Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cho việc đầu tư phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 43 - 46)

II. Thực trạng đầu tư phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

1. Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

ở Việt Nam

Kể từ khi nước ta tiến hành công cuộc đổi mới kinh tế, xây dựng nên kinh tế thị trường, doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đã được quan tâm đúng mức hơn. Vốn đầu tư cho khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ được thống kê ở bảng số liệu sau:

Bảng 11: Vốn đầu tư của doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 1995 – 2000 1995 1996 1997 1998 1999 2000

Tổng số (tỷ đồng) 47511 40133 30140 30752 33405 38065 Tăng so với năm

trước (tỷ đồng) -7378 -9994 612 2653 4660 Tốc độ phát triển liên hoàn (%) -16% -25% 2% 9% 14% Tốc độ phát triển định gốc (%) -16% -37% -35% -30% -20% Nguồn: Tổng cục thống kê 2001

Qua bảng số liệu trên, ta thấy trong năm 1995 vốn đầu tư cho doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn đầu tư toàn xa hội (khoảng 70%). Sở dĩ như vậy là do trước năm 1995, các thành phần kinh tế mở mang đầu tư theo những cải cách đáng kể của nhà nước. Tuy nhiên, hành lang pháp lý được mở rộng thơng thống hơn nhưng trình độ quản lý của nhà nước lại chưa theo kịp với yêu cầu thực tế của nền kinh tế. Do vậy, nhiều doanh nghiệp trong đó có cả doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước đã lợi dụng kẽ hở của pháp luật để thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật gây những ảnh hưởng không nhỏ cho nền kinh tế. Những điều đó làm cho chủ đầu tư khơng muốn đầu tư sản xuất kinh doanh. Đó là lý do giải thích vì sao trong những năm sau đó, vốn đầu tư lại giảm đi rõ rệt. Đặc biệt đến năm 1997, cùng với những nguyên nhân trên và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ bắt nguồn từ châu Á đã làm cho vốn đầu tư giảm nhiều so với năm 1996.

Sau khoảng thời gian đó, nhà nước đã cố găngs hết sức để đưa ra nhiều biện pháp để tiếp tục thúc đẩy xã hội tham gia đầu tư, huy động được những nguồn vốn đầu tư đang dần ít đi. Một trong những thành cơng đạt được là vốn

đầu tư phát triển đã tăng lên trong năm 1998, riêng vốn đầu tư cho khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng lên 2 %, sau đó đêns năm 1999 tăng thêm 9%.

Đến năm 2001, vốn đầu tư cho doanh nghiệp vừa và nhỏ cịn đạt được kết quả đáng khích lệ hơn nữa. Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện ước chừng trên 150000 tỷ đồng, tăng gần 16% so với năm 2000. Nguồn vốn trong khu vực dân cư đã được huy động khá hơn nhiều so với các năm trước. Trong khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, phần lớn là doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân. Mà vốn tư nhân chiếm 24,7% so với tổng vốn, tăng khoảng 30% so với năm 2000. Đây là mức tăng cao nhất so với hàng chục năm trước đây. Luật Doanh nghiệp tiếp tục được thi hành đưa lại những kết quả tích cực: Năm 2001, trên 21000 doanh nghiệp mới được thành lập theo Luật Doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký gần 27000 tỷ đồng. Đó là chưa kể các doanh nghiệp đăng ký tăng vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh.

Mức tiết kiệm của tư nhân tăng trưởng bình quân 9 – 10%/năm là tiền đề của sự gia tăng mức tích lũy trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hơn nữa, theo kết quả điều tra của Bộ Kế hoạch và đầu tư và Tổng cục Thống kê, cơ cấu sử dụng tiền tiết kiệm của dân cư như sau:

+ Mua vàng và ngoại tệ: 44%

+ Nua nhà đất, cải thiện điều kiện sinh hoạt: 20% + Gửi tiết kiệm (chủ yếu là ngắn hạn): 17% + Đầu tư cho các dự án: 19%

Như vậy, chỉ khoảng 36% vốn hiện có trong dân được huy động cho đầu tư phát triển. Điều này chứng tỏ tiềm năng rất lớn của khu vực doanh nghiệp vừa

được mục tiêu tăng trưởng GDP của giai đoạn này thì phải tăng lượng vốn đầu tư toàn xã hội lên gấp đơi trong khi đó, doanh nghiệp nhà nước gần như sẽ khơng mở rộng đầu tư nữa, nghĩa là khu vực tư nhân sẽ phải tăng gấp đôi mức đầu tư hiện nay.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cho việc đầu tư phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)