Bệnh thê lê trùng

Một phần của tài liệu Giáo trình Ký sinh trùng (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 90 - 91)

1 .Định nghĩa ký sinh trùng

3. Bệnh thê lê trùng

3.1. Căn bệnh, chu trình sinh học Hình thái Hình thái

Theileria annulata : dạng trong hồng cầu là dạng thể hiện nhiều nhất 70 – 80

%, có dạng hình trịn, oval, hình dấu phẩy, có khi giống cả Anaplasma. Kích thước 0,5 µm. Q trình sinh sản vơ tính tạo ra 2 cá thể mới

Vịng đời

Vật chủ trung gian là ve Hyanomma detritum, H. excavatum, H. truncatum.

Merozoite trong hồng cầu phát triển thành dạng suốt chỉ mảnh

(Microgamonts = giao tử được tạo ra bởi các tế bào đặc biệt). Giao tử đực sinh ra trong ruột ve sau khi hút máu 1 – 4 ngày. Giao tử đực có 4 nhân và một vài cơ quan giống như roi, phá vỡ Microgamont kết hợp với giao tử cái hình cầu. Hợp tử Zygote xâm nhập vào vách ruột ve, biến đổi dần thành dạng dài hơn và rời khỏi tế bào ruột về bạch huyết vào ngày 14 – 17. Sau đó xâm nhập tuyến nước bọt chuyển thành dạng sinh sản. Chúng tạo ra rất nhiều thể khác Sporobalast, chúng tiếp tục sinh sản thế hệ thứ 3 để tạo ra Sporobalast thứ cấp, Sporobalast thứ cấp tạo ra Sporozoite kéo dài 2 ngày.

Trâu bò bị nhiễm bệnh khi ve hút máu. Sporozoite xâm nhập vào

Lymphocyte và trở thành Meront (sinh sản vơ tính). Thể Koch được hình thành và phân chia tạo ra các Merozoite xâm nhập vào hồng cầu tạo thành các tiền giao tử đực và các tiền giao tử cái. Khi ve hút máu, các tiền giao tử này phát triển thành hợp tử sau đó xâm nhập vào tế bào ruột tạo thành các thể Kinete về tuyến nước bọt của ve tạo thành hàng ngàn Sporozoite.

3.2. Dịch tễ

Tỷ lệ nhiễm ở trâu bò Việt Nam từ 8,7 – 11 % có khi chỉ 1 %. Trâu bị thường nhiễm Theileria ghép với Anaplasma hoặc ghép với 3 loại Theileria, Babesia và

81

Anaplasma nhưng hiếm gặp hơn. Con non mắc bệnh nặng hơn gia súc trưởng thành. Những gia súc 18 tháng trở lên nhiễm nhẹ hơn.3.3. Triệu chứng, bệnh tích.

Triệu chứng và bệnh tích

Triệu chứng: Thời kỳ nun bệnh từ 14 – 20 ngày hoặc 4 tuần. Triệu chứng phụ thuộc vào mức độ nhiễm và mức độ ve hút máu. Các nốt bạch huyết ở gần nơi nhiễm ve sưng to. Khi mầm bệnh sinh sản vơ tính vật sốt cao 41 0C và thường tăng cao vào ngày thứ 3, kéo dài 4 – 5 ngày. Nếu không can thiệp gia súc sẽ chết. Tỷ lệ chết có thể lên đến 90 %. Qua giai đoạn sốt, nhiệt độ giảm xuống, vật tiêu chảy sau 7 ngày. Hồng đản nhẹ, nước tiểu có hồng cầu.

Bệnh tích: Phổi phù thũng, gan sưng, lá lách và các hạch bạch huyết viêm, sưng to. Thận xung huyết, các mô xung huyết. Viêm dạ múi khế. Tim xuất huyết. Niêm mạc đường tiêu hóa loét.

3.4. Chẩn đốn

Dựa vào triệu chứng bệnh tích. Lấy máu phết kính nhuộm Giemsa. Kỹ thuật ELISA.

Phương pháp kết hợp bổ thể (CF).

Phương pháp ngưng kết hồng cầu thụ động (PHA).

3.5. Phòng, trị bệnh Phòng trị

- Oxytetracycline : 5 – 15 mg/ kg thể trọng pha thành dung dịch 5 % chích bắp hoặc chích tĩnh mạch trong 4 – 6 ngày liên tục.

- Haemosporidine : 0.5 mg/kg thể trọng pha thành dung dịch 1 -2 % tiêm tĩnh mạch.

- Berenyl : 3,5 mg/ kg thể trọng pha thành dung dịch 7 % chích bắp.

Phịng: Trước mùa phát bệnh hoặc trong đàn có những con bị bệnh cần điều trị, những con cịn lại chích thuốc phịng, liều phịng bằng ½ liều điều trị.

Diệt ve Ixodidae. Dùng máu bò nhiễm Theileria chích cho gia súc sẽ tạo

được trạng thái miễn dịch.

Một phần của tài liệu Giáo trình Ký sinh trùng (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 90 - 91)