc đũa. Con đực nhỏ hơn con cái và đuôi thường cong về mặt bụng. Đầu có 3 mơi trên rìa mơi có 1 hàng răng cưa.
Con đực dài 15 – 20 cm/ 5 -6 mm, có 2 gai giao hợp dài bằng nhau 1,2 – 2 mm, khơng có túi giao phối.
Con cái dài 20 – 30 cm/5 -6 mm, đuôi thẳng.
Trứng hình bầu dục có vỏ dầy, có 4 tầng: tầng ngồi cũng là chất đản bạch (cấu tạo bằng Lipoprotein và Albumin), lồi lõm như hình răng cưa. Kích thước : 0,056 – 0,087 x 0,046 – 0,067 mm, bên trong trứng có chứa tế bào phơi.
47
Phát triển trực tiếp trực tiếp khơng có ký chủ trung gian. Giun trưởng thành ký sinh ở ruột non heo, đôi khi gặp ở ruột già hay dạ dày, tuyến tụy, trong túi mật hoặc ở ống dẫn mật. Giun cái đẻ trứng ở ruột non, trứng theo phân ra ngồi mơi trường, con cái đẻ rất nhiều trứng, một giun cái đẻ 100.000 – 200.000 trứng/ngày, vịng đời của chúng có thể đẻ 27 triệu trứng. Trứng gặp điều kiện thuận lợi như nhiệt độ 12 – 13 0C,
Hình 3.1: Giun đũa heo Ascaris suum Hình 3.2: Trứng Ascaris suum
O2, ẩm độ thích hợp, trứng sẽ hình thành ấu trùng gây nhiễm ở trong trứng (sau 12 – 13 ngày).
Khi heo nuốt phải trứng có phơi thai cùng với rau, bèo, thức ăn, nước uống vào dạ dày, ruột non dưới tác dụng của men tiêu hóa ấu trùng được giải phóng. Do thiếu dưỡng khí oxygen, ấu trùng theo mạch máu di hành về tĩnh mạch cửa gan tới gan, sau đó di hành lên tim, phổi, khí quản. Lúc này ấu trùng lớn gấp 19 lần ấu trùng giải phóng từ trứng. Khi heo ho ấu trùng ra hầu và được nuốt trở lại ruột non lột xác 2 lần nữa để phát triển thành giun trưởng thành. Thời gian từ trứng có ấu trùng vào cơ thể đến khi thành giun trưởng thành tư 2 – 2,5 tháng. Khi ấu trùng di hành qua phổi có thể gây thành bệnh viêm phổi nhất là heo con. Giun đũa heo không truyền qua bào thai cho con và không truyền qua sữa.
3.2. Dịch tễ, cơ chế sinh bệnh Dịch tễ
Phân bố rộng rãi khắp mọi nơi, ở mọi vùng và mọi giống heo. Trứng chịu đựng được những điều kiện bất lợinhư khơ lạnh, hố chất trứng có thể sống 5 năm. Nhiệt độ 27 0C , ánh sáng, sự khô ráo diệt được trứng nhanh. Sức đề kháng của trứng tương đối mạnh vì chúng có 4 lớp vỏ : lớp trong cùng bảo vệ phôi, hai lớp giữa giữ cho dịch thể của trứng khơng bị bốc hơi, lớp ngồi cùng là lớp đản bạch màu vàng sậm, nên tia tử ngoại không xâm nhập vào bên trong trứng do đó sức đề kháng rất mạnh.
48
Đường xâm nhập chính thức: là thức ăn, nước uống, đồng thời do vệ sinh chuồng trại.
3.3. Triệu chứng, bệnh tích
Bệnh thường biểu hiện ở heo 3 – 6 tháng tuổi.
Tác hại: Khi ấu trùng di hành, ở phổi gây viêm phổi, ho, chảy nước mũi, hơi thở nhanh, nhiệt độ tăng , đơi khi cơ năng tiêu hố bị rối loạn, tiêu chảy bất thường. Ngồi ra heo có triệu chứng dị ứng, một số có triệu chứng thần kinh hoặc khi di hành lên ống mật gây vỡ ống mật.
Giun đũa gây tác hại qua 3 cách: lấy thức ăn (đã được tiêu hóa) heo gầy yếu, sút cân. Tiết độc tố : ruột viêm sưng tụ máu, heo đau bụng, đi tả, chất độc vào hệ thống thần kinh gây co giật. Giun đũa sử dụng nhiều Ca2+ làm cho gia súc co giật, mềm và còi xương. Giun trưởng thành ký sinh làm viêm lớp cơ ở ruột, gây loét, giun đũa nhiều gây tắt ruột đôi khi rách ruột và thủng ruột, làm con vật chết đột ngột.
Triệu chứng :Heo nhiễm giun đũa chậm lớn, gầy cịm, lờ đờ, lơng xù và dựng, tiêu chảy nhưng vẫn ăn, đau bụng co giật. Trong quá trình ấu trùng di hành heo ho nhiều.
Bệnh tích: Phổi viêm xuất huyết. Niêm mạc ruột non viêm loét có nhiều dịch nhày. Ruột giãn rộng và sưng to. Gan phổi viêm xơ hóa thành những vệt dài.
3.4. Chẩn đoán
Dựa vào dịch tễ và triệu chứng.
Xét nghiệm phân tìm trứng theo phương pháp trực tiếp hoặc kỹ thuật phù nổi willis
3.5. Phòng, trị bệnh Điều trị Điều trị Điều trị
Tetramisole: liều : 20 mg/ Kg thể trọng trộn thức ăn hoặc cho uống 1 lần. Khi đều trị giun phổi phải tăng liều 25 mg/ Kg thể trọng.
Levamisole : 1 ml/ 6 Kg thể trọng chích bắp.
Mebendazole : 20 mg/ Kg thể trọng cho ăn hoặc cho uống.
Ivermectine: liều 0,1 -0,3 mg/kg thể trọng chích bắp hoặc dưới da.
49
Chuồng trại phải sạch sẽ, phân heo được tập trung ủ nhiệt sinh học để tiêu diệt trứng. Nên nuôi nhốt, không nuôi heo thả rông. Định kỳ tẩy giun một năm 2 lần.
Đối với nái chửa tẩy giun trước khi đẻ 10 – 15 ngày bằng thuốc Piperazine liều : 200 – 300 mg/ Kg P.
Nâng cao sức đề kháng cho heo, bằng cách cho heo ăn đầy đủ lượng và chất, uống nước sạch sẽ.
Heo nhập trại phải kiểm tra.