MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CAO SU CỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu ThỰc trạng, tiềm năng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất và xuất khẩu cao su của việt nam (Trang 67 - 72)

trường 10-20%.

6. Biện pháp đã thực hiện nhằm mở rộng thị trường

Sản lượng sản xuất và xuất khẩu cao su gia tăng nhanh kể từ năm 1994, trong khi đó thị trường truyền thống của ta là khối SNG lại sụt giảm mức nhập khẩu hàng năm từ trên 100000 tấn xuống còn 13000 tấn. Từ năm 1995, ngành cao su đã cố gắng mở rộng thị trường sang châu Âu và Nam á, duy trì và đẩy mạnh thị trường Trung Quốc nhờ có lợi thế mậu biên. Chất lượng sản phẩm đã được đặc biệt chú trọng. Kể từ 1/1/1996, cao su định chuẩn kỹ thuật của Việt nam được bán ra thị trường theo tiêu chuẩn TCVN- 3769-95 được duyệt lại trên cơ sở tiêu chuẩn TCVN-3769-83 để phù hợp với yêu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu thụ. Một phần kinh phí trong dự án khơi phục nơng nghiệp lên đến khoảng gần 15 triệu USD đã được dành ra để xây dựng 5 nhà máy hiện đại nhằm sản xuất ra sản phẩm đúng chất lượng người tiêu thụ yêu cầu. Về vấn đề giá cả, ngành cao su đã áp dụng một chính sách giá ưu đãi khuyến mãi nhằm dần dần chiếm thị phần trên thị trường thế giới.

IV. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CAOSU CỦA VIỆT NAM SU CỦA VIỆT NAM

1. Thành tựu:

Sau 10 năm sản xuất và kinh doanh ngành sản xuất cao su thiên nhiên Việt nam đã đạt được những thành tựu đáng kể:

Về sản xuất, ngành đã mở rộng diện tích cao su với tốc độ tăng trưởng bình quân trong những năm qua khá cao, tăng bình qn 7,9%/năm (giai đoạn 1995-2000), trong đó cao su quốc doanh tăng bình qn 3,8%/năm và

Kho¸ ln tèt nghiƯp Ngun thÞ hång h¹nh a

cao su tiểu điền tăng bình qn 25,4%/năm, đưa cao su trở thành một ngành mịi nhọn của nền nơng nghiệp đất nước. Hiện nay, do vườn cây đang độ sung sức nên năng suất đạt khá cao. Năng suất bình qn khơng ngừng tăng lên, đến nay đạt bình quân 11,8 tạ/ha. Vườn cao su mới trồng có chất lượng khá tốt.

Về lĩnh vực công nghiệp chế biến, ngành đã phục hồi và xây dựng mới nhiều nhà máy chế biến nõng cụng suất từ 150000 tấn/năm (1994) lên 294000 tấn/năm(2000). Một số sản phẩm đã đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Ngồi ra ngành cịn tổ chức có hiệu quả các ngành sản xuất và dịch vụ phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, có thể đảm nhận tồn bộ khối lượng công việc của ngành và mở rộng phạm vi ra một số ngành khác. Sản phẩm sơ chế có chất lượng phù hợp và từng bước đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Cho tới nay đó cú 6 cơng ty thành viên được cấp chứng chỉ quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO-9002.

Về xã hội, ngành cao su đó cú đóng góp đáng kể trong việc hình thành những thị tứ , cơm dân cư kinh tế-xã hội ở những vựng sõu, vựng xa. Cùng với phát triển những vùng cao su tập trung, ngành đã đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất và kỹ thuật hạ tầng khá hoàn chỉnh, đáp ứng cho nhu cầu phát triển sản xuất và phục vụ đời sống vật chất, văn hoá, giáo dục cho đồng bào cỏc dõn tộc địa phương. Toàn ngành cũng đã đào tạo và tạo việc làm cho trên 150000 lao động với nhiều ngành nghề và đảm bảo cuộc sống cho hơn nửa triệu dõn, đõy cũng là một tiền đề quan trọng trong phát triển .

Về tổ chức sản xuất, cùng Tổng công ty là doanh nghiệp phát triển cao su chủ yếu của quốc gia, các thành phần kinh tế ở cỏc vựng có lợi thế cũng được khuyến khích phát triển cao su, đặc biệt là hình thức phát triển cao su nhân dân theo mơ hình trang trại. Do vậy đã động viên được các nguồn lực để phát triển cao su thành ngành sản xuất hàng hố xuất khẩu có hiệu quả.

Kho¸ ln tèt nghiƯp Ngun thÞ hång h¹nh a

Về mặt kinh tế, q trình phát triển đã khẳng định ngành cao su nước ta là ngành có hiệu quả kinh tế. Hàng năm tạo giá trị doanh thu khoảng 2000- 2500 tỷ đồng, tỷ lệ lãi / doanh thu khoảng 8-15%, giá trị xuất khẩu hàng năm đạt 120-150 triệu USD, năm cao nhất đạt 192 triệu USD (1995).

Trong xuất khẩu, được sự hỗ trợ của Chính phủ, Tổng cơng ty cao su đã ký hiệp định xuất khẩu theo con đường chính ngạch cho thị trường Trung Quốc, đây là một thị trường tiêu thụ sản lượng khá lớn khoảng trên dưới 40% sản lượng trong tổng số xuất khẩu.

Đối với môi trường, phát triển cao su nước ta đã góp phần vào việc phủ xanh đất trống đồi trọc, tạo nên vùng cao su 40 vạn ha xanh tốt ở cỏc vựng của đất nước, những vựng cú diện tích cao su tập trung đã góp phần đáng kể vào việc cải tạo đất, giữ nguồn nước tạo nên vùng có khơng khí trong lành, mơi trường sinh thái được cải thiện rõ rệt, nhiều nơi đã kết hợp việc phát triển cao su với du lịch sinh thái.

2. Khó khăn:

Trong cơng tác điều tra cơ bản, do không được chuẩn bị kỹ lưỡng, tài liệu thiếu chính xác dẫn tới việc bố trí một số diện tích cao su trên đất tầng mỏng, bị ngập úng làm ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của vườn cây, giảm hiệu quả kinh doanh.

Về kỹ thuật nông nghiệp, vườn cây chưa được thâm canh đúng mức và ngay từ đầu, nhất là đối với cao su tiểu điền (chủ yếu là cao su phát triển theo chương trình 327), một số nơi chưa thực hiện đầy đủ các yêu cầu được hướng dẫn trong quy trình kỹ thuật do Tổng cơng ty ban hành dẫn tới việc kéo dài thời gian kiến thiết cơ bản, số cây đủ tiêu chuẩn cạo mủ đạt thấp (30-40% trong những năm đầu).

So với các nước trong khu vực, năng suất và chất lượng của ta còn thấp, chủ yếu do áp dụng các biện pháp canh tác lạc hậu hoặc do giống kém hiệu quả. Điều này chứng tỏ việc đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất cịn

Kho¸ ln tèt nghiƯp Ngun thị hồng hạnh a

chm hoc cha c chỳ ý ỳng mức. Cũng chớnh do năng suất và chất lượng còn thấp mà tính cạnh tranh của cao su xuất khẩu nước ta cịn thấp, khi có biến động giảm giá, sản xuất sẽ gặp nhiều khó khăn. Ngồi ra, yếu kém trong khâu đầu tư giống chất lượng cao và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ xuất khẩu sẽ hạn chế quá trình nâng cao chất lượng, làm tăng chi phí kinh doanh từ khâu thu mua đến khâu xuất khẩu và ảnh hưởng tới hiệu quả xuất khẩu cũng như giá thu mua sản phẩm từ người sản xuất.

Về công nghiệp sơ chế mủ, thiết bị và cơng nghệ cịn phải tiếp tục hiện đại hoá, cơ cấu sản phẩm chưa được xác định đúng và kịp thời với sự biến động tiêu dùng của thị trường thế giới, chủ yếu vẫn xuất khẩu dạng nguyên liệu (75-80%), tỷ trọng chế biến sâu mới đạt 25%. Mặt khác, nguyên liệu thu gom là chính, sản xuất lại phân tán trên nhiều vùng khác nhau, nên chất lượng nguyên liệu thấp và khơng đồng đều. Các xí nghiệp, kho tàng, bến bãi, máy móc thiết bị chắp vá. Nhìn chung công nghiệp chế biến cao su nước ta hoạt động chưa có hiệu quả, vì vậy cần chú trọng việc hướng ra xuất khẩu để tăng hơn nữa hiệu quả sản xuất cao su thiên nhiên và khai thác được hết thế mạnh của cây cao su là sự kết hợp giữa 2 sản phẩm mủ và gỗ.

Về đầu tư, nguồn vốn đầu tư cho sản xuất còn eo hẹp, nhất là đối với các hộ sản xuất trung bình hoặc nghèo. Tuy rằng có nhiều nguồn vốn tín dụng nơng thơn như “Quỹ xoỏ đúi giảm nghốo”, “Ngõn hàng cho người nghốo”, “Quỹ phát triển sản xuất”... nhưng việc tiếp cận và hưởng lợi từ các nguồn tín dụng này khơng phải là điều dễ dàng đối với một bộ phận không nhỏ người sản xuất. Ngay cả khi vay được vốn nhưng do thời hạn cho vay quá ngắn và quy mô của khoản vay quá nhỏ nên rất khó đầu tư vào sản xuất. Ngồi ra, một số vùng chưa cân đối và dự báo được khả năng đầu tư dẫn tới việc trồng mới ồ ạt, sau đó khơng có vốn để chăm sóc gây tổn hại về kinh tế do phải thanh lý các vườn cây không đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật. Cơ cấu đầu tư chưa được cân đối hợp lý, quá tập trung vào việc phát triển vườn

Kho¸ ln tèt nghiƯp Ngun thị hồng hạnh a

cõy, xem nhẹ đầu tư cho nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm và đời sống của người lao động. Trong khi đó, ta vẫn chưa tận dụng khai thác được nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác, kể cả vốn của cán bộ công nhân trong ngành vào việc phát triển diện tích dưới những hình thức liên kết kinh tế thích hợp.

Về tổ chức và quản lý, tuy đã có những cải tiến nhất định song còn nhiều lúng túng và chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất trong tình hình mới, nhất là những chủ trương: khốn vườn cây cho hộ cơng nhân, cổ phần hoá doanh nghiệp quốc doanh, phát triển kinh tế cao su tiểu điền. Còn nhiều vướng mắc về chức năng quản lý kinh doanh và quản lý nhà nước, quản lý ngành và lãnh thổ, quan hệ giữa Tổng công ty với các công ty trực thuộc. Nhà nước chưa có một hệ thống chính sách đồng bộ cho chiến lược phát triển cao su từ đầu tư, bảo hiểm đến những chính sách ưu đãi khác nhằm thu hót vốn đầu tư ở trong nước cũng như nước ngoài. Cần ban hành những chế độ đặc biệt với những vùng xa xơi, khó khăn (Tõy nguyờn, Dun hải miền Trung) nhằm khuyến khích người dân đầu tư bỏ vốn xây dựng vườn cây, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển của ngành.

Đối với xuất khẩu, thị trường xuất khẩu còn hẹp, chiếm 3% thị phần thế giới. Trong khi đó 3 nước Thái lan, Malaixia, Inđụnờxia chiếm tới 70% thị phần. Cao su Việt nam tuy có lợi thế là giá thành sản xuất thấp nhưng lại hạn chế về số lượng và cơ cấu sản phẩm nên việc thâm nhập thị trường gặp khó khăn hơn Thái lan và Inđụnờxia. Từ đó, chưa tạo dựng được thị trường tiêu thụ ổn định với dung lượng tiêu thụ lớn, nên thường bị động phụ thuộc vào thị trường tiểu ngạch biên giới Trung Quốc. Đồng thời, công tác thông tin tiếp thị mở rộng thị trường xuất khẩu cao su chưa được đầu tư đúng mức. Thị trường xuất khẩu cao su không ổn định, công nghiệp chế biến sản phẩm từ cao su của nước ta để phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu phát triển chậm, tỷ lệ cao su dùng làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp trong nước chiếm

Kho¸ ln tèt nghiƯp Ngun thị hồng hạnh a

t l nh trong sản lượng cao su sản xuất ở nước ta, chỉ chiếm từ 10-15%. Thêm vào đó, các chính sách hỗ trợ hoạt động sản xuất và xuất khẩu vẫn còn nhiều bất cập. Ví dụ như mức thuế nơng nghiệp của ta còn khá cao. Hệ thống quản lý cũng như thủ tục giấy tờ trong hoạt động xuất khẩu tuy đã được đơn giản hố nhưng vẫn cịn nhiều vấn đề cần được xem xét cải thiện. Bên cạnh đó đội ngị cán bộ làm cơng tác ngoại thương còn thiếu hay yếu về chuyên môn nên làm giảm đáng kể hiệu quả xuất khẩu.

CHƯƠNG III

TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀMỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG

SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CAO SU Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu ThỰc trạng, tiềm năng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất và xuất khẩu cao su của việt nam (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)