1 .Định nghĩa ký sinh trùng
2. Bệnh giun đũa bê nghé
2.1. Căn bệnh, vòng đời
Căn bệnh và ký chủ
Bệnh do giun thuộc loài Neascaris vitulorum gây ra. Ký sinh ở ruột non bê nghé. Giun có hình dạng giống như chiếc đũa, màu trắng ngà, đầu có 3 mơi, chân môi tương đối rộng. Thực quản dài 3 -4 mm, nơi nối tiếp với ruột phình ra gọi là dạ dày nhỏ, đây là đặc điểm quan trọng của họ Arisakidae.
Giun đực nhỏ hơn giun cái. Giun đực dài 11 – 15cm/ 5mm, đuôi cong trước và sau hậu mơn phía mặt bụng có nhiều gai 15 – 27 gai chồi, ở mặt bụng có hai
44
hàng, 5 đơi gai sau hậu mơn, trong đó có một đơi gai giao hợp dài 0,9 – 1mm, có một màng mỏng suốt dọc theo thân.
Con cái dài 19 – 25 cm/5 mm. Âm hộ khoảng 1/8 trước thân. Đi hình nón dài 0,37 – 0,42 mm. Gần chóp đi có 2 gai bên mặt bụng, có bao phủ nhiều gai ở đi.
Trứng hơi trịn, có 4 lớp vỏ, kích thước 0,08 – 0,09 mm/ 0,07 – 0,08 mm.
Vòng đời
Phát triển trực tiếp, giun trưởng thành ký sinh ở ruột non, đôi khi ở dạ múi khế, ống dẫn mật. Giun cái thường xuyên đẻ trứng ở ruột non, theo phân ra ngoài, gặp điều kiện nhiệt độ, ẩm độ thuận lợi trứng sẽ phát triển thành trứng chứa ấu trùng.
Ấu trùng lột xác một lần nữa trong trứng tạo thành L2.
Nếu trâu bò, bê nghé ăn phải trứng, ấu trùng được giải phóng xuống ruột, di hành về gan, tim, phổi sau đó xuống ruột non phát triển thành giun trưởng thành sau 43 ngày.
Khi mang thai, trâu bò mẹ ăn phải trứng gây nhiễm, bê nghé đẻ ra sau 20 – 31 ngày đã có trứng giun đũa trong phân. Điều này cho thấy giun đũa bê, nghé truyền qua bào thai. Giun đũa bê, nghé còn truyền qua sữa.
Ngồi ra cịn thấy giun đũa trong phân của bê nghé 14 ngày sau khi sinh điều đó chứng tỏ trâu bị chửa ăn phải trứng cảm nhiễm truyền qua bào thai của bê nghé. Trong cơ thể bê nghé giun đũa sống được 3 -4 tháng.
2.2. Dịch tễ, cơ chế sinh bệnh Dịch tễ
Vùng và mùa phát bệnh: vùng miền núi, trung du và đồng bằng đều nhiễm nhưng thường ở vùng núi nặng hơn vì (trứng giun đũa có sức đề kháng mạnh dưới nhiệt độ 00C và nóng 420C khơ ráo tuy trứng có ngừng phát triển nhưng thành trứng gây nhiễm thì sức đề kháng của chúng rất mạnh.
Khí hậu nhiệt đới nước ta thuận lợi cho sự phát triển. Kỹ thuật chăn ni miền núi cịn kém, thả rong theo mẹ đi ăn, chuồng ẩm ướt đầm lầy, ao tù nước đọng, vào mùa đông thưa cỏ, trâu mẹ không đủ sữa cho con bú dễ mắc bệnh. Thống kê nghé nặng hơn bê. Tuổi nghé mắc bệnh sớm nhất là 14 ngày, muộn nhất là 65 ngày.
45
Tác động cơ giới, ấu trùng di hành làm tổn thương tổ chức. Giun trưởng thành làm tắc ruột, thủng ruột, chui vào ống dẫn mật.
Độc tố giun tiết độc tố làm bê nghé trúng độc, ỉa lỏng, gầy sút.
Chiếm đoạt chất dinh dưỡng, giun lấy chất dinh dưỡng nuôi bản thân làm cho con vật gầy yếu.
2.3. Triệu chứng, bệnh tích Triệu chứng
* Bệnh nhẹ : bê nghé có dáng điệu lừ đừ, lơng xù, đầu cúi, lưng cong, bụng to, đuôi cụp.
* Bệnh nặng : bê nghé bỏ ăn, nằm một chổ, thở yếu, niêm mạc nhợt nhạt ban đầu sau đó ỉa chảy (ỉa phân trắng ), phân lỏng có mùi hơi thối đặc biệt. Sốt 410C, gầy và chết, trước khi chết thân nhiệt giảm xuống 35 – 36 0C. Nếu nghé khỏi, phân trắng chuyển sang màu vàng rồi màu xám và màu đen và bớt tanh.
Thời gian bệnh ngắn nhất là 5 ngày dài nhất 45 ngày, nghé thường chết 7 – 16 ngày sau khi phát bệnh.
Triệu chứng đặc biệt:
- Xuất hiện chướng hơi sau khi phát bệnh. - Miệng có mùi acêton.
- Tiêu chảy phân trắng.
Bệnh tích
Tá tràng có nhiều giun cuộn lại thành từng bó tới 300 giun/ nghé. Giun cắm thủng màng ruột, niêm mạc ruột tụ máu lấm tấm đỏ, xuất huyết nặng.
Xoang ngực, xoang bụng bao tim tích nước. Sữa đặc lại ở dạ múi khế.
Phổi viêm- gan thoái hoá.
2.4. Chẩn đoán
Dựa vào triệu chứng đặc biệt. Kiểm tra tìm trứng.
Mổ khám gia súc non.
2.5. Phòng, trị bệnh Phòng bệnh Phòng bệnh Phòng bệnh
46
Cách ly và chữa cho bê nghé hết bệnh. Trâu bò chửa phải bồi dưỡng để khi đẽ có nhiều sữa cho con bú. Chăm sóc tốt bê nghé sơ sinh.
Tẩy uế chuồng trại mỗi tháng 2 lần, ủ phân đúng cách.
Dùng thuốc tẩy và diệt ấu trùng cho trâu bò trong thời kỳ mang thai như : Thibendazol, Ivermectin, Doramectin, những thuốc này tẩy được cả các nhóm giun xoăn dạ dày, giun móc, giun kết hạt và giun phổi.
Trong chăn nuôi tập thể:
- Tẩy giun cho bê từ 1 tháng tuổi, khi tẩy nhốt lại 5 – 7 ngày - Hằng ngày vệ sinh sân chơi
- Ni bị chửa riêng và ni bê tách mẹ - Chăn dắt luân phiên đồng cỏ.
Điều trị
Piperazin : 0,2 – 0,5 g/Kg thể trọng cho nghé nhịn 24 giờ Tetramisol : 0,015 g/ Kg thể trọng
Lá đu đủ : 20 – 30 g/ Kg thể trọng
Bột cau 20 g + 25 g diêm sinh trộn vào nước uống.