Giải pháp từ phía Nhà nước

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cho việc đầu tư phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 69 - 73)

II. Một số giải pháp cụ thể

1. Giải pháp từ phía Nhà nước

1.1. Hỗ trợ huy động vốn

Huy động vốn là vấn đề khó khăn nhất đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam bởi vì vay vốn ngân hàng hay các tổ chức tài chính là rất khó. Hầu hết doanh nghiệp nhỏ và vừa đều dựa vào vốn tư nhân hoặc sự hỗ trợ tài chính cá nhân bằng các quan hệ riêng của mình. Những khó khăn này có thể là những thách thức to lớn đối với sự phát triển của cơng ty. Chính phủ cần tạo ra một hệ thống tài chính đa dạng để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng với sự tham gia của các tổ chức tài chính.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể được phân chia thành 2 nhóm: các cơng ty hướng xuất khẩu có tỷ trọng đáng kể doanh số bán hàng xuất khẩu trong tổng doanh số và các công ty phụ thuộc chủ yếu vào thị trường nội địa. Trong những năm gần đây, chính những cơng ty loại hai trên cũng tìm kiếm cơ hội xuất khẩu cho sự phát triển kinh doanh sau này. Tuy nhiên, doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp phải rất nhiều hạn chế khi xuất khẩu sản phẩm của họ như giấy phép xuất khẩu và hạn ngạch xuất khẩu. Ngồi ra, hệ thống tín dụng xuất khẩu hoạt động dường như khơng hiệu quả để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cần có các biện pháp hữu hiệu để xóa bỏ vấn đề này.

1.3. Cải tiến môi trường kinh doanh

Rất nhiều doanh nghiệp phàn nàn về môi trường kinh doanh bất lợi về phía họ hơn so với các doanh nghiệp quốc doanh trong nhiều trường hợp. Ngoài các vấn đề đã nêu ở trên về huy động vốn và giấy phép xuất khẩu, việc không đúng mức trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước, thiếu đất công nghiệp cũng cần được đặt ra để có mơi trường kinh doanh tốt hơn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Và, cũng cần thiết có nhiều cơ hội liên doanh với nước ngồi dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

1.4. Tiếp tục hồn thiện chính sách đất đai

Đất đai và các cơng trình xây dựng là các yếu tố khơng thể thiếu được đối với các doanh nghiệp bao gồm cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khơng có được quyền sử dụng, sở hữu hoặc th đất và các cơng trình xây dựng cần thiết một cách lâu dài, chắc chắn và rõ ràng thì khơng có một doanh nghiệp nào có thể tiến hành kinh doanh hoặc sản xuất. Do đó, việc xác định rõ ràng đối với đất đai và các cơng trình xây dựng và quyền thích đáng đối với đất đai trở thành một yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc hồn thiện

có thể đi theo các hướng: thống nhất và hiện đại hóa việc đăng ký đối với đất đai và các cơng trình xây dựng và hợp lý hóa các thủ tục đăng ky đất đai và các cơng trình xây dựng; làm rõ và đẩy nhanh các thủ tục cấp quyền sử dụng đất đai và nhà cửa; khuyến khích nhân dân đăng ký bằng cách loại bỏ những biện pháp tài chính nặng nề đối với việc đăng ký đất đai và các cơng trình xây dựng (tức là mức lệ phí và thuế vượt quá 25% mức giá trị tài sản). Quy định các thủ tục rõ ràng, đơn giản và hợp lý để giải quyết các tranh chấp và kiện tụng nhằm giải quyết vấn đề quyền sở hữu và quyền sử dụng, thậm chí trong trường hợp những tài liệu cần thiết khơng có.

1.5. Chính sách về cơng nghệ

Khi doanh nghiệp nhỏ và vừa bắt đầu nhận thức được chất lượng là vấn đề cốt lõi để xuất khẩu thành công, họ ngày càng quan tâm nhiều hơn đến công nghệ và quản lý chất lượng. Tuy nhiên, hiện nay họ gặp phải rất nhiều trở ngại như khó khăn trong việc thu thập thông tin kỹ thuật và đảm bảo vốn cho việc nghiên cứu và phát triển cơng nghệ. Các chương trình của Chính phủ trợ giúp tiếp cận cơng nghệ một cách cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là cần thiết.

1.6. Khuyến khích thành lập các hiệp hội ngành cơng nghiệp

Những nỗ lực trong việc tổ chức các hiệp hội ngành hàng đã bắt đầu ở một số ngành như dệt may và nhựa. Tuy nhiên, những hiệp hội này vẫn chưa năng động để đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các hoạt động của họ cần được khuyến khích hơn nữa nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Để phát triển nguồn nhân lực trước hết cần đào tạo nguồn lao động. Tổ chức hệ thống dạy nghề hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế của nước ta. Hệ thống dạy nghề cần được tổ chức phân cấp theo cơ cấu ngành gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo lãnh thổ và phát huy tính xã hội hóa trong cơng tác đào tạo dạy nghề.

Cơ quan trung ương quản lý chung về công tác dạy nghề chịu trách nhiệm phối hợp với các ngành, các địa phương nghiên cứu hoạch định, quy hoạch, kế hoạch trình chính phủ về cơng tác dạy nghề cho các giai đoạn và những bước tiếp theo. Nội dung không chỉ về hoạch định về quy mô, chất lượng, ngành nghề đào tạo mà cần chỉ rõ phương án bố trí hệ thống các trường dạy nghề. Đồng thời với các trường, các cơ sở do nhà nước quản lý cần khuyến khích đầu tư cho các hình thức tổ chức dạy nghề đa dạng, phong phú khác do các địa phương, do dân tự tổ chức để đào tạo và truyền nghề kịp thời nhằm đáp ứng yêu cầu thiết thực, cấp bách đang đặt ra. Nhà nước cần tăng cường ưu tiên đầu tư cho công tác dạy nghề, tổ chức tốt khâu quản lý công tác dạy nghề. Mặt khác chúng ta cần có hình thức tổ chức mới về dạy nghề để đáp ứng được yêu cầu thực tế của phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn sắp tới.

Song song với công tác đào tạo nguồn lao động, cần đào tạo chủ doanh nghiệp, cán bộ quản lý điều hành doanh nghiệp. Cần đa dạng hóa loại hình đào tạo, bồi dưỡng theo nhiều hình thức khác nhau để phù hợp với nhu cầu học tập đa dạng của chủ doanh nghiệp và cán bộ quản lý, điều hành của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để đáp ứng yêu cầu của đông đảo chủ doanh nghiệp nước ta, cần xây dựng mới hệ thống đào tạo bồi dưỡng bao gồm nhiều loại trình độ, thời gian khác nhau và phù hợp với yêu cầu đa dạng về học tập của các doanh nghiệp.

Dù phương thức đào tạo có khác nhau nhưng mục đích của hoạt động đào tạo phải có sự thống nhất ở tầm vĩ mô. Việc đào tạo, bồi dưỡng cho chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đáp ứng yếu cầu trình độ, kỹ thuật quản lý sản xuất -

kinh doanh hiện đại, gắn với thực tiễn của điều kiện Việt Nam. Chương trình, nội dung phải phù hợp với quản lý - kinh doanh trong cơ chế thị trường.

1.8. Nhanh chóng thực hiện luật doanh nghiệp mới

Luật doanh nghiệp mới thay thế cho luật doanh nghiệp tư nhân và luật công ty năm 1990 phải thỏa mãn các điều kiện như: hợp lý hóa và đơn giản hóa các thủ tục thành lập doanh nghiệp và công ty, giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ dàng huy động vốn hơn, quy định cơ cấu vốn mềm dẻo hơn, bảo vệ tốt hơn các cổ đơng thiểu số, có quy tắc rõ ràng về trách nhiệm pháp lý của giám đốc và các giao dịch quan trọng của công ty như sát nhập và chuyển đổi hình thức cơng ty, quy định những điều khoản rõ ràng và tồn diện hơn đối với việc quản lý cơng ty nhằm cải thiện việc quản lý các cơng ty và kiểm sốt tốt hơn những nhà quản lý của các cổ đông. Nhà nước phải ban hành các văn bản pháp luật cần thiết để tạo ra một cơ sở dữ liệu để tập trung thông tin các doanh nghiệp và công ty đã đăng ký và cơng khai các thơng tin đó ra cơng chúng. Điều này cho phép các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp khác có được những thơng tin cơ bản về bất kỳ doanh nghiệp nào có trên thị trường như tên, địa chỉ, hoạt động kinh doanh và hình thức pháp lý của doanh nghiệp đó.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cho việc đầu tư phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)