Giá cao su xuất khẩu

Một phần của tài liệu ThỰc trạng, tiềm năng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất và xuất khẩu cao su của việt nam (Trang 63 - 65)

III. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CAO SU CỦA VIỆT NAM 1 Quy mô xuất khẩu

4. Giá cao su xuất khẩu

Thời kỳ 1997-2000: giá cao su bắt đầu xuống khi khủng hoảng tiền tệ xảy ra vào tháng 6/1997. Giá cao su thiên nhiên cú lỳc đó xuống đến mức thấp nhất trong 30 năm qua (xấp xỉ 500 USD/tấn). Hai năm 1997 và 1998 là những năm giá thấp nhất từ trước tới nay. Mức giá thấp kéo dài cho đến cuối năm 1999 mới có chiều hướng khơi phục. Một mặt vì nền kinh tế của các nước châu Á đã hồi phục tương đối nhanh, mặt khác thời tiết mưa nhiều cũng làm cho sản lượng của các nước trồng cao su như Thái lan, Malaixia sụt giảm. Đặc biệt, tình hình của Inđụnờxia thỡ nghiêm trọng hơn do trong

Kho¸ ln tèt nghiƯp Nguyễn thị hồng hạnh a

những năm vừa qua do giá cao su thấp, các nhà trồng cao su đã khai thác quá mức cây cao su do đó sản lượng đã có dấu hiệu sụt giảm.

Bảng 20: Giá cả cao su Việt nam so với thị trường thế giới. (Loại sản phẩm CSR 5L và RRSS2)

Đơn vị: USD/tấn, tỷ lệ: %

Các mốc thời gian Giá thị trường thế giới Giá xuất khẩu Việt nam So sánh VN/TG Thời kỳ 1990-1993 800-900 700-850 90,1 Đầu năm 1994 850-1100 725-925 77,5 Cuối năm 1994 1500-1600 1400-1500 93,4 Đầu năm 1995 1600-2000 1400-1800 88,5 Cuối năm 1995 1400-1700 1200-1400 83,8 Đầu năm 1996 1850-2079 1350-1650 77,8 Cuối năm 1996 1700-1784 1250-1420 77,2 Đầu năm 1997 1018-1020 850-900 85,6 Cuối năm 1997 750-760 625-650 83,4 Đầu năm 1998 750-780 660-667 86,1 Cuối năm 1998 680-700 650-670 95,0 Đầu năm 1999 630-650 552-570 86,5 Cuối năm 1999 650-680 554-580 83,5 Đầu năm 2000 650-750 600-605 83,1 Cuối năm 2000 750-770 610-615 80,0

(Nguồn: Bộ thương mại)

Năm 2001 là một năm đầy biến động với thị trường cao su Thế giới, điều này có ảnh hưởng rất lớn đến Việt nam. Thời gian qua giá cao su trên thị trường đã biến động khơng thể dự đốn được. Thị trường xuất khẩu cao su chính của Việt nam là Trung Quốc, tháng 12 năm 2001 giá giao dịch mậu biên tại các cửa khẩu Trung quốc chỉ còn 6,8 triệu đồng/ tấn (tương đương với 480USD). Sang đầu năm 2002, giá cao su bắt đầu ổn định hơn và bắt đầu tăng, khoảng 580USD/ tấn, tuy nhiên vẫn chưa được vững chắc.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng giỏ quá thấp, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do chủng loại. Các chủng loại cao su được sản xuất từ nguyên liệu mủ nước (L,3L,CV) của Việt nam chiếm xấp xỉ 80% tổng sản lượng cao su sản xuất ra. Trong khi đó thị trường cho các chủng loại này rất hạn chế và dễ bão hồ khi có nhiều nguồn cung cấp. Cũng vì lý do đó, giá

Kho¸ ln tèt nghiƯp Ngun thị hồng hạnh a

cao su của chủng loại từ mủ tạp đã được nâng lên cao một cách đáng kể hoặc có thể núi giỏ của chủng loại từ mủ nước bị kéo xuống rõ rệt để khoảng cách giữa hai nhóm chủng loại lớn này càng ngày càng hẹp.

Trong khi đó, thị phần của Việt nam đối với chủng loại này chưa ổn định, chưa có những khách hàng truyền thống mua với khối lượng lớn. Đại bộ phận được đưa ra mậu biên , chịu sự thăng trầm của thị trường này và các quy chế về nhập khẩu qua mậu biên của Trung Quốc. Cụ thể là trong những năm 1995-1996, để dần dần chiếm được thị phần thế giới, giá cao su thiên nhiên Việt nam thường đã giảm khoảng 7,5% so với giá cao su Malaixia cùng chủng loại. Nhưng đến các năm 1997-1998, tỷ lệ này lại tăng lên từ 7,5- 8,5%. Khi giá cao su thế giới bị khủng hoảng trong năm 1999, khoảng cách giảm so với giá cao su của Malaixia đã tăng lên có khi đến 15%.

Một phần của tài liệu ThỰc trạng, tiềm năng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất và xuất khẩu cao su của việt nam (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)