1 .Định nghĩa ký sinh trùng
2. Bộ bọ chét
Bọ chét thuộc bộ Siphonaptera. Trong bộ này có khoảng 2.000 lồi, 200
giống và 17 họ. Có 2 họ liên quan đến chăn nuôi thú y. bo chét ký sinh trên cơ thể gia súc, gia cầm và người. Chúng hút máu, gây khó chịu và truyền các vi khuẩn, virus cho gia súc và người.
Hình thái
Bọ chét dài 1,5 – 4 mm. lớp kitin phủ bên ngoài dày và có màu nâu hoặc nâu đen. Mắt kép lớn hoặc khơng có mắt, đầu nhỏ trịn hay gãy góc. Có phần phụ
66
miệng kiểu chích hút, đầu có 2 Anten, mỗi cái có 3 đốt. Ngực gồm 3 đốt có mang 3 đơi chân, đơi thứ 3 rất to và khoẻ. Các khớp chân có chất Arthropodine co giãn, dẻo.
Vòng đời
- Bọ chét hút máu từ 1 – 12 lần/ ngày, số lần hút máu thay đổi tùy từng loài bọ chét, tùy từng lồi gia súc và tùy thuộc nhiệt độ mơi trường. Bữa ăn của bọ chét thường đứt đoạn không đầy đủ. Khi hút máu no bọ chét sẽ đẻ trứng và ngược lại. Trứng đẻ ra từng đợt mỗi lần đẻ 2 – 4 hoặc 6 trứng ở da động vật hoặc ở đất chung quanh chổ của gia súc. Mỗi bọ chét cái đẻ được 400 – 800 trứng. Trứng có hình Oval dài 0,3 – 0,5 mm, có màu trắng, sau 2 – 20 ngày trứng nở thành Larva tùy thuộc điều kiện môi trường nhưng không kéo dài quá 20 ngày.
Có 3 giai đoạn Larva và nó có hình dạng giống con sâu.
- Larva có 10 đốt, mỗi đốt có nhiều lơng tơ dài 2 – 4 mm màu vàng và rất hoạt động, tránh ánh sáng. Mỗi giai đoạn Larva kéo dài 2 – 6 ngày. Larva ăn máu khô, ăn hạt bụi hữu cơ, những chất thải ra từ bọ chét trưởng thành hoặc ăn chất thải từ động vật, hoặc ăn các ấu trùng khác. Giai đoạn cuối của larva có kén bao bọc, có nhiều hạt bụi ở chung quanh, sau một tuần phát triển thành Nymph.
Nymph không di động, không ăn, thời gian này kéo dài 1 – 2 tuần. Nếu gặp
điều kiện không thuận lợi, nhộng (Nymph) có thể tồn tại 3 – 7 tháng. Sau đó lột xác thành bọ chét trưởng thành. Bọ chét trưởng thành không hút máu sống được 1 tháng. Nếu gặp điều kiện khơ chỉ tồn tại trong vịng một thời gian ngắn.
Bọ chét thường chọn những vật chủ thích hợp, Mỗi lồi động vật có một lồi bọ chét riêng. Khi thiếu vật chủ thích hợp, chúng có thể lựa chọn vật chủ khác.
Vai trò gây bệnh và truyền bệnh
Khi hút máu bọ chét gây ngứa, vật hay cào gãi không nghĩ và không ngủ, gây viêm da.Nước bọt của bọ chét có tác dụng chống đơng máu tăng Eosinophil. Bọ chét còn là vật chủ trung gian truyền các bệnh dịch hạch, sốt phát ban ở chuột và người.
Phòng và trị bọ chét
Khi phát hiện gia súc bị bọ chét dùng các thuốc sau :
- Vịng đeo cổ có tẩm Amitraz, Diazinon đeo cho chó mèo, cứ một tháng nên thay một lần.
67
- Taktic : 2ml/ 1 lít nước tắm hay phun lên mình chó 2 - 3 lần/ tuần