Sự cần thiết đầu tư phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cho việc đầu tư phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 29 - 32)

vừa ở nước ta

Mặc dù khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa ở mỗi nước khác nhau, nhưng vai trị của nó trong nền kinh tế là rất có ý nghĩa, đặc biệt là trong việc tạo ra công ăn việc làm cho xã hội. Nếu như doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam được định nghĩa là “doanh nghiệp khơng có trên 500 cơng nhân hay có tổng số vốn (tổng tài sản) ít hơn 10 tỷ đồng” thì tổng số doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất cơng nghiệp ở Việt Nam chỉ có 8300. Tuy nhiên, tổng số lao động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa đã nhiều hơn Philippin.

Do q trình cơng nghiệp hóa ngắn hơn và sự tham gia hạn chế của khu vực tư nhân vào công nghiệp trong quá khứ nên số các doanh nghiệp sản xuất còn nhỏ hơn rất nhiều so với các nước ASEAN khác. Để tích lũy được cơng nghiệp hóa Việt Nam cần phải khuyến khích các chủ doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn nữa cho chinhs doanh nghiệp của họ.

Đối với Việt Nam, sự cần thiết phải đầu tư phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tóm tắt như sau:

- Mở rộng xuất khẩu và cải thiện đời sống nhân dân bằng cách cung ứng các sản phẩm có tính cạnh tranh cao cho thị trường trong nước đang nhanh chóng thay đổi và ra thị trường nước ngoài (các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa tư nhân có lợi thế so sánh là khả năng thích ứng

- Tăng năng suất vốn đầu tư và hiệu quả lao động. Nhìn chung, hiệu quả vốn đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa là cao hơn đối với các công ty lớn nhưng năng suất lao động lại thấp hơn. Trong một nền kinh tế có vốn rải rác, Việt Nam nên tận dụng các doanh nghiệp nhỏ và vừa để đạt được tăng trưởng kinh tế cao nhưng bền vững.Và, doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn cịn có rất nhiều cơ hội để tăng năng suất lao động do có sự hỗ trợ của Chính phủ như những quy định mới, mở rộng tín dụng, thơng tin về công nghệ mới và thị trường.

- Tạo công ăn việc làm. Do khả năng thu hút lao động cao, doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn đóng vai trị quan trọng trong việc thu hút nhiều lao động dư thừa ở nơng thơn. Điều này giúp cho việc xóa bỏ nghèo nàn và thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng. Và còn nữa vai trị giáo dục thơng qua nghề nghiệp.

- Phát triển và tăng cường các ngành công nghiệp bổ trợ. Ở Nhật Bản và Đài Loan, doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trị quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm trung gian cho các công ty lớn. Sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa chun mơn hóa và hiện đại, đặc biệt là trong ngành công nghiệp bổ trợ là không thể thiếu được để cung cấp những sản phẩm cạnh tranh cho thị trường trong và ngồi nước. Những ngành cơng nghiệp bổ trợ như vậy, nếu được phát triển thành cơng thì khơng những đónh vai trị quan trọng cho Việt Nam mà cả ở các nước trong khu vực.

- Nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghiệp. Cơ chế năng động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ tiếp tục tạo ra cơ hội kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Sự chuyển biến liên tục này sẽ là động cơ cho sự dịch chuyển dần dần về cơ cấu công nghiệp tiên tiến.

Cuối cùng, ở các nước châu Á khác, doanh nghiệp nhỏ và vừa về cơ bản là không gặp phải những vấn đề như ở Việt Nam. Tuy nhiên, các Chính phủ châu Á đang nỗ lực rất nhiều. Cơ sở để các nước muốn tạo ra chương trình khuyến khích đặc biệt cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vì các doanh nghiệp này thường có quy mơ nhỏ, đó chính là bất lợi của họ so với các doanh nghiệp lớn về các mặt như việc tuyển dụng nhân viên, huy động vốn, tiếpp thị sản phẩm và phát triển công nghệ. Họ cũng thường phải chịu yếu thế khi đàm phán kinh doanh. Vì vậy, mặc dù họ có rất nhiều khả năng tiềm tàng họ vẫn khó có thể cạnh tranh vớn các cơng ty lớn. Việc khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa, vì vậy là một bộ phận quan trọng trong chính sách xã hội và cơng nghiệp nhằm sửa chữa “những thiếu sót của thị trường”.

Thấy rõ tầm quan trọng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phát triển kinh tế, Việt Nam nên đảm bảo một môi trường kinh doanh tốt hơn và có nhiều hỗ trợ hơn nữa cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, ít nhất là có thể cạnh tranh với những nước trong khu vực.

PHẦN 2

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DOANHNGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cho việc đầu tư phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)