Bệnh tiên mao trùng

Một phần của tài liệu Giáo trình Ký sinh trùng (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 83 - 86)

1 .Định nghĩa ký sinh trùng

1.Bệnh tiên mao trùng

1.1. Căn bệnh, động lực và phương thức truyền bệnh Căn bệnh Căn bệnh

Bệnh tiên mao trùng còn gọi là bệnh chiên mao trùng. Do loài

Trypanosoma evansi ký sinh trong máu của ngựa, lừa, dê, heo, chó, trâu bị và

74

Mầm bệnh dài 15 – 34 µm, độ dài của roi là 6 µcó hình suốt chỉ hay hình thoi, ở giữa có nhân, có màng rung động và gấp nếp rõ. Trong nguyên sinh chất có những hạt nhỏ bắt màu.

Hình 6.1: Trypanosoma evansi

Độc lực và phương thức truyền bệnh

Mầm bệnh sống được trong máu gia súc nhiều năm. Khi gia súc chết mầm bệnh sẽ bị phân hủy sau 12 giờ. Những lúc gia súc bị sốt cao sẽ tìm thấy mầm bệnh trong máu ngoại vi dễ hơn.

Độc lực của mầm bệnh phụ thuộc vào mùa, vùng, số lượng mầm bệnh, đường truyền bệnh và lồi vật chủ…Ở những nơi chữa khơng khỏi bệnh, có thể mầm bệnh đã tăng độc lực hoặc đã có sức đề kháng với thuốc.

Phương thức truyền bệnh: Mầm bệnh được truyền đi một cách cơ giới do mòng họ Tabanidae (mòng trâu) và ruồi Stomoxys, Haematopota, Lyperosia.

Ngoài ra dơi cũng truyền được bệnh.

Khi hút máu, cơn trùng hút ln cả Trypasonoma evansi vào trong vịi. T. evansi khơng có q trình biến thái nào và tồn tại được 48 giờ. Nhưng mầm bệnh

chỉ có khả năng gây bệnh trong 7 giờ sau khi côn trùng hút máu, việc truyền bệnh chỉ dễ dàng khi bữa ăn của côn trùng cách nhau không quá 15 giây. Do bữa ăn đang dở dang chúng chuyển sang đốt gia súc khác và truyền mầm bệnh.

Ruồi truyền bệnh do liếm máu có Trypasonoma. Khi liếm máu ở gia súc khác có vết thương, mầm bệnh sẽ qua vết thương truyền bệnh cho gia súc khoẻ.

Dơi hút máu sẽ truyền bệnh. Ngoài ra, một số tác giả cho rằng đỉa, vắt hút máu cũng có thể truyền bệnh nhưng cơ chế truyền chưa được mô tả rỏ ràng.

1.2. Dịch tễ

Trâu bò nhiễm ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu nhiễm ở lứa tuổi 3 – 8 năm là 16 – 18 %, trâu bò trên 8 năm nhiễm 4,1 – 7,3 %, bê nghé nhiễm 4 – 4,3 %.

75

Mùa xảy ra bệnh thường là mùa hè, mùa mưa khí hậu ấm áp, ve mịng hoạt động nhiều. Tuy nhiên vào mùa đơng và mùa khô do thiếu thức ăn, do phải cày kéo nhiều bệnh dễ xảy ra do bị nhiễm từ mùa hè trước đó.

1.3. Triệu chứng, bệnh tích Triệu chứng Triệu chứng

Trâu bị thường mang mầm bệnh nhưng khơng phát bệnh. Khi sức đề kháng yếu, bệnh có thể bộc phát, chuyển từ dạng mang trùng sang thể bệnh.

Vật sốt cao và gián đoạn (sốt cách nhật), nhiệt độ lên đến 39,5 – 41 0C có khi sốt kéo dài 2 – 4 ngày. Trâu bị thường bị chết lúc sốt cao. Nếu khơng chết sau đó nghỉ sốt 4 – 6 ngày, có khi kéo dài 18 ngày, rồi sốt lại. Khi sốt rất dễ tìm thấy ký sinh trùng trong máu. Trong khi sốt, trâu bò lờ đờ, cơ bắp co giật hoặc lồng lộn như điên, bốn chân cứng lại, đầu vẹo về một bên, hàm cứng. Hồng cầu giảm xuống còn 3,5 – 4,5 triệu. Hầu hết trâu bò đều giảm hồng cầu và gầy còm. Ký sinh gây suy tủy xương, gây thiếu máu.

Hội chứng thần kinh chiếm tỷ lệ 13 – 45,3 %. Vật điên loạn, mắt đỏ ngầu, phá chuồng, húc đầu vào tường. Nếu nhẹ hơn vật run rẩy từng cơn, trợn ngược mắt, ngã quỵ, sùi bọt mép sau 30 phút gia súc đứng dậy được. Phù thủng ở các phần thấp cơ thể như ở 4 chân từ khớp khuỷu trở xuống. Có khi phù nề ở phần yếm và ngực. Triệu chứng này xuất hiện 30,8 %. Tổ chức dưới da, chổ thủy thủng chứa nhiều dịch màu vàng. Do ký sinh làm tắc nghẽn mạch máu gây thay đổi áp suất thẩm thấu trong hệ tuần hoàn gây phù thũng. Viêm giác mạc và kết mạc. Mắt có nhiều ghèn. Khi viêm nặng mắt sưng, lồi to. Vật tiêu chảy nặng, phân có màu vàng hay xám, có lẫn nhiều bọt, mùi tanh khắm. Khi sốt trâu bị khơng ỉa chảy nhưng vẫn ăn. Triệu chứng này dễ nhầm lẫn với sán lá gan. Thể trạng gầy yếu suy nhược, sau 7 ngày có thể chết. Nếu ở thể mãn tính vật gầy rạc, lông dựng đứng xơ xác, mắt hõm sâu, cơ bắp teo dần, niêm mạc nhợt nhạt, hoàng đản.

Bệnh tích

Lịi dom, phân lỗng có mùi khắm, có lẫn máu. Xoang phế mạc, phúc mạc, tâm mạc có chứa dịch màu vàng. Chổ thủy thũng có nhiều dịch nhầy giống như keo. Thịt nhão và ướt. Tim nhão, sưng to, tụ máu lấm tấm. Phổi tụ máu từng đám, dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, cuối ruột già tụ máu bầm tím. Lá lách sưng to, gan sưng to.

1.4. Chẩn đoán

Dựa vào dịch tễ, triệu chứng bệnh tích. Khi dựa vào triệu chứng bệnh tích cần phân biệt với bệnh tụ huyết trùng, viêm dạ dày và ruột do giun sán, thiếu thức ăn, bệnh Anaplasmosis ( Biên trùng) và nhiệt thán.

76

Có nhiều biện pháp chẩn đốn. Vấn đề quan trọng là phải tìm được căn bệnh. Một số phương pháp sau :

Phương pháp xem tươi: ( xem di động của T. evansi trong huyết dịch ) Dùng miếng lame sạch khơ, nhỏ lên đó một vài giọt dung dịch chống đơng máu.

Dùng kéo cắt lông sát trùng tĩnh mạch tai. Lấy một giọt máu cho lên lame, đậy lamel lên và quan sát dưới kính hiển vi tại chổ ở độ phóng đại 10 x 40. Nếu có ký sinh thì thấy chúng di chuyển giữa các hồng cầu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phương pháp tập trung ly tâm:

Cho 1ml máu vào ống nghiệm (đã có 1ml chất chống đơng). Lắc nhẹ, để yên trong phòng một vài giờ hoặc ly tâm 3.000 vòng/ phút trong 3 phút. Dùng pipet hút lớp dịch gíap ranh giữa hồng bạch cầu và huyết thanh cho lên lame, đậy lamel lại và kiểm tra dưới hính hiển vi. Phương pháp này cho độ chính xác cao.

Phương pháp tiêm truyền qua động vật thí nghiệm:

Động vật có thể là chuột bạch, chuột lang, chuột cống trắng, thỏ, mèo, chó trâu bị, hoặc bê nghé khoẻ. Trước khi tiêm phải kiểm tra nhiệt độ của động vật thí nghiệm. Ni dưỡng chăm sóc tốt động vật thí nghiệm.

Chuột nhắt trắng : tiêm phúc mạc 0,2 – 0,6 ml/con. Sau 3 – 7 ngày chuột chết, bệnh tích mắt đỏ, mặt sưng, bụng tích nước  kết quả có Trypanosoma.

Thỏ : 1ml/ con 21 – 30 ngày sẽ biểu hiện triệu chứng.

1.5. Phòng, điều trị bệnh Phòng trị Phòng trị

Trypamidium (Samorin) : 0,25 – 0,5 mg/Kg thể trọng pha thành dung dịch 1 -2 % chích bắp hoặc chích dưới da.

Suramin ( Naganol, Moranyl) : 25 mg/ Kg thể trọng pha thành dung dịch 10 % chích tĩnh mạch, dùng 2 lần cách nhau 1 tuần.- Diệt côn trùng hút máu.- Chăm sóc ni dưỡng tốt.

Một phần của tài liệu Giáo trình Ký sinh trùng (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 83 - 86)