Thực trạng lựa chọn thông điệp và kênh truyền thông

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện chính sách xúc tiến thƣơng mại cho dịch vụ gold supplier của công ty cổ phần đầu tƣ và công nghệ OSB trên thị trƣờng hà nội (Trang 38 - 39)

7. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.3 Thực trạng chính sách xúc tiến thương mại cho dịch vụ Gold Supplier của

2.3.4 Thực trạng lựa chọn thông điệp và kênh truyền thông

2.3.4.1 Lựa chọn thông điệp

Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghệ OSB sử dụng thông điệp: “Gold Supplier – Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu trực tuyến hiệu quả dành cho doanh nghiệp” cho dịch vụ Gold Supplier mà công ty đang cung cấp. Với thông điệp này, OSB hướng tới đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu trực tuyến, nhằm chỉ ra cho khách hàng thấy được lợi ích khi sử dụng dịch vụ Gold Supplier chính là thúc đẩy việc xuất khẩu trực tuyến của doanh nghiệp hiệu quả hơn. Thơng điệp có đề cập đến lợi ích của dịch vụ một cách khá rõ ràng và tạo được sự chú ý với các đối tượng khách hàng.

Theo kết quả khảo sát các doanh nghiệp trên thị trường Hà Nội thì có đến 80% doanh nghiệp biết đến thơng điệp và vẫn cịn 20% doanh nghiệp là không biết đến thông điệp này. Đa số khách hàng được khảo sát đều đánh giá nội dung thơng điệp có hấp dẫn, truyền tải được ý nghĩa. Tuy nhiên vẫn cịn 10% khách hàng cịn lại cho rằng nội dung thơng điệp nhàm chán và cần được cải thiện hơn.

Về hình thức thể hiện thơng điệp, OSB sử dụng phông chữ in hoa màu trắng trên nền cam, kết hợp với biểu tượng Gold Supplier để làm nổi bật thông điệp truyền thông cho dịch vụ Gold Supplier của công ty. Tuy nhiên, khoảng 60% doanh nghiệp được khảo sát cho rằng sự thể hiện về hình ảnh, vị trí, kích cỡ, màu sắc thơng điệp của cơng ty là bình thường. Chỉ có khoảng 15% khách hàng đánh giá sự diễn đạt về hình ảnh thơng điệp rất sinh động, kích cỡ thơng điệp, vị trí thể hiện thơng điệp rất hấp dẫn, lơi cuốn họ. Như vậy, nội dung thông điệp truyền thông về dịch vụ Gold Supplier cơng ty đang sử dụng có hiệu quả tốt, có ảnh hưởng tốt đến đa số khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên, hình thức thể hiện thơng điệp chưa thật hấp dẫn, chưa lôi cuốn được nhiều đối tượng khách hàng.

2.3.4.2 Lựa chọn kênh truyền thông

Hiện nay, OSB sử dụng cả kênh truyền thơng có tính chất đại chúng và kênh truyền thơng có tính chất cá biệt để truyền tải thông điệp xúc tiến tới các đối tượng nhận tin mục tiêu. Với kênh truyền thông đại chúng, công ty sử dụng các phương tiện như catalog, quảng cáo trên website, Facebook, Google… và tổ chức các sự kiện nhằm thu hút một lượng lớn khách hàng quan tâm về dịch vụ Gold Supplier. Với kênh truyền thông cá biệt, việc sử dụng lực lượng bán hàng cá nhân thông qua gặp mặt trực tiếp, qua email, qua điện thoại nhằm tư vấn cho khách hàng về dịch vụ Gold Supplier cũng mang lại hiệu quả cao.

Theo khảo sát 50 doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội, có 35% khách hàng biết

đến dịch vụ Gold Supplier của công ty thông qua email, 40% khách hàng được nhân viên công ty giới thiệu về dịch vụ, còn lại là được tiếp cận dịch vụ Gold Supplier thông qua quảng cáo và các nguồn khác. Như vậy, cả hai kênh truyền thông công ty sử dụng để truyền tải thông điệp về dịch vụ Gold Supplier đều mang lại hiệu quả.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện chính sách xúc tiến thƣơng mại cho dịch vụ gold supplier của công ty cổ phần đầu tƣ và công nghệ OSB trên thị trƣờng hà nội (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)