Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cho việc đầu tư phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 52 - 54)

III. Đánh giá tình hình thực hiện đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta

1. Những kết quả đạt được

1.1. Đóng góp trong GDP

Khu vực doanh nghiệp ngồi quốc doanh chính thức của Việt Nam cịn quá nhỏ bé. Theo tỷ trọng trong GDP, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thuộc bộ phận chính thức chỉ chiếm 16% GDP năm 1998 trong khi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi chiếm 10% và khu vực Nhà nước (gồm cả hành chính Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước) chiếm khoảng 40% GDP. Tuy nhiên, nếu trước thời kỳ đổi mới hầu như không tồn tại khối doanh nghiệp ngồi quốc doanh, thì nay với tỷ trọng còn khiêm tốn trong GDP khối doanh nghiệp này, nhất là bộ phận chính thức, cho thấy vai trị khơng thể thiếu của nó trong phát triển kinh tế.

1.2. Tạo việc làm

Bộ phận doanh nghiệp ngồi quốc doanh chính thức và hợp tác xã phi nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 10% việc làm trong năm 1998.

Khu vực doanh nghiệp hộ gia đình và các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế ngồi quốc doanh khác chiếm trên 54% lao động công nghiệp trong khi khu vực doanh nghiệp Nhà nước tạo ra phần lớn sản lượng cơng nghiệp lại chỉ chiếm có 24% lực lượng lao động cơng nghiệp, khu vực có vốn đầu tư nước ngồi chỉ chiếm 12% lực lượng lao động cơng nghiệp.

Trong những năm thực hiện giảm biên chế trong các cơ quan hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp Nhà nước, chính các doanh nghiệp ngồi quốc doanh đã đóng vai trị chính thu hút lại số lao động dư thừa đó.

1.3. Xuất khẩu

Khơng có số liệu thống kê về phần xuất khẩu của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tuy nhiên, một điều dễ quan sát thấy là càng ngày các doanh nghiệp ngoài quốc doanh càng xuất khẩu được nhiều hơn.

Cuộc khảo sát gần 500 doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động chủ yếu trong các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như may mặc, giày dép, chế biến hải sản... do MPDF tiến hành cho thấy các doanh nghiệp này xuất khẩu tới 3/4 sản lượng của mình (xem bảng 17). Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp ngồi quốc doanh có định hướng xuất khẩu nhiều hơn so với các doanh nghiệp Nhà nước.

Bảng 14: Định hướng xuất khẩu của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Số lượng DN Tỷ lệ xuất khẩu so với

sản lượng (%)

Dệt may 159 80,5

Sản phẩm da 34 85

Cao su, nhựa 22 75

Thực phẩm, đồ uống 71 63,2

Chế biến gỗ 65 75,1

Các sản phẩm phi kim loai khác 39 73,2

Các sản phẩm kim loại 9 -

Các sản phẩm hóa chất 9 20

Các sản phẩm khác 49 74,4

Tổng số 457 75,3

Nguồn: Số liệu của MPDF

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cho việc đầu tư phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)