Bệnh biên trùng

Một phần của tài liệu Giáo trình Ký sinh trùng (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 91 - 102)

1 .Định nghĩa ký sinh trùng

4. Bệnh biên trùng

4.1. Căn bệnh, chu trình sinh học Hình thái Hình thái

82

Anaplasma có hình dạng như cầu khuẩn, chấm trịn, có khi hình bầu dục. Kích thước 0,5 -0,6, khi nhuộm bắt màu đỏ, xung quanh có vịng chiết quang do nguyên sinh chất co lại. Tỷ lệ hồng cầu nhiễm từ 1 – 3%, khi nhiễm nặng lên tới 30 %. Thường có 1 ký sinh trong hồng cầu.

Vòng đời

Vật truyền là ve Boophilus microplus, Rhipicephalus sanguineus, Dermacentor andersoni.

Mầm bệnh tồn tại một thời gian dài trong ve, khi ve hút máu hoặc thay đổi vật chủ, vi khuẩn sẽ thâm nhập vào máu, xâm nhập vào hồng cầu và gây bệnh. Các vật chủ khác là ruồi và ve truyền vi khuẩn một cách cơ học. Ngồi ra bệnh có thể truyền từ gia súc này cho gia súc khác do kim chích sát trùng chưa kỹ, các dụng cụ phun xịt…

4.2. Dịch tễ

Mầm bệnh tồn tại trong máu nhiều năm, có khi suốt cả quá trình sống. Bê non đẻ ra sau 5 giờ đã nhiễm Anaplasma với tỷ lệ cao. Biên trùng có thể truyền qua bào thai.

Trâu bị nội tuy béo khoẻ nhưng trong máu vẫn có Anaplasma chúng thường mang trùng và truyền cho bò nội nhập. Ngồi ra hươu sao, hoẵng nai, bị rừng, trâu rừng cũng là nguồn tàng trữ mầm bệnh. Những mùa hiếm thức ăn, nhiệt độ khắc nghiệt, mầm bệnh trong cơ thể trở nên có độc lực mạnh và làm phát bệnh.

4.3. Triệu chứng, bệnh tích Triệu chứng và bệnh tích

Triệu chứng thay đổi tùy theo địa phương, giống bò và trạng thái gia súc. Thể cấp: Thời kỳ nung bệnh 5 – 17 ngày. Nhiệt độ cơ thể 40 – 41 0C, sốt gián đoạn. Tim đập nhanh, loạn nhịp từ 100 – 115 lần/phút. Vật thở nhanh và khó thở, nước mũi chảy liên tục. Hạch lamba sưng to nhất là hạch trước vai và trước đùi, lượng sữa giảm đột ngột. Số lượng hồng cầu 1,5 triệu/ ml máu. Vật có triệu chứng thần kinh.

Vật bỏ ăn, nhu động dạ cỏ bị rối loạn, táo bón hoặc tiêu chảy. Sau 6 – 20 ngày sút nhanh, đi loạng choạng hoặc nằm một chổ, niêm mạc lúc đầu đỏ sậm sau nhợt nhạt, hồng đản, có khi thủy thũng ở cổ và ngực, nước tiểu có màu vàng khơng có Haemoglobin hoặc có rất ít. Vật thường chết trong giai đoạn này.

Thể mãn tính: Nếu vật qua khỏi, vật ở thể mãn tính thường gặp ở bị sữa nhập nội 3 – 5 năm. Suy nhược tồn thân và bần huyết. Vật gầy cịm lơng xơ xác, rụng dần từng đám. Niêm mạc nhợt nhạt, hố mắt trũng sâu, có ghèn, nước mắt chảy

83

liên tục. Đơi khi có thủy thũng ở ngực. Vật mệt thích nằm một chổ. Khi chăm sóc kém, thời tiết xấu, vật có thể sốt 39 – 40 0C và có thể chết.

Bệnh tích: xác chết gầy, da vàng, mơ dưới da có thủy thũng keo vàng. Hạch lamba sưng, cắt ra có tụ máu và thủy thũng, tim sưng to, màng tim chứa một dịch màu vàng có lấm tấm xuất huyết. Lá lách sưng mềm.

4.4. Chẩn đoán

Lấy máu phết kính nhuộm giemsa, mầm bệnh thường có hình trịntrong hồng cầu kích thước 0,3 – 10 µm. Khi nhiễm nặng hồng cầu nhiễm tới 60 %. Cần phân biệt với những chất bẩn, vật lạ và phẩm nhuộm. Anaplasma xung quanh có lớp khơng bào sáng do nguyên sinh chất khi nhuộm bị co lại. Kiểm tra huyết sắc tố trong máu.

4.5. Phịng, trị bệnh Phịng trị

Nếu xác định chính xác gia súc nhiễm vi khuẩn Anaplasma cần dùng các loại thuốc sau :

- Oxytetracycline : 10 – 15 mg/ Kg thể trọng chích bắp ngày 1 lần trong 4 - 6 ngày.

- Rivanol 0,2 g + nước cất 120 ml + cồn 900 60 ml : Pha Rivanol vào nước nóng 880 C cho tan hết thuốc sau đó cho cồn vào dùng liều 90 – 180 ml/con, chỉ dùng trong ngày chích tĩnh mạch.

- Biomycine : 10 mg/Kg thể trọng pha thành dung dịch 2 – 5 % chích bắp 5 – 6 ngày liền.

Phịng: Cần diệt ve cho gia súc. Dùng thuốc ở trên phòng cho gia súc.

5. Bệnh cầu trùng gà, thỏ, bê nghé 5.1. Bệnh cầu trùng gà

Eimeria và bệnh Eimeriosis ở gà mà trước đây thường gọi là Coccidiosis ở gia cầm là một bệnh phổ biến ở gia cầm, đặc biệt là gia cầm nuôi theo hướng công nghiệp.Ở gà chủ yếu là giống Eimeria thuộc họ Eimeriidae. Eimeria ký sinh ở gà có tính đặc hiệu và chun biệt, bệnh gây ra do một số loài sau :

- Eimeria tenella ký sinh ở manh tràng.

- E. necatrix, E. maxima, E. mitis, E. acervulina ở ruột non. - E. brunetti ở trực tràng.

84

Đặc điểm của cầu trùng là mỗi loài chỉ ký sinh trên một ký chủ nhất định. Cũng là gia cầm nhưng cầu trùng của gà không ký sinh trên vịt, ngỗng, gà tây, bồ câu,. Và cầu trùng của mỗi lồi kể trên khơng nhiễm lẫn sang nhau. Đồng thời mỗi loại cầu trùng lại ký sinh trên một vị trí nhất định trong ruột gà như cầu trùng manh tràng không ký sinh ở ruột non và ngược lại. Mỗi loài cầu trùng thường cũng chỉ gây tác hại cho gà ở một lứa tuổi nhất định như : E. tenella chủ yếu gây bệnh cho gà con dưới 45 ngày tuổi, E. brunetti chủ yếu ở gà lớn.

Hình thái

Oocyst (nỗn nang) có hình trịn, bầu dục hay oval, có khi có hình lê, lớp vỏ trong ( hay lớp vỏ thứ hai ) thường dày, màu sắc vàng nhạt, vàng sẫm hay trắng nhạt. Phía trên có nắp nỗn nang, bên trong có chứa tế bào phơi.

Oocyst gây nhiễm có 4 Sporocyst (bào trùng). Mỗi Sporocyst chứa 2 Sporozoite (bào tử trùng). Trong Oocyst có thể cặn (Residium). Mỗi Sporocyst cũng có thể cặn và có thể Stieda. Sporozoite có hình lê dài, một đầu nhọn, có vịng cực ở phía đầu, lưới nội sinh chất, mạng lưới golgi, nhân, hạt hình trứng, màng

nguyên sinh chất…

Vòng đời

Xảy qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn hình thành bào trùng (Sporocyst)

Oocyst ra ngồi gặp các điều kiện khơ, không thuận lợi tồn tại được 18 – 30 ngày. Nếu gặp các điều kiện thuận lợi như ẩm độ, điều kiện thích hợp sau 12 – 48 giờ phát triển thành Oocyst có 4 Sporoplast. Thời gian dài ngắn khác nhau tùy lồi cầu trùng. Sau đó phát triển thành Sporocyst có chứa 2 Sporozoite trong mỗi bào tử.

Giai đoạn sinh sản vơ tính

Khi gia cầm ăn phải Oocyst gây nhiễm, vách Oocyst vỡ ra ở diều, giải phóng Sporocyst. Các Sporozoite bên trong trở nên hoạt động khi được hoạt hóa bởi dịch mật hay tripsin. Đến ruột non, các Sporozoite được giải phóng, xâm nhập lại và tạo thành các Meront (các giai đoạn sinh sản vơ tính) để tạo thành Schizoite và Meroite. Mỗi Meroite chứa khoảng 900 Merozoite. Sau 2,5 – 3 ngày chúng phá vỡ tế bào ruột hoàn thành sinh sản thế hệ 1.

Các Merozoite được sinh ra xâm nhập vào một tế bào mới lại tiếp tục sinh sản vơ tínhthế hệ 2 để cho ra nhiều Merozoite (mỗi Merozoite thế hệ 1 cho ra 200 – 250 Merozoite thế hệ 2, dài 16 µm, giai đoạn này xảy ra ở ngày thứ 5 sau khi nhiễm.

85

Một số Merozoite thế hệ 2 xâm nhập vào tế bào biểu mơ mới, đồng hóa nguyên sinh chất, đẩy nhân tế bào về một bên và tiến hành sinh sản vơ tính thế hệ 3 tạo thành 4 – 30 Merozoite thế hệ 3 dài 7 µm. Phần lớn Merozoite thế hệ 2 xâm nhập vào tế bào biểu mô bắt đầu sinh sản hữu tính.

Giai đoạn sinh sản hữu tính

Phần lớn Merozoite tạo thành Macrogametocycte (Macrogamont) tiền giao tử cái. Mỗi một Merozoite tạo ra một Macrogamont nằm dưới nhân tế bào sau đó phát triển thành giao tử cái (Macrogamete).

Số khác xâm nhập vào biểu mơ ruột tạo thành Microgamont sau đó phát triển thành Microgamete (giao tử đực). Có rất nhiều giao tử đực được sinh ra từ Merozoite, giao tử đực có 3 roi, phá vỡ tế bào xâm nhập vào tế bào có giao tử cái và thụ tinh tạo thành hợp tử (Zygote). Hợp tử phát triển thành hai lớp vỏ và phá vỡ tế bào biểu mô của vật chủ ra ngồi theo phân. Oocyst có trong phân ngày thứ 7 sau khi nhiễm. Mỗi một Oocyst có thể cho ra 2.520.000 Merozoite thế hệ 2. Mỗi một loài Eimeria sẽ tạo ra số lượng Merozoite là khác nhau. Tuổi của gia cầm khác nhau số lượng Merozoite thế hệ 2 sinh ra cũng khác nhau.

Bên cạnh E. tenella, E. necatrix gây bệnh nặng nhất và là một lồi quan trọng ở gà. Vì E. necatrix xâm nhập vào sâu tế bào ruột và thời gian lâu hơn do đó chúng gây bệnh chậm hơn.

Tổn thương thường thấy ở ruột non đoạn giữa và 2/3 phía trước, bệnh tích nặng, manh tràng ít bị tổn thương hơn, có chứa nhiều dịch nhầy. Tử vong thường xuất hiện ở ngày thứ 7 sau khi xuất hiện triệu chứng.

Gia cầm không uống nước , yếu hay đứng, cánh xà, mắt nhắm lại.

E. tenella : loài phổ biến ở manh tràng gia cầm khắp thế giới.

Oocyst hình trứng 14 – 31 x 9 – 25 µm, vỏ nhẵn gồm 2 lớp, khơng có

Micropile và thể cặn, có một hạt cực. Sporocyst hình trứng. Thời gian hình thành bào trùng từ 18 – 48 giờ.

Chu kỳ phát triển của E. tenella như chu kỳ phát triển của Eimeria chung.

Bệnh lý

Bệnh ở manh tràng thường thấy nhất ở gia cầm còn non, bệnh nặng ở 4 tuần tuổi. Ở 1- 2 tuần tuổi gia cầm có sức đề kháng cao hơn mặc dù 1 ngày tuổi đã có thể ăn phải Oocyst. Gia cầm lớn có sức đề kháng với cầu trùng.

Bệnh của manh tràng là một bệnh cấp tính gây tiêu chảy, xuất huyết tồn bộ manh tràng.

86

Triệu chứng này xuất hiện ở giai đoạn sinh sản vơ tính thứ 2, phân có máu 4 ngày sau khi nhiễm, gà ít ăn mệt, yếu nhưng vẫn uống nước. Xuất huyết nặng nhất ở 5 – 6 ngày sau khi nhiễm. Oocyst thường có nhiều trong phân ở ngày 8- 9 sau đó giảm nhanh.

Bệnh cầu trùng có thể tự khỏi nếu gia cầm có thể qua khỏi ngày 8 -9 sau khi nhiễm. Vách manh tràng dày, niêm mạc tróc ra khỏi ruột, xuất huyết toàn bộ manh tràng với nhiều dịch nhày.

Niêm mạc manh tràng có nhiều cục máu, thường thấy ở ngày thứ 7 vách manh tràng chuyển từ màu đỏ sang màu nhạt hay trắng sữa do việc tạo thành

Oocyst.

Dịch tễ

Eimeria phân bố rộng khắp trên thế giới, có ở khắp các nước. Bệnh xảy ra

nhiều ở gà nuôi theo hướng công nghiệp hơn là gà ta nuôi thả. Mọi lứa tuổi gà đều nhiễm.

Gà nhiễm cao từ 2 -4 tuần tuổi sau đó giảm thấp dần ở các lứa tuổi cao hơn. Trong điều kiện ni dưỡng chăm sóc khác nhau, tỷ lệ nhiễm có thể cao hơn ở tuần thứ 4 đến tuần thứ 8 sau đó giảm xuống, sau 2 tháng gà có sức miễn dịch với

Eimeria. Việc truyền bệnh do thức ăn, nước uống bị nhiễm bẩn, chất độn chuồng,

dụng cụ chăn ni và các cơn trùng động vật gậm nhấm có trong chuồng.

Chẩn đốn

Dựa vào triệu chứng bệnh tích để chẩn đốn, cần phân biệt với các bệnh do virus, vi khuẩn.

Mổ khám để quan sát những tổn thương của Eimeria gây ra.

Phòng trị

Khi phát hiện gà bị nhiễm Eimeria hay bị bệnh cần dùng các thuốc để điều trị :

- Oxytetracycline : 0,022 % trộn thức ăn - Coccibio, Anticocci, Nequinate, Sulmet…..

+ Phòng: Dùng thuốc phòng cho gà từ 1 ngày đến 60 ngày tuổi. Thường xuyên dọn chuồng và thay chất độn chuồng 15 – 30 ngày thay một lần.

- Dùng thuốc phịng liên tục hay theo liệu trình 3 – 3- 3; 5 – 5 – 5 ( tức 3 ngày dùng thuốc, 3 ngày nghỉ, 3 ngày dùng thuốc). Ni riêng gà lớn và gà con. Chăm sóc ni dưỡng tốt. Bổ sung bột cỏ hoặc vitamin vào thức ăn cho gia cầm.

87

5.2. Bệnh cầu trùng thỏ

Bệnh cầu trùng thỏ là một bệnh phổ biến nhất, thấy ở hầu hết các cơ sở chăn nuôi thỏ.

Tác hại của bệnh là làm chết hàng loạt thỏ con và làm giảm sức đề kháng của thỏ đối với các bệnh truyền nhiễm.

Gồm có 7 loại cầu trùng sau đây: - Emeiria stiedae: ký sinh ở gan.

- E. Porforans ký sinh ở ruột non, manh tràng.

- E.magna, E.iresdua, E.exigua, E. Piriformis: ký sinh ở ruột non. - E.media: ký sinh ở tá tràng.

- E.iresdua, E.exigua, E. Piriformis.

Dịch tễ

Chủ yếu truyền bệnh trực tiếp qua đường tiêu hoá .

Mùa mắc bệnh:Thường thì thấy bệnh phát triển vào mùa có ẩm độ cao và mưa nhiều ( mùa thu, mùa xuân). Thỏ lớn và thỏ mẹ tác động rất lớn trong việc lây truyền bệnh nhất là truyền bệnh cho thỏ con mới đẻ.

Thí nghiệm cho thấy.

Tác động của lồng thỏ đến việc gieo rắc mầm bệnh. Tác động của thức ăn, nước uống, dụng cụ và công nhân chăn nuôi trong việc truyền bệnh cầu trùng. Các động vật trung gian truyền bệnh. Tính cảm thụ và miễn dịch của thỏ.

Cơ chế sinh bệnh

Thỏ ăn phải noãn nang của cầu trùng đến đường tiêu hố nỗn nang sẽ giải phóng các bào tử con. Các enzym tuyến mật và tuyến tuỵ kích thích sự phát triển của các bào tử này rồi chúng xâm nhập vào các biểu mô ruột, gan lớn dần lên và sinh sản theo phương thức trực phẩm (sinh sản vơ tính).

Các merozoit sẽ được giải phóng lây nhiễm các tế bào khác của biểu mơ ruột, gan. Sau đó hình thành tế bào cái và tế bào đực rồi kết hợp thành hợp tử phóng thích nỗn nang ra ngồi theo phân khi phóng nỗn nang làm phá huỷ tế bào biểu mô ở ruột, gan (mịn đi của nhung mao) làm rối loạn q trình tiêu hố. Trong trường hợp bị nặng có thể xuất huyết tạo điều kiện cho vi khuẩn đường ruột xâm nhiễm, hơn nữa nó cịn sinh ra các độc tố.

Các yếu tố này làm con vật bị trúng độc nặng, biểu hiện co giật, ruột phình to, thiếu máu ở óc, thiếu protein và thiếu nước.

88

Triệu chứng

Mức độ bệnh khác nhau nên quá trình sinh bệnh cũng khác nhau. Con vật ăn ít hoặc bỏ ăn, mệt mỏi nằm một chỗ không muốn hoạt động, lông xù, con vật bị ỉa chảy nhiều và giảm trọng lượng nhanh, bụng to. Nếu trọng lượng thỏ giảm 20%, thỏ sẽ chết sau 24 giờ.

Ở giai đoạn cuối thỏ con thường có triệu chứng thần kinh, chảy dãi, viêm mí mắt(có dỉ) bốn chân bị run và tê liệt, chân sau cứng thẳng, chân trước thường vận động không theo ý muốn đầu quay về sau và kéo dài cho đến chết.

Bệnh cầu trùng gan tác động lên thỏ mọi lứa tuổi đặc trưng bởi tính vơ cảm tổng quát, khát nước, liệt vai và chi dưới kèm theo bụng chướng, sờ vùng gan thấy gan sưng to, niêm mạc hồng đản.

Bệnh tích

Thường thấy con vật gầy cịm, niêm mạc nhợt nhạt và hồng đản, phân dính nhiều xung quanh hậu mơn.

Trong trường hợp bị cầu trùng gan thì thấy gan túi mật và tuyến mật nở to phồng lên, Trên mặt gan và bên trên gan có nhiều điểm màu trắng hoặc vàng nhạt, Những điểm hoại tử này hình trịn to bằng hạt đậu xanh tập trung nhiều dọc theo ống dẫn mật, đem ép trên phiến kính những vết hoại tử này thì thấy có rất nhiều cầu trùng phát triển ở những giai đoạn khác nhau. Những tổn thương này sau ít ngày thành vơi hố, niêm mạc ống dẫn mật bị viêm cata, dịch mật đặc lại.

Trong trường hợp bị cầu trùng ở ruột thì mạch máu ở thành ruột sung huyết, niêm mạc ruột viêm cata, có nhiều điểm tụ huyết; tá tràng rộng và đầy lên, trong ruột non có chứa đầy khí và có rất nhiều niêm dịch.

Khảo sát máu cho thấy giảm hàm lượng huyết cầu tố, và số lượng hồng cầu, kèm theo tăng cao đáng kể thể tích tế bào packed cell volume (PVC) và lượng bạch cầu

Nghiên cứu sinh hoá hàm lượng canxi, sắt, đồng, kẽm và glucose giảm so với thú khoẻ điều này chứng tỏ thỏ bị suy dinh dưỡng do hoảng thành ruột hoặc do bội nhiễm khuẩn

Bệnh cầu trùng còn đi kèm chứng tăng hàm lượng bilirubin trong máu

Chẩn đoán

Trước khi chết căn cứ vào triệu chứng lâm sàng, căn cứ vào dịch tễ. Cần phải xét nghiệm phân xem có chứa nỗn nang trong phân khơng

89

Một số thuốc có thể hạn chế sự sinh trưởng của cầu trùng, giảm bớt số lượng

Một phần của tài liệu Giáo trình Ký sinh trùng (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 91 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)