II. Thực trạng đầu tư phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
2. Nguồn vốn đầu tư phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.1. Vốn tự có
Vốn tự có của doanh nghiệp là vốn được hình thành ngay từ khi doanh nghiệp mới được thành lập. Nguồn vốn này được hình thành do sự đóng góp của các thành viên trong doanh nghiệp, vốn có được do phát hành cổ phiếu, trái phiếu... Sau một thời gian hoạt động của doanh nghiệp, nguồn vốn này được bổ sung từ lợi nhuận để lại.
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực ngoài quốc doanh, vốn tự có là nguồn vốn chủ yếu. Các chủ doanh nghiệp trực tiếp bỏ vốn của mình ra đầu tư sản xuất kinh doanh. Có tới 70% số doanh nghiệp được thành lập theo hình thức này. Đối với doanh nghiệp nhà nước vừa và nhỏ thì nguồn vốn tự có chỉ chiếm khoảng 25% tổng số vốn của doanh nghiệp.
Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay kinh doanh theo hình thức kinh doanh độc lập. Nguồn vốn để đầu tư chủ yếu là vốn do chủ đầu tư tự bỏ ra, nguồn vốn vay cịn rất hạn chế. Thơng thường, các doanh nghiệp muốn được sử dụng nguồn vốn tự có của mình hơn vì như vậy, họ được quyền độc lập trong việc quyết định phương án sử dụng vốn, lại không phải lên kế hoạch để trả nợ. Mặc dù vậy, bất kì doanh nghiệp nào cũng phải có một lượng vốn vay nhất định để đảm bảo đủ vốn cho quá trình sản xuất, kinh doanh được tiến hành liên tục, không bị cản trở.
Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương thì 75% doanh nghiệp vừa và nhỏ có số vốn dưới 50 triệu đồng, chỉ có khoảng 1/3 số doanh nghiệp vừa và nhỏ vay được vốn, trong đó chỉ có 20% vay được từ ngân hàng, cịn lại khoảng 80% là nguồn vốn phi chính thức. Nguồn vốn phi chính thức được tìm kiếm từ cho vay nặng lãi, vay bạn bè, vay người thân... Tuy nhiên phạm vi và quy mô nguồn vốn không lớn, chủ doanh nghiệp buộc phải cân nhắc các nhận xét của cá nhân người giúp đỡ tài chính và tạo nên mối quan hệ có tính chất cá nhân, thậm chí cịn có thể va chạm đến sự độc lập kinh doanh.
Nguồn tài chính chính thức gồm: + Quỹ hỗ trợ phát triển
Quỹ này hoạt động qua ngân hàng phục vụ người nghèo, quỹ tín dụng nhân dân, quỹ phát triển nơng thơn, liên hiệp hợp tác xã, quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia... Đến tháng 9/2001 trong cả nước có gàn 7 tỷ USD nhàn rỗi, hàng tỷ đồng của quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia chưa được sử dụng và hàng chục ngàn hecta đất và nhà xưởng chưa được dùng đến. Nhìn chung, các nguồn vốn chính thức này đáp ứng được 25,6% nhu cầu vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Năm 2001, ngân hàng dành tới 35% (45000 tỷ đồng) tổng dư nợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay nhưng tỷ lệ này cịn ở mức thấp.
+ Nguồn vốn chính phủ và phi chính phủ
Hiện nay có nhiều tổ chức quốc tế như ILO, UNIDO, ZDH, tổ chức phát triển Hà Lan, viện Friedrich Erbut (Đức), ESCAP... rất quan tâm đến sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Dự án VIE/91/MOL/SID giữa chính phủ Việt Nam (qua VCCI – Phịng thương mại và cơng nghiệp Việt Nam) và chính phủ Thụy Điển có giá trị 1,7 triệu USD dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trung tâm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
cậy của các doanh nghiệp vừa và nhỏ về quản lý, khởi sự, phát triển và huy động. Các nguồn vốn chính thức này tuy khơng phải là khơng có song trên thực tế các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất khó tiếp cận được với nguồn vốn này. Nguồn vốn quốc tế thường dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ có đủ điều kiện vay vốn như: Mức vốn điều lệ tối thiểu, sự cam kết thực hiện hợp đồng của nghiệp chủ, phương án khả thi... Các ngân hàng thương mại chưa có ưu đãi gì về vay vốn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhất là cho vay trung và dài hạn, điều kiện thế chấp tài sản chặt chẽ trong khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam ít có đủ tài sản để thế chấp. Các doanh nghiệp nhiều khi khơng có đủ giấy tờ pháp lý của bất động sản đem thế chấp. Bản thân họ cũng không đủ sức lập kế hoạch kinh doanh dài hạn để thuyết phục các ngân hàng thương mại cho họ vay. Vì vậy, thiếu vốn là trở ngại đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
1.3. Nghiệp vụ thu mua tài chính
Theo số liệu thống kế của MPDF cho đến nay doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn là đối tượng chính của các nghiệp vụ tài chính. Cụ thể các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã chiếm 76% tổng số hợp đồng thuê tài chính đã ký và 66% tổng số tiền của hợp đồng thuê tài chính (xem thêm số liệu trong bảng 5)
Bảng 12: Hợp đồng thuê tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đối tượng thụ hưởng Số lượng hợp đồng Số tiền trong hợp đồng
DNTN vừa và nhỏ 54 7880000
DNNN 12 1960000
DN liên doanh và có
vốn đầu tư nước ngoài 5 1950000
Nguồn: Nghiên cứu chuyên đề số 8 của MPDF
Đối với nghiệp vụ này thì phạm vi của hợp đồng thuê khá rộng từ 7000 USD đến 1,5 triệu USD, mức trung bình hầu hết là 180000 USD. Quy mơ hợp đồng trung bình đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ là 140000 USD – đây là con số tương đối lớn so với lượng vốn trung bình của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam (từ 30000 USD – 120000 USD). Mặt khác, thời hạn trung bình thuê là 38 tháng lâu hơn so với các khoản vay ngân hàng hiện nay, trong đó, thời gian trung bình đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ là 39 tháng. Ngoài ra, nghiệp vụ th tài chính này rất có lợi và thiết thực đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay, thể hiện ở những mặt sau:
+ Tỷ lệ đổ vỡ của các hợp đồng là rất thấp. Trong số 71 hợp đồng thuê mua tài chính đã được ký chỉ có 1 hợp đồng bị đổ vỡ.
+ Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào các hợp đồng thuê mua đang tỏ ra là những doanh nghiệp có độ tin cậy cao vì đến nay trong số 54 doanh nghiệp chỉ có 5 doanh nghiệp là thanh tốn chậm.
+ Sau khi nhận thức được lợi ích thuê mua tài chính rất nhiều doanh nghiệp đã tiến hành thuê mua tiếp.
+ Thời gian giải quyết các thủ tục thuê mua tài chính thường chỉ từ 2 – 3 tuần, điều này phản ánh rõ mức độ tiện lợi hơn so với các khoản vay ngân hàng.