III. Đánh giá tình hình thực hiện đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta
2. Những khó khăn cịn tồn tạ
2.1. Mơi trường chính sách vĩ mơ và thủ tục hành chính
Mơi trường chính sách vĩ mơ có một số thuận lợi cơ bản như:
- Khung khổ pháp lý và chính sách đối với doanh nghiệp ngồi quốc doanh đã liên tục được hoàn thiện; Luật Doanh nghiệp mới với nhiều thuận lợi hơn đã có hiệu lực.
- Chính phủ đã cơng bố một chương trình hành động phát triển khu vực tư nhân bao quát nhiều mặt, nhiều lĩnh vực.
- Cơ chế xuất nhập khẩu tự do hơn qua việc Chính phủ ban hành Nghị định 57/1998/NĐ-CP.
Tuy nhiên, trước mắt vẫn cịn nhiều khó khăn. Trước hết, đó là hệ quả của khủng hoảng tài chính khu vực xảy ra từ năm 1997. Do mức tăng trưởng chung và nhu cầu trong nước giảm sút trong vài năm trở lại đây kể từ khi cuộc khủng hoảng xảy ra ở một số nước trong khu vực, nên nhiều doanh nghiệp ngồi quốc doanh lâm vào tình trạng sa sút, kém hiệu quả và đình trệ. Điều này dẫn tới hiện tượng giảm đầu tư của tư nhân, cả tư nhân trong nước lẫn tư nhân nước ngoài ở Việt Nam. Tuy nhiên, đây chỉ là xu thế ngắn hạn. Đầu năm 2000, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mơ đã có dấu hiệu khả quan hơn các năm trước, hứa hẹn những điều kiện thuận lợi để phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư của khu vực doanh nghiệp ngồi quốc doanh.
Một khó khăn khác là mặc dù đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần đã được công bố và được thực hiện kể từ năm 1986 đến nay, nhưng các nhà kinh doanh tư nhân trong nước vẫn có tâm lý dè dặt trong đầu tư và sản xuất kinh doanh. Sự lo ngại này có nguồn gốc sâu xa từ những biến cố trong lịch sử chính sách phát triển kinh tế của đất nước, cũng như từ thực tế diễn ra hàng ngày ở các cấp khác nhau hiện nay. Tình trạng khơng rõ ràng về chủ trương và các chính sách cụ thể để thể hiện đường lối lớn đó đã gây ra tâm lý lo ngần ngại đầu tư lớn, đầu tư dài hạn, kinh doanh lâu dài và bài bản.
Sự thiếu nhất quán, hay thay đổi và chồng chéo của một số chính sách cuãng là một yếu tố tác động tiêu cực đối với giới kinh doanh.
Giữa doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp ngồi quốc doanh cịn tồn tại nhiều hiện tượng phân biệt đối xử, cả trong việc đề ra chính sách lẫn trong việc thực hiện chính sách, chẳng hạn như doanh nghiệp Nhà nước có các lợi thế hơn sau đây so với doanh nghiệp ngoài quốc doanh:
- Dễ dàng thuê đất hơn.
- Tiếp cận tín dụng ưu đãi của Chính phủ dễ dàng hơn.
- Được các cấp chính quyền thường quan tâm giúp đỡ và ủng hộ hơn.
- Ít bị một số cán bộ quản lý Nhà nước ở các cấp gây phiền hà hơn.
- Tiếp cận với hạn ngạch xuất khẩu dễ dàng hơn.
- Dễ dàng nhận được thông tin từ các cơ quan Nhà nước hơn.
- Người lao động và giới quản lý cũng tiếp cận dễ dàng hơn với các dịch vụ đào tạo và bồi dưỡng ngắn hạn miễn phí của các cơ quan Nhà nước dành cho doanh nghiệp.
2.2. Thái độ của xã hội
Trong một xã hội mà vai trị của kinh tế tư nhân hay ngồi quốc doanh cịn có nhiều cách nhìn nhận khác nhau, ít nhất là theo quan điểm ngắn hạn, thì rõ ràng đó là yếu tố khơng thuận lợi cho việc phát triển khu vực này. Nghiên cứu của MPDF đã đưa đến một kết luận là quan điểm của xã hội đối với khu vực doanh nghiệp ngồi quốc doanh cịn “tiêu cực”. Sự nhìn nhận tiêu cực của xã hội đối với kinh tế tư nhân thể hiện qua những quan điểm như sau:
- Kinh tế tư nhân không ổn định, mang tính bóc lột, khơng đóng góp gì cho đất nước.
- Đa số người được hỏi ý kiến, mà phần đông là giới trẻ cho rằng khu vực tư nhân là sự lựa chọn việc làm cuối cùng của họ.
- Cán bộ tín dụng khơng ưa khách hàng là tư nhân.
Điều này đã phần nào lý giải tâm trạng không yên tâm của các nhà kinh doanh tư nhân. Về phần mình, các nhà kinh doanh tư nhân cũng cho thấy họ ít tin tưởng vào chính sách của Chính phủ. Rõ ràng đây là yếu tố rất đáng quan tâm và thực sự là một khó khăn khơng phải của riêng doanh nhân hay của Chính phủ. Một khi Chính phủ và các nhà kinh doanh chưa tin tưởng nhau và chưa tìm thấy cách thức hợp tác vì sự phát triển chung của nền kinh tế thì đó là dấu hiệu đáng lo ngại. Đối với các nhà kinh doanh tư nhân, đây quả là một thách thức lớn và nghiêm trọng. Có thể nói, khơng một nền kinh tế nào đi tới thành công mà lại thiếu sự hợp tác và đối thoại hiệu quả, thực sự cầu thị giữa Chính phủ và các nhà doanh nghiệp.
2.3. Khó khăn về vốn
Tình trạng thiếu vốn rất phổ biến do bản thân các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mới được hình thành và phát triển trong những năm gần đây nên tài sản sẵn có cịn ít ỏi, khơng đủ thế chấp cho các khoản vay cần thiết, và chưa đủ uy tín để vay mà khơng cần thế chấp.
Hệ thống ngân hàng thương mại mà nòng cốt là ngân hàng thương mại quốc doanh lại ngần ngại cho các doanh nghiệp ngồi quốc doanh vay do nhiều ngun nhân: khó theo dõi và giám sát q trình đầu tư; chi phí cho vay cao vì các khoản vay mà doanh nghiệp ngồi quốc doanh vay thường khơng lớn bằng các khoản vay dành cho doanh nghiệp Nhà nước; cán bộ tín dụng cịn thiếu lịng tin vào doanh nghiệp ngoài quốc doanh; dự án vay mà doanh nghiệp ngồi quốc
quốc doanh lại thường khó tiếp cận với các khoản vay ưu đãi của Nhà nước do các thr tục phê duyệt phức tạp và sự ưu ái của các cơ quan dành cho doanh nghiệp Nhà nước. Tất cả những điều đó dẫn tới tình trạng doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhiều khi phải vay vốn trên thị trường tài chính phi chính thức với lãi suất cao, thời hạn vay ngắn, khoản vay không đủ lớn như cần thiết.
Sự kém phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại cũng là yếu tố cản trở rất lớn cho việc huy động vốn của doanh nghiệp. Sự yếu kém của hệ thống ngân hàng thương mại thể hiện ở những điểm sau: mạng lưới giao dịch quá thưa thớt, phương thức thanh tốn chậm và khơng tiện lợi, năng lực thẩm định dự án cịn thiếu, quyền hạn, lợi ích và trách nhiệm của nhân viên tín dụng chưa rõ ràng để khích lệ họ tiếp cận và phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp.
Các khoản cho vay của ngân hàng thương mại thường là ngắn hạn. Chỉ có khoảng 30% tổng số khoản vay là trung hạn và dài hạn trong khi phần lớn các khoản vay này cũng lại dành cho doanh nghiệp Nhà nước. Ngay cả các ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh cũng dành tới 30% các khoản tín dụng để cho các doanh nghiệp Nhà nước vay. Năm 1998, các ngân hàng thương mại đã dành 66% các khoản vay trung và dài hạn cho doanh nghiệp Nhà nước, và 21,6% cho cá nhân vay trong khi các doanh nghiệp chính thức ngồi quốc doanh chỉ được vay 12% tổng số tín dụng trung và dài hạn.
Bên cạnh đó, các quy định về thế chấp cịn chưa phát triển đầy đủ: ít loại tài sản có thể mang thế chấp hợp pháp, quyền sử dụng đất lại thường chưa được hợp pháp hóa bằng việc được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thường diễn ra tình trạng ngân hàng đánh giá quá thấp giá trị tài sản thế chấp nhằm đảm bảo an tồn cho mình.
2.4. Khó khăn về mặt bằng sản xuất
Thiếu mặt bằng sản xuất cũng như các điều kiện hạ tầng sản xuất cần thiết là tình trạng chung của các doanh nghiệp ngồi quốc doanh. Các địa phương còn
chậm quy hoạch mặt bằng dnàh cho các hoạt động sản xuất công nghiệp nên các doanh nghiệp ngồi quốc doanh thường khơng có cơ hội thuê được đất tại địa phương để xây dựng nhà xưởng sản xuất. Các khu cơng nghiệp lớn, có cơ sở hạ tầng hiện đại, giá thue đất cao thường chỉ thích hợp với các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp Nhà nước mà khơng phù hợp với các doanh nghiệp ngồi quốc doanh vốn chủ yếu có quy mơ nhỏ và eo hẹp về tài chính.
Nhiều doanh nghiệp ngồi quốc doanh phải th lại đất của doanh nghiệp Nhà nước với giá cao để sản xuất. Một khảo sát của các chuyên gia JICA (Nhật Bản) đối với một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh năm 1999 cho thấy chỉ có 51% doanh nghiệp được khảo sát sử dụng đất tự có để sản xuất kinh doanh, số cịn lại thuê của Nhà nước hoặc thuê lại của các doanh nghiệp Nhà nước hoặc thuê của các tổ chức khác. Tỷ lệ doanh nghiệp phải đi thuê lại đất ở Hà Nội cao hơn ở thành phố Hồ Chí Minh. Việc thuê lại đất như vậy làm cho giá thành sản phẩm tăng lên, đồng thời doanh nghiệp ngoài quốc doanh đi thuê lại đất (thường là thuê ngắn hạn) không dám đầu tư dài hạn vào máy móc và thiết bị vì e ngại phải trả lại đất vào bất kỳ lúc nào.
2.5. Khó khăn về thị trường, xuất khẩu
Thị trường trong nước còn quá nhỏ bé và tăng trưởng chậm do thu nhập của dân cư còn quá thấp và tăng trưởng chậm chạp. Chiến lược cơng nghiệp hóa để thay thế nhập khẩu với những dự án đầu tư lớn bằng ngân sách Nhà nước lại tạo được rất ít việc làm đã làm cho thu nhập của các tầng lớp dân cư chậm được cải thiện. Bên cạnh đó, chiến lược cơng nghiệp hóa ở nơng thơn nơi có tới 80% dân số khơng được chú ý thích đáng và khơng phải là một chiến lược tăng nhanh thu nhập cho người nghèo thơng qua việc tạo thêm việc làm. Ngồi ra, Nhà nước là một hộ tiêu thụ lớn, nhưng hàng hóa mà Nhà nước mua sắm, như thực tế các năm qua cho thấy, hầu hết khơng phải là sản phẩm của doanh nghiệp ngồi quốc
doanh. Kết quả là thị trường tiêu thụ trong nước đối với các sản phẩm của doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển chậm.
Vốn dĩ nhỏ bé, thị trường trong nước lại bị hàng hóa nước ngồi nhập lậu hoặc bán phá giá tràn vào, khiến cho cơ hội đầu tư của các nhà kinh doanh tư nhân càng hiếm hoi. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Nhà nước với số lượng lớn đã tồn tại từ lâu cũng đang gặp phải những khó khăn về cơng ăn việc làm nên cũng cố gắng tranh thủ mọi cơ hội đầu tư, cạnh tranh với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Việc hợp tác đặt hàng giữa các doanh nghiệp Nhà nước quy mô lớn với các doanh nghiệp ngồi quốc doanh quy mơ nhỏ hơn dường như đã không diễn ra. Tất cả những điều đó làm cho thị trường của doanh nghiệp ngoài quốc doanh chậm phát triển.
Về xuất khẩu, những khó khăn chính mà doanh nghiệp ngồi quốc doanh gặp phải là:
- Tiếp cận hạn ngạch xuất khẩu còn hạn chế và dường như doanh nghiệp Nhà nước vẫn có ưu thế hơn.
- Thiếu thông tin về thị trường và bạn hàng nước ngồi, thiếu mạng lưới tiếp thị.
- Tín dụng xuất khẩu và bảo hiểm xuất khẩu chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
- Thủ tục hải quan cịn phức tạp, phiền tối, việc thực hiện thuế xuất nhập khẩu tùy tiện do mã thuế không đầy đủ.
- Các khó khăn trong xúc tiến thương mại: ít được tham gia vào các đoàn doanh nghiệp ra nước ngồi, khơng có điều kiện trưng bày và quảng cáo sản
phẩm để xuất khẩu, thiếu cán bộ có năng lực và kiến thức và kinh nghiệm thương mại quốc tế.
2.6. Khó khăn về quản lý, nguồn nhân lực
Đội ngũ các nhà kinh doanh tư nhân ở Việt Nam chủ yếu được hình thành trong những năm 90. Vì vậy, họ cịn thiếu kinh nghiệm về nhiều mặt, từ kỹ năng quản lý đến hiểu biết về cơng nghệ và thị trường...
Khó khăn chính về nguồn nhân lực là thiếu cán bộ kỹ thuật như kỹ sư có trình độ và thợ lành nghề bậc cao. Do thái độ của xã hội còn chưa thật sự coi trọng khu vực tư nhân, nên nhiều người có trình độ cao ngại làm việc cho khu vực này.
Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, việc tiếp cận các dịch vụ đào tạo nguồn nhân lực do Nhà nước cung cấp có nhiều hạn chế, chủ yếu là do nguồn ngân sách cho việc đào tạo này cịn rất hạn hẹp.
Các chương trình đào tạo hiện có của hệ thống các trường day nghề và đào tạo cán bộ kỹ thuật lại thường chưa đáp ứng được nhu cầu hiện tại của các doanh nghiệp vì thiên về lý thuyết, ít thực hành, nội dung đào tạo lạc hậu và không phù hợp với yêu cầu. Hiện tại chỉ có một số rất ít cơ sở đào tạo công nhân kỹ thuật trong nước được trang bị hiện đại cả về trang thiết bị lẫn chương trình và cách thức đào tạo.
PHẦN 3