III. MỘT SỐ BIỆP PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KHẨU CAO SU Ở VIỆT NAM:
2. Nhóm biện pháp hỗ trợ về chính sách của Nhà nước
2.1. Nhóm biện pháp hỗ trợ về tài chính tớn dụng
2.1.1. Chính sách trợ cấp xuất khẩu
Trợ cấp hàng xuất khẩu là những ưu đãi tài chính mà Nhà nước dành cho doanh nghiệp xuất khẩu khi họ xuất khẩu được hàng ra nước ngồi.
Chính sách này nhằm giúp cho các đơn vị xuất khẩu tăng doanh thu, nâng cao khả năng cạnh tranh, và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Chính sách trợ cấp hiện nay tồn tại duới hai hình thức chủ yếu là:
-Trợ cấp trực tiếp: như áp dụng thuế suất ưu đãi đối với hàng xuất khẩu, miễn hoặc giảm thuế đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, hồn lại thuế, cung cấp miễn phí các dịch vụ như điện, nước, vận tải, thơng tin liên lạc, trực tiếp thưởng một khoản tiền nào đó cho các doanh nghiệp nếu thực hiện được một thương vụ tốt có kim ngạch cao hoặc xuất sang một thị trường mới. Trợ cấp trực tiếp: như áp dụng thuế suất ưu đãi đối với hàng xuất khẩu, miễn hoặc giảm thuế đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, hồn lại thuế, cung cấp miễn phí các dịch vụ như điện, nước, vận tải, thông tin liên lạc, trực tiếp thưởng một khoản tiền nào đó cho các doanh nghiệp nếu thực hiện được một thương vụ tốt có kim ngạch cao hoặc xuất sang một thị trường mới.
Kho¸ ln tèt nghiƯp Ngun thị hồng hạnh a
- Trợ cấp gián tiếp: Là hoạt động mà Nhà nước dùng ngân sách của mình để hỗ trợ gián tiếp cho các nhà sản xuất, xuất khẩu như các hoạt động giới thiệu sản phẩm thông qua triển lãm, quảng cáo, hội chợ, hay đào tạo chuyên môn, đào tạo kỹ thuật và quản lý miễn phí. Cũng có thể Nhà nước đứng ra ký kết các hiệp định thương mại với các nước để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhằm mục đích đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước. Trợ cấp xuất khẩu đối với mặt hàng nào, mức độ ra sao là tuỳ thuộc vào chính sách của từng Nhà nước. Các mặt hàng nơng sản trong đó có cao su thường là đối tượng hay được các nước trợ cấp.
Ở Việt Nam biện pháp này đã được áp dụng, như việc Nhà nước cho các doanh nghiệp sản xuất, các doanh nghiệp xuất khẩu được hưởng mức thuế xuất khẩu ưu đãi bằng 0%, hay nhập khẩu thiết bị tồn bộ thì được miễn thuế. Mặt khác, việc ký kết các hiệp định giữa Nhà nước với nước ngồi cũng đó giỳp cỏc doanh nghiệp xuất khẩu tìm kiếm được thị trường. Ví dụ: năm 2000 nhà nước ta đã ký Hiệp định thương mại Việt-Trung, mở ra một thị trường lớn và ổn định là Trung quốc cho cao su xuất khẩu của Việt nam, tránh được tình trạng của cao su Việt nam trước kia phải xuất sang Trung quốc theo con đường tiểu ngạch nên thường bị Ðp giá và sản lượng xuất khẩu không ổn định.
Để đẩy mạnh xuất khẩu cao su, Nhà nước nên nghiên cứu áp dụng linh hoạt và đa dạng các hình thức trợ cấp như sau:
- Khuyến khích, thưởng cho các doanh nghiệp xuất khẩu được sản phẩm ra nước ngoài hoặc các doanh nghiệp tìm được thị trường xuất khẩu mới, hoặc các doanh nghiệp xuất khẩu được với số lượng lớn... để khuyến khích các doanh nghiệp tích cực tăng cường hoạt động xuất khẩu sản phẩm ra nước ngồi.
Kho¸ ln tèt nghiƯp NguyÔn thị hồng hạnh a
- Tổ chức các triển lãm, hội chợ quốc tế nhằm giỳp cỏc doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm và trao đổi kinh nghiệm với nước ngoài.
- Tổ chức hoặc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước tham gia các triển lãm, hội chợ ở nước ngồi, giúp họ có cơ hội tìm hiểu thị trường mới và tìm kiếm đối tác mới.
- Tích cực đàm phán, kí kết các hiệp định thương mại với nước ngoài nhằm mở ra các thị trường mới lớn và ổn định hơn cho doanh nghiệp trong nước.
2.1.2. Chính sách trợ giá xuất khẩu
Trong một vài năm gần đây, chính sách trợ giỏ đó được áp dụng cho sản xuất lương thực ở nước ta, ví dụ như khi giá lương thực giảm xuống dưới mức giá sàn quy định thì Nhà nước có biện pháp bù giá hay mua tạm trữ để bình ổn giá, điều này đó giỳp cho sản xuất lương thực của Việt Nam không ngừng phát triển. Hiện nay chóng ta đang soạn thảo quy chế thành lập quỹ bình ổn giá, và sẽ thực hiện chính sách bù giá xuất khẩu cho các mặt hàng nơng sản chính, bao gồm cả cao su. Nhà nước nên áp dụng biện pháp này, đặc biệt là khi thị trường nước ngồi có biến động bất lợi về giá cả. Khi đó, người sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu sẽ có thể tránh được rủi ro, thiệt hại khi thị trường biến động. Nhưng cũng cần lưu ý rằng đây là biện pháp mà các tổ chức thương mại quốc tế và WTO cho là biện pháp tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh. Do vậy khi áp dụng biện pháp này cần phải rất thận trọng và khéo léo làm sao có thể dung hoà được lợi Ých của quốc gia với các quy định và tập quán mậu dịch quốc tế.
2.1.3. Chính sách áp dụng tỷ giá hối đoái linh hoạt
“Tỷ giá hối đoái là giá cả một loại tiền tệ được biểu hiện qua một loại tiền tệ khỏc”. Sự thay đổi tỷ giá nhìn chung có ảnh hưởng rất lớn đến xuất khẩu và sản xuất hàng xuất khẩu, cũng như nhập khẩu, đầu tư và du lịch. Khi đồng nội tệ mất giá so với ngoại tệ sẽ làm cho hàng xuất khẩu trở nên rẻ hơn,
Kho¸ ln tèt nghiƯp Ngun thị hồng hạnh a
cú iu kin để cạnh tranh, xâm nhập vào thị trường nước ngoài dẫn đến xuất khẩu tăng. Nhưng hàng nhập khẩu trở nên đắt hơn, vì người nhập khẩu phải dùng số tiền nội tệ nhiều hơn để quy đổi ra ngoại tệ dùng cho việc nhập khẩu. Ngược lại, khi đồng nội tệ tăng giá so với đồng ngoại tệ thì sẽ làm cho hàng nhập khẩu trở nên rẻ hơn, có sức cạnh tranh cao hơn so với hàng nội. Điều này sẽ dẫn đến nhập khẩu tăng nhưng xuất khẩu giảm.
Liên quan đến việc điều chỉnh tỷ giá hàng hối đoái, ở nước ta đến ngày 1/1/1989, ngân hàng Nhà nước Việt Nam tuyên bố xoá bỏ tỷ giá hối đoái nội bộ vốn vẫn được áp dụng từ trước năm 1989 và đưa ra hệ thống một tỷ giá sát với giá thị trường. Đõy chớnh là một biện pháp phá giá mạnh đồng tiền của mình nhằm kích thích sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu. Việc Chính phủ thực hiện cải cách trong cơ chế điều hành tỷ giá, điều chỉnh linh hoạt hơn tỷ giá giữa “USD-đồng tiền Việt nam”, phần nào đó khộp dần khoảng cách giữa tỷ giá qui định của Ngân hàng trung ương với thị trường tự do; song cần linh hoạt hơn nữa (không nên định giá quá cao đồng nội tệ), tuy nhiên không nên áp dụng biện pháp đột ngột (tạo nên cỏc cỳ xốc), mà cần sát với thị trường, nhằm khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu và đảm bảo sự ổn định, tăng trưởng kinh tế.
2.1.4. Biện pháp tín dụng và bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
Trong những năm qua, chóng ta cũng đã quan tâm đến nhóm biện pháp này để kích thích sản xuất và xuất khẩu phát triển bằng việc Nhà nước đứng ra ký các hiệp định vay nợ cho phát triển sản xuất hoặc lãi suất cho vay liên tục được hạ thấp. Nguồn vốn vay phục vụ sản xuất và xuất khẩu cao su cũng phải chịu lãi suất tương tự, trừ các trường hợp đặc biệt như vay vốn để thực hiện các dự án/ chương trình xoỏ đúi giảm nghèo hay chương trình 135 chẳng hạn. Thường thời hạn vay vốn là ngắn hạn nên rất khó cho người sản xuất cao su đầu tư phát triển lâu dài, đặc biệt là khi cây cao su địi hỏi một
Kho¸ ln tèt nghiÖp Nguyễn thị hồng hạnh a
thời gian sinh trưởng tới hơn 30 năm. Do vậy, chính sách tín dụng thời gian tới cần cải tiến để đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu cao su theo hướng sau: - Áp dụng chính sách cho vay tín dụng trung và dài hạn để người sản xuất
có thể đầu tư cho sản xuất cao su phù hợp với thời kỳ sinh trưởng trên 30 năm của nó và đảm bảo hiệu quả kinh tế lâu dài.
- Quy mô của các khoản vay tín dụng cần phải lớn hơn và tập trung hơn, tránh tình trạng vốn vay bị chia cắt phân đều hoặc phân nhỏ giọt cho các ngành hay các địa phương. Điều này dễ dẫn đến hiện tượng nơi cần vốn thì thiếu, cịn nơi chưa cần hoặc cần Ýt thì lại thừa hay sử dụng vốn khơng hiệu quả.
- Ngồi nguồn vốn tín dụng trong nước, cũng cần tận dụng nguồn vốn vay từ bên ngồi (các chương trình viện trợ phát triển hay từ các TC tín dụng quốc tế) để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Trong những năm qua, nước ta nhận được những khoản vốn tín dụng khá lớn từ ADB, WB, IMF, từ các Chương trình viện trợ phát triển song phương,... đầu tư cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và cho phát triển sản xuất, nhất là đối với các mặt hàng nông sản tiềm năng như cao su.
- Bên cạnh việc áp dụng chính sách tín dụng phù hợp, Chính phủ cũng cần chú ý đến thực hiện biện pháp bảo đảm và bảo hiểm tín dụng. Vì trong cơ chế thị trường, các ngân hàng đều rất thận trọng trong việc cấp vốn vay và chỉ cho vay nếu có bảo đảm hay thế chấp. Do vậy, Nhà nước cần dùng uy tín hay nguồn vốn của mình (ngân sách) đứng ra bảo lãnh cho các đơn vị vay vốn trong và ngồi nước nếu có rủi ro xảy ra. Biện pháp này đã, đang và sẽ góp phần kích thích sản xuất và xuất khẩu cao su phát triển.