Bệnh giun đũa ở loài ăn thịt

Một phần của tài liệu Giáo trình Ký sinh trùng (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 59 - 74)

1 .Định nghĩa ký sinh trùng

4. Bệnh giun đũa ở loài ăn thịt

4.1. Căn bệnh, vòng đời

Căn bệnh

Giun đũa gây bệnh cho chó, mèo thường thấy có ba lồi: Toxocara canis, Toxascaris leonina, Toxocara cati.

Toxocara canis: ký sinh ở ruột non của chó, mèo, thường thấy ở chó dưới

sáu tháng tuổi.

Toxascaris leonina: ký sinh ở chó, mèo nhưng chó con dưới sáu tháng tuổi

thì ít thấy, thường thấy ở chó trưởng thành.

Toxocara cati: bệnh thường thấy ở mèo, ấu trùng có thể qua sữa mèo để

nhiễm cho mèo con.

Toxocara canis: Đầu hơi cong về mặt bụng và có ba mơi, cánh đầu rộng,

giữa thực quản và ruột có dạ dày nhỏ, đây là đặc điểm của họ Anisakidae. Con

đực dài 50-100mm đi cong hơi tù, có cánh đi, có hai gai giao hợp dài bằng nhau 0,075-0,085mm. Giun cái dài 90-180mm, đi thẳng hơi trịn kích thước 0,08-0,085 x 0,064-0,072mm, võ trứng dày màu vàng có lợn cợn như tổ ong.

Toxascaris leonina: đầu có ba mơi, thực quản đơn giản, hình trụ khơng có

hành thực quản và khơng có dạ dày, đầu có cánh, hẹp và hơi cong về phía lưng. Con đực 40-80mm, đuôi nhọn không tù, hai gai giao hợp bằng nhau 0,9-1,5mm. Con cái dài 60-100mm, trứng hơi tròn bên ngồi lớp vỏ nhẵn, đường kính 0,075- 0,085mm gồm hai lớp vỏ dày màu vàng nhạt.

Vòng đời

Toxocara canis: Trứng theo phân ra ngoài, nếu gặp điều kiện nhiệt độ 19-

22oC hình thành trứng có ấu trùng L2, nhiệt độ 28-30oC cần 2,5 ngày. Nhiệt độ cao hơn 40oC trứng bị chết, khi chó ăn phải trứng có ấu trùng, ấu trùng sẽ giải phóng ở ruột xâm nhập vào vách ruột, lột xác và phát triển thành giun trưởng

50

thành. Thời gian từ khi ăn phải trứng đến khi thành giun trưởng thành và có khả năng đẻ trứng mất 74 ngày.

Toxascaris leonina: trứng theo phân ra ngoài gặp điều kiện thuận lợi sau năm

ngày phát triển thành trứng có ấu trùng L2, vật chủ cuối cùng ăn phải trứng chứa ấu trùng, tới ruột ấu trùng được giải phóng theo mạch máu về gan lột xác thành L3 lên tim lên phổi sau đó ra khí quản được chó mèo nuốt lại lần 2 phát triển thành con trưởng thành sau một tháng.

Ấu trùng có thể di hành qua bào thai về phổi của thai và lột xác lần 3, khi được thai nhi nuốt xuống ruột phát triển thành con trưởng thành sau 3 tuần. Khi chó con bú sữa có lẫn L3 vào ruột non lột xác hai lần thành con trưởng thành.

4.2. Dịch tễ, cơ chế sinh bệnh

Trứng theo phân ra ngoài gặp điều kiện thuận lợi sau 5 ngày phát triển thành trứng có chứa ấu trùng gây nhiễm L2. Vật chủ cuối cùng ăn phải tới ruột ấu trùng được giải phóng theo mạch máuvề gan lột xác thành L3 lên tim, lên phổi sau đó ra khí quản được chó mèo nuốt trở lại ruột non lột xác 2 lần phát triển thành trưởng thành sau 1 tháng. Ấu trùng có thể di hành qua bào thai về phổi của thai lột xác thành L3. Khi được thai nhi nuốt xuống ruột phát triển thành trưởng thành sau 3 tuần. Khi chó con bú mẹ lẫn L3 vào ruột lột xác 2 lần thành trưởng thành. Một số ấu trùng do đi lại chỗ mà đóng kén Toxaskar ở chó ăn phải trứng, sẽ trở thành vật chủ tích trữ của Toxocara. Khi chó, mèo ăn phải sẽ bị nhiễm giun trưởng thành.

4.3. Triệu chứng, bệnh tích Triệu chứng

Chó mẹ có thể chứa giun đũa nhưng thường chỉ là vật mang mầm bệnh, ít thể hiện triệu chứng bệnh, chó con trong bụng mẹ đã có thể nhiễm giun, sau khi sinh 21 ngày tuổi có thể xét nghiệm thấy trứng giun trong phân chó con.

Chó con nhiễm giun mất tính thèm ăn, thiếu máu, gầy cịm lơng xù, chậm lớn, tiêu chảy, bụng to, ói mữa có lẫn cả giun, bụng căng nổi cộm, có thể nhận biết từng đoạn ruột căng cứng. Nhiễm nặng có thể gây tắc ruột, nơn, bỏ ăn, thủy thủng, tích nước xoang bụng.

Triệu chứng thường thấy ở chó dưới hai tháng tuổi có triệu chứng thần kinh, co giật. Trong q trình di hành ấu trùng di hành qua mặt gan, thận, phổi, não gây hoại tử các cơ quan và gây viêm phổi phù thủng xuất huyết.

51

Ruột to hơn bình thường bên trong chứa nhiều giun, có khi gây tắc ruột hoặc vỡ ruột, làm tắc ống dẫn mật và có thể gây vỡ ống dẫn mật. Niêm mạc ruột viêm cata xuất huyêt, nếu nặng gây viêm phúc mạc.

4.4. Chẩn đốn

Xét nghiệm phân tìm trứng hoặc dựa theo triệu chứng ói mữa, gầy cịm, lúc ói có cả giun ra đường miệng.

4.5. Phịng, trị bệnh Điều trị

Bệnh nên trị sớm, nhất là chó con, nên bắt đầu cho chó uống thuốc lúc hai tuần tuổi đồng thời điều trị cùng lúc cho chó mẹ. Sau đó lặp lại khi kiểm tra phân thấy trứng giun, có rất nhiều loại thuốc có hiệu quả với giun đũa như: Piperazine, Toluene, Diethylcarbamazine, Dithiazanine, Fenbendazole, Mebendazole, Albendazone, Nitroscanate, Levamisole, Pyrentel pamoate.

Piperazine: 100mg/kg thể trọng cho uống lần đầu lúc 21 ngày tuổi, lặp lại sau 1 tháng và 6 tháng.

Mebendazole: 22mg/kg thể trọng ngày uống một lần, uống trong 3 ngày. Thuốc này không sử dụng cho mèo.

Levamisole: cho uống 7mg/kg thể trọng

Nếu chó quá kiệt sức thì phải trợ sức, bồi dưỡng.

Phịng bệnh

Chó cái 3 tuần trước khi đẻ cho đến hai ngày sau khi đẻ cho uống hàng ngày Fenbendazole 25mg/kg thể trọng .

Chó con bắt đầu cho uống thuốc lúc hai tuần tuổi và cứ cách hai tuần một lần cho đến mười hai tuần tuổi.

Chó lớn mỗi tháng uống một lần.

Mèo con bốn tuần tuổi bắt đầu cho uống, sau đó ba tháng một lần.

5. Bệnh giun đũa gà 5.1. Căn bệnh, vòng đời

Căn bệnh và ký chủ:

Bệnh do Ascaridia galli gây ra, ký sinh ở ruột non của gà, giun tương đối lớn màu vàng nhạc hoặc màu ngà trên thân có vân ngang, quanh miệng có ba mơi, trên mỗi mơi có răng.

52

Con đực có kích thước từ 20 – 70 cm, cuối đi có cánh đi và mười đơi gai chồi, ngồi ra cịn có bàn hút trước hậu mơn hình trịn, hai gai giao hợp rất nhọn có kích thước bằng nhau 0,63 – 1,9 mm phía trên phình to.

Con cái có kích thước từ 60 – 100 mm âm hộ ở đoạn giữa của cơ thể, hậu mơn ở cuối thân.

Trứng hình bầu dục dài hai đầu hơi tù bên trong có tế bào phơi nằm giữa trứng, kích thước 0,075 x 0,045-0,057 mm. Màng ngồi nhẵn màu tro nhạt.

Ký sinh chủ yếu ở gà rừng, vịt, ngỗng, một số chim hoang.

Vịng đời

Phát triển trực tiếp khơng cần ký chủ trung gian, giun cái đẻ trứng mỗi ngày khỗng 52.000 trứng, trứng theo phân ra ngồi với điều kiện nhiệt độ, ẩm độ và oxy thích hợp sau 05 – 25 ngày phát triển thành trứng cảm nhiễm chứa ấu trùng bên trong, gà nuốt phải trứng cảm nhiễm, trứng đi vào dạ dày tuyến và dạ dày cơ ấu trùng nở ra thường di hành xuống ruột non, sau 1-2 giờ ấu trùng chui vào túi Lieberkhul tiếp tục phát triển ở đó khoảng 19 ngày rồi trở lại xoang ruột hồn thành vịng đời 35-38 ngày. Giun trưởng thành sống trong ruột non gà từ 9 – 14 tháng.

5.2. Dịch tễ, cơ chế sinh bệnh Dịch tễ

Bệnh phổ biến khắp nơi ở Việt Nam và thế giới. Tuổi gà cao tỷ lệ nhiễm càng thấp. Sức đề kháng của trứng: vào mùa ẩm trứng duy trì sức sống 6-6,5 tháng trong đất.

Trứng phát triển tốt ở nhiệt độ 17-39oC, ẩm độ 90-100%. Nhiệt độ 20oC, ẩm độ 90-100% sau 17-18 ngày phát triển thành trứng cảm nhiễm,

Nhiệt độ 25oC, ẩm độ 90-100% sau 09 ngày phát triển thành trứng cảm nhiễm,

Nhiệt độ 30oC, ẩm độ 90-100% sau 07 ngày phát triển thành trứng cảm nhiễm Nhiệt độ 35-39oC, ẩm độ 90-100% sau 05 ngày phát triển thành trứng cảm nhiễm. Nhiệt độ > 50oC trứng chết nhanh.

Gà ni thiếu vệ sinh thì tỷ lệ nhiễm cao và khi khẩu phần thiếu vitamin A và B thì gà cũng bị nhiễm bệnh cao hơn.

53

Ấu trùng vào ruột phá hoại niêm mạc và nhung mao gây viêm, tụ máu mở đường cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây ra bệnh kế phát, gà nhiễm nhiều gây tắc ruột, thủng ruột, tiết độc tố làm gà ngộ độc, chậm lớn, lượng trứng giảm.

5.3. Triệu chứng, bệnh tích

Bệnh ở thể nhẹ triệu chứng và bệnh tích khơng rõ, thường thể hiện triệu chứng thiếu máu, gầy phân lỏng, cánh rũ, lông xù, kéo dài sau 40 ngày gà sẽ gầy còm và chết.

Bệnh nặng làm chết gà, xác chết gầy, lông xù, mào gà trắng nhợt, ấu trùng gây tổn thương niêm mạc ruột có hiện tượng viêm, thủy thủng, xung huyết, tụ huyết. Những nơi có nhiều ấu trùng ký sinh thì tổ chức liên kết tăng sinh, gan thường tụ máu, tế bào thần kinh bị teo.

5.4. Chẩn đoán

Phương pháp kiểm tra phân.

5.5. Phòng, trị bệnh Điều trị

Piperazin: 200-300mg/kg thể trọng trộn lẫn vào thức ăn. Dầu xăng: 2ml/kg thể trọng tiêm vào diều gà.

Tetremisole: 50mg/kg thể trọng.

Phòng bệnh

Định kỳ tẩy giun cho gà lớn và gà con bằng Peperazin.

Diệt căn bệnh mơi trường ngồi, qt dọn chuồng gà thường xuyên, định kỳ làm vệ sinh nền chuồng, sân chơi, máng ăn.

Nuôi riêng gà lớn và gà nhỏ.

6. Thực hành

Các phương pháp xét nghiệm tìm trứng giun trịn

6.1. Chuẩn bị dụng cụ và mẫu vật

Kính hiển vi, lam lamen, đũa thủy tinh, bọc nilon, phân (heo, trâu, bị), găng tay, phích đá, cóc nhựa, sổ sách ghi chép

6.2. Phương pháp tiến hành

Phương pháp nàu chẩn đoán được các loại trứng giun trịn

Phương pháp này dùng dung dịch có tỷ trọng (d = 1.18 – 1.2) nặng hơn trứng. Như vậy để trứng (d = 1.01 – 1.02) nổi lên mặt nước dễ dàng, ta có thể dùng các

54

dung dịch muối bão hòa sau: dung dịch NaCl, dung dịch ZnSO4, dung dịch MgSO4...

Giáo viên giới thiệu và tiến hành các thao tác mẫu. Sinh viên và thực hành. Cuối buổi học, giáo viên hỏi lại sinh viên các thao tác đã làm.

6.3. Nội dung thực hành 6.3.1. Lấy mẫu phân

Dùng túi nilon sạch , lộn ngược rồi đeo vào tay hoặc đeo găng tay bảo hộ, đưa vào trực tràng lấy phân trực tiếp trong trực tràng con vật hoặc lấy phân con vật vừa thải ra môi trường.

Kiểm tra phân ngay sau khi lấy, trường hợp chưa kiểm tra được ngay phải bảo quản mẫu phân trong phích đá.

6.3.2. Cách tiến hành

Muối NaCl đem hòa tan (450g + 1 lít nước ) khuấy đều đun sơi để nguội lắng cặn, lấy phần nước trong qua giấy lọc hay bơng thấm nước (nước muối bão hịa)

Cho 1-2g phân tươi vào lọ, dùng đũa thủy tinh khuấy kỹ với nước muối bão hòa.

Lọc qua lưới lọc có 81 lổ/1cm3 qua 1 cái cốc khác, để loại bỏ cặn

Sau đó cho một ít hỗn hộp tren đã lọc vào một lọ thủy tinh, điều chỉnh nước muối bão hòa đến miệng lọ.

Đậy lamen lên miệng lọ, sau cho khơng có bọt khí, để n 15 – 20 phút. Lấy lamen ra, lật ngược rồi đặt lamen len, xong đem kiểm tra dưới kính hiền vi 10X.

6.3.3. Kết quả

Để tìm và danh trứng, biết được cường độ nhiễm như bài 1

6.4. Tổng kết nhận xét đánh giá

Đánh giá kết quả thực hành dựa vào việc kiểm tra lại kiến thức sinh viên ghi nhận trong buổi thực hành.

Ghi chép đầy đủ, chính xác những thơng tin cần thiết. Sinh viên tham gia đầy đủ các thao tác.

Tinh thần thái độ học tập nghiêm túc. Viết bài phúc trình.

55

Ngồi ra cịn có thể thực hiện phương pháp ly tâm nối để tìm trứng giun trịn

CÂU HỎI ƠN TẬP

1. Đặc điểm hình thái, vịng đời, phân loại giun trịn?

2. Căn bệnh, ký chủ, dịch tễ, cơ chế sinh bệnh, triệu chứng, bệnh tích, chẩn đốn, điều trị, phịng bệnh giun đũa bê nghé?

3. Căn bệnh, ký chủ, dịch tễ, cơ chế sinh bệnh, triệu chứng, bệnh tích, chẩn đốn, điều trị, phịng bệnh giun đũa heo?

4. Căn bệnh, ký chủ, dịch tễ, cơ chế sinh bệnh, triệu chứng, bệnh tích, chẩn đốn, điều trị, phịng bệnh giun đũa loài ăn thịt?

3. Căn bệnh, ký chủ, dịch tễ, cơ chế sinh bệnh, triệu chứng, bệnh tích, chẩn đốn, điều trị, phịng bệnh giun đũa gà?

BÀI 4

KÝ SINH VẬT LỚP ARACHNIDA ( HÌNH NHỆN) MĐ21-05

Giới thiệu:

Ve, cịn gọi là bét hoặc tích (Ixodida) là các lồi hình nhện, thường dài từ 3 đến 5 mm, là một phần của liên bộ Parasitiformes. Cùng với ve bét, chúng tạo thành phân lớp Acari. Ve là các loài ký sinh bên ngoài, sống bằng cách hút máu của động vật có vú, chim, và đơi khi cả bị sát và lưỡng cư.

Các loại ve chủ yếu kí sinh trên cơ thể vật ni trong nhà, đặc biệt là chó. Chúng lây lan từ động vật này qua động vật khác khi động vật tiếp xúc với nhau.

56

Ve khơng những hút máu của động vật, mà cịn có khả năng truyền nhiễm một số loại bệnh sang người. Một vài loài ve có thể tiết ra độc tố nguy hiểm.

Mục tiêu:

- Kiến thức: Sinh viên hiểu, trình bày được vịng đời, tác hại của ký sinh vật lớp

hình nhện đối với ký chủ; cách phòng, trị các bệnh do ký sinh vật lớp hình nhện gây ra cho gia súc.

- Kỹ năng: Thực hiện được phương pháp chẩn đốn, phịng và trị các bệnh do ký

sinh vật lớp hình nhện gây ra cho các ký chủ.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Học tập nhiêm túc, sáng tạo; áp dụng kiến

thức, kỷ năng đã học để chẩn đốn, phịng và trị các bệnh do ký sinh vật lớp hình nhện gây ra có hiệu quả cao, đảm bảo an toàn.

1. Phân bộ ve ký sinh 1.1. Họ ve cứng (Ixodidae) 1.1.1. Đặc điểm hình thái Hình thái

Ve trưởng thành nhỏ lúc đói dài 2 – 4mm, khơng có rãnh hậu mơn, có mắt, ve đực có 2 đơi mai bụng, một đơi cạnh hậu mơn và một đơi phụ nằm ở phía ngồi, ve đực có mấu đi.

Hiện nay đã có trên 20 loài ve thuộc giống này, ở những nước nhiệt đới có 5 lồi. Ve Boophilus là ve một vật chủ thường ký sinh ở động vật chân guốc chẵn. Ngồi ra cịn gặp ở thú ăn thịt, gặm nhấm, lưỡng thê, côn trùng.

Ve Boophilus là ve một vật chủ thường ký sinh ở trâu bị, ngồi ra cịn thấy ở chó, gà và một số lồi chim. Ve thích sống trên các đồng cỏ, bãi chăn có nhiều cỏ ở vùng đồng bằng, trung du hay miền núi.

Hình 5.1 Ve Cứng Boophilus curtice

Bên trái: mặt lưng, bên phải: mặt bụng

Hình 4.1: Hình ve cứng

57

Ve đực có bữa ăn ngắn khơng bao giờ ăn thật no. Bữa ăn của ve cái từ 6 – 8 ngày. Ve cái có chửa từ 3 – 15 ngày có khi 19 – 39 ngày. Thời gian đẻ trứng từ 5 – 30 ngày. Trứng ra ngồi sau 6 – 46 ngày tùy nhiệt độ mơi trường trở thành larva.

Larva có bữa ăn 4 – 13 ngày và có thể nhịn đói được 120 – 150 ngày. Tuổi

thọ tối đa của ấu trùng là 240 ngày. Nymph từ khi lột xác đến no máu là 5 – 14 ngày. Ve thích bám ở những nơi da mỏng như háng, ngực, nách của bò. Ve đực, cái thụ tinh hút máu no rơi xuống đất đẻ 2.500 trứng ở cây cỏ sau 6 – 14 ngày nở ra larva. Sau 5 – 14 ngày lột xác 2 lần thành trưởng thành.

Ve truyền các bệnh Babesia bigemina, B. berbera, B. ovis, Anaplsma marginale, Nuttalia equi, Theileria mutans.

1.1.3. Biện pháp phòng trừ ve cứng (Ixodidae)

Ve cứng hút máu gia súc gây ngứa ngáy khó chịu, giảm ăn, kém ngủ, làm ảnh hưởng đến tăng trọng gia súc. Những độc tố do ve tiết ra gây viêm da, ngứa. Ve còn truyền nhiều bệnh cho gia súc, gia cầm và người. Muốn phòng trừ ve có hiệu quả cần nắm được thành phần lồi ve, đặc điểm sinh thái, sinh học sự phân bố, trên cơ sở đó mới phịng trừ một cách có hiệu quả. Ngày nay, người ta đã sử dụng các loại thuốc cho trâu bị uống hoặc chích dưới da cho trâu bị. Khi ve hút máu sẽ hút luôn thuốc ve sẽ rơi ra và chết. Tuy nhiên khi thực hiện phòng trừ ve

Một phần của tài liệu Giáo trình Ký sinh trùng (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 59 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)