Giải pháp từ phía khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cho việc đầu tư phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 73 - 77)

II. Một số giải pháp cụ thể

2. Giải pháp từ phía khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa

2.1. Lựa chọn phương án kinh doanh hiệu quả

Đây là vấn đề hết sức quan trọng hiện nay bởi vì nhiều doanh nghiệp khơng có phương án kinh doanh hoặc phương án kinh doanh tính tốn khơng được chặt chẽ nên bị lỗ vốn, thậm chí phá sản.

Nhà nước khuyến khích đầu tư để tận dụng tối đa những lợi thế ưu đãi, chiếm lĩnh thị trường. Phương án kinh doanh cũng phải dựa vào lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, dựa vào năng lực hiện có của doanh nghiệp. Chính vì vậy, u cầu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp cần có tầm nhìn dài, đón xu hướng của thị trường trong nước và thế giới.

2.2. Thu hút vốn cho hoạt động đầu tư phát triển

Có được phương án kinh doanh có hiệu quả đã là một thuận lợi lớn cho doanh nghiệp trong việc thu hút vốn đầu tư phát triển. Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp cần có kế hoạch thu hút vốn như thế nào cho phù hợp với khả năng của doanh nghiệp trong vấn đề sản xuất cũng như trong vấn để trả nợ vốn vay.

Trước hết, các doanh nghiệp phải đa dạng hóa nguồn vốn: kết hợp các nguồn vốn hiện có như vốn vay ngân hàng, vốn tự có, vốn liên doanh liên kết... cùng với các nguồn vốn khác như vốn phát hành cổ phiếu, trái phiếu.

Thực hiện đổi mới cơ cấu nguồn vốn theo hướng tăng vốn tự có, vốn liên doanh, liên kết, huy động từ dân. Lựa chọn cơ cấu vốn phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp; lên kế hoạch sử dụng vốn, trả nợ vốn vay.

Áp dụng các biện pháp làm tăng vốn tự có như: thanh lý, chuyển nhượng những thiết bị không sử dụng để giải phóng vốn, rút ngắn thời gian khấu hao máy móc thiết bị bằng cách sử dụng hết cơng suất; tăng vịng quay của vốn lưu động; tiến hành phát hành cổ phiếu, trái phiếu trong nội bộ doanh nghiệp, khuyến khích bán cổ phiếu cho người lao động.

2.3. Tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư

Xác định được phương án kinh doanh hiệu quả tức là xác định được cách thức sử dụng đồng vốn đầu tư có hiệu quả.

Cụ thể, doanh nghiệp phải lựa chọn hình thức cơng nghệ phù hợp với nhu cầu của thị trường, mục tiêu, nhiệm vụ của đổi mới công nghệ đồng thời căn cứ vào khả năng, điều kiện về nguồn lực và tính tốn hiệu quả kinh tế - xã hội về trước mắt cũng như lâu dài. Từ đó, doanh nghiệp mới tận dụng được ưu đãi, đồng thời đảm bảo doanh nghiệp đi đúng hướng, tiết kiệm nguồn lực, tránh được rủi ro khơng đáng có.

Doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến vấn đề chuyển giao công nghệ, đào tạo phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh hiện nay.

Tổ chức lại doanh nghiệp theo hướng tinh gọn, năng động, hiệu quả, triệt để tiết kiệm, giảm chi phí hành chính (ví dụ như chi phí quản lý doanh nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 9002).

Mở rộng thị trường trong nước, hướng tới xuất khẩu.

Đặc biệt, trong thời đại hiện nay, các doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa tới việc khuyếch trương tài sản vơ hình, nâng cao thanh thế và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.

2.4. Tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường

Tiêu thụ được sản phẩm hay khơng là vấn đề sống cịn của mỗi doanh nghiệp. Sản phẩm được chấp nhận trên thị trường tức là sản phẩm có sức cạnh tranh, có thể đánh bại các sản phẩm cùng loại khác. Nói cách khác, vấn đề sống còn của doanh nghiệp hiện nay là nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.

Trước hết, doanh nghiệp cần có chiến lược sản phẩm lâu dài, phù hợp với năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Sau đó, doanh nghiệp cần có nhiều biện pháp (hay nhiều phương án đầu tư) cho tất cả các lĩnh vực sản xuất và có liên quan đến sản xuất như quản lý, nhân lực... để có thể giảm chi phí sản xuất xuống mức thấp nhất có thể. Các giải pháp này đã được trình bày ở các mục trên.

Doanh nghiệp cũng nên có quan hệ hợp tác, liên kết trong sản xuất kinh doanh, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực.

KẾT LUẬN

Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam đã được hình thành và phát triển ngay từ khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới kinh tế. Bằng sự phát triển của mình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã có nhiều đóng góp cho sự tăng trưởng, phát triển chung của tồn bộ nền kinh tế. Có thể coi đây là những đặc điểm lớn cho sự phát triển kinh tế nước ta. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là nhiệm vụ mang tính sống cịn của đất nước, phải hoàn thành và hoàn thành một cách khẩn trương với chất lượng và hiệu quả thì nước ta mới mong vượt qua được những thách thức lớn lao trong hội nhập và cạnh tranh kinh tế quốc tế.

Để đạt được mục tiêu trên, chúng ta phải phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, tập trung tháo gỡ mọi vướng mắc, xóa bỏ mọi trở ngại để khơi dậy nguồn lực trong dân, cổ vũ các nhà kinh doanh và người dân ra sức làm giàu cho bản thân và cho đất nước. Chính vì vậy mà việc đánh giá đúng vai trò quan trọng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tháo gỡ một số khó khăn trên con đường hoạt động kinh doanh của chúng sẽ là một giải pháp góp phần nâng cao hiệu suất và tính linh hoạt của nền kinh tế.

Trên cơ sở đó, đề tài mạnh dạn đưa ra một số quan điểm định hướng và một số giải pháp để có thể thực sự phát huy hơn nữa vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong công cuộc phát triển kinh tế ở Việt Nam. Do trình độ cịn hạn chế nên chắc chắn đề tài cịn nhiều thiếu sót, rất mong nhân được những ý kiến đóng góp từ phía các thầy cơ giáo cũng như từ toàn thể bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cho việc đầu tư phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)