I. Phương hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong thời đại ngày nay
2. Phương hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Dựa vào tình hình phát triển hiện tại của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và của các nước xung quanh như triển vọng phát triển kinh tế của các nước ASEAN, doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam nên phát triển theo 1 trong 4 hướng sau:
2.1. Đẩy mạnh phát triển ngành sản xuất hàng gia công xuất khẩu bằng cách tận dụng hết các lợi thế của Việt Nam
Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong ngành sản xuất hàng gia công đã đạt được đỉnh cao phát triển. Họ tiến hành gia cơng cho các nhà sản xuất nước ngồi như Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ, Châu Âu và các nước khác trong các lĩnh vực như may mặc, men, đồ nội thất, đồ gỗ tre, các sản phẩm cao su và da (giầy dép). Sự khéo léo về chân tay và tiền lương thấp là những đóng góp cho khả năng cạnh tranh hàng hóa của họ trên thị trường quốc tế.
Do ngành sản xuất hàng gia cơng đang có tiềm năng phát triển lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực này cần thiết lập cơ chế quản lý tốt hơn để có thể đạt được sự tăng trưởng cao hơn. Điều cũng không kém phần quan trong đối với họ là cũng cần mở rộng sang các lĩnh vực khác như chế biến thức ăn đồng thời tăng năng suất bằng cải tiến cơng nghệ. Ngồi ra họ cũng nên mở rộng cơ sở cũng như quy mơ kinh doanh để có thể tiến hành được việc lập kế hoạch và phát triển sản phẩm.
Các doanh nghiệp có thể lợi dụng nghiên cứu sản phẩm trong quá trình gia cơng để tiến tới khả năng là nhà sản xuất chính sản phẩm của mình.
2.2. Phát triển ngành cơng nghiệp bổ trợ cho xuất khẩu
Một cách khác mà Việt Nam có thể tiến hành đó là phát triển ngành cơng nghiệp bổ trợ sản xuất chi tiết phụ tùng cho các nhà sản xuất ơ tơ, hàng điện tử nước ngồi ở Việt Nam. Tuy nhiên, các ngành cơ khí, sửa chữa máy móc đã được các cơng ty Nhà nước khai thác và phát triển.
Kỹ thuật cơ khí và sửa chữa máy hiện nay có thể tận dụng làm cơ sở cho việc phát triển ngành cơng nghiệp bổ trợ. Đây chính là lợi thế đặc biệt của Việt Nam cho phép Việt Nam cạnh tranh với các nước ASEAN.
Khơng cần phải nói, đối với Việt Nam để phát triển được ngành cơng nghiệp bổ trợ địi hỏi sự đổi mới rộng rãi cho kỹ nghệ cơ khí hiện nay. Để đạt được điều này, cần có sự hỗ trợ của Chính phủ trong nhiều lĩnh vực như chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực và cải tiến thiết bị. Cụ thể là trong ngành sản xuất ô tô và đồ gia dụng điện, việc tổ chức lại cơ cấu sản xuất phải phù hợp với các nước ASEAN nhằm thiết lập một hệ thống ngành sản xuất bổ trợ trong khu vực. Việt Nam cũng được mong đợi tham gia vào q trình phân cơng lao động đa phương khu vực một khi ngành sản xuất bổ trợ của Việt Nam phát triển đầy đủ. Khả năng này rất có ý nghĩa bởi vì sự phát triển của ngành công nghiệp bổ trợ sẽ tạo ra cơ hội xuất khẩu mới cho Việt Nam.
2.3. Hướng các ngành sản xuất nông thôn vào xuất khẩu
Ở khu vực nông thôn Việt Nam hiện đã có một số ngành như dệt, đồ gỗ, mây tre, sản phẩm bằng đá hay sơn mài. Được biết ở những khu vực gần thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, ngành cơng nghiệp dã phát triển thành gia cơng hàng xuất khẩu. Chính phủ bước đầu cần tổ chức và củng cố lại các ngành sản xuất nông thôn trong nhiều lĩnh vực theo hướng hướng vào xuất
Ngồi ra, cần tiến hành phân cơng lại lao động trong cả nước kết hợp giữa sản xuất nông thôn và doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước nhăm phát triển sản xuất xuất khẩu.
2.4. Khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa kiểu thành thị
Cùng với sự phát triển nền kinh tế Việt Nam, nhiều loại hình doanh nghiệp mới đang xuất hiện ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh do nhu cầu tiêu dùng mở rộng. Chẳng hạn như ở thành phố Hồ Chí Minh, ngành điện tử sản xuất thiết bị Karaoke đang phát triển.
Với quan điểm tăng và mở rộng nhu cầu tiêu dùng ở thành phố, cần phát triển kỹ thuật sản xuất trong nhiều lĩnh vực như chế biến thức ăn, sản xuất hàng thời trang chất lượng cao, công nghiệp giải trí, sản xuất đồ chơi.
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa thành thị sẽ không chỉ tham gia vào sản xuất hàng gia cơng. Họ có thể thành lập doanh nghiệp sản xuất mới. Điều quan trọng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa kiểu thành thị là cần phải tăng khả năng cạnh tranh về giá, tăng cường công tác lập kế hoạch và phát triển sản phẩm để có thể cạnh tranh được với hàng nhập khẩu.
Việc khuyến khích sự phát triển doanh nghiệp kiểu thành thị sẽ góp phần thúc đẩy xuất khẩu trong thời gian tới bởi vì họ có khả năng đáp ứng được u cầu tiêu dùng của các nước ASEAN.