Nguyên nhân của các tồn tại.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu tại công ty thương mại xuất nhập khẩu hà nội (Trang 41 - 44)

III. Đánh giá hoạt động nhập khẩu của Công ty thương mại xuất nhập khẩu hà nội thời gian qua.

3. Nguyên nhân của các tồn tại.

* Nguyên nhân chủ quan.

+ Thiếu vốn: Nhìn vào cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty ta thấy vốn vay chiếm trên 80% tổng số vốn kinh doanh. Vì vậy, khi tiến hành nhập khẩu làm thủ tục thanh tốn Cơng ty mới xúc tiến vay Ngân hàng để trả tiền hàng. Điều này làm cho đồng lãi do công ty làm ra đã vơi phần lớn vào lãi suất tiền vay, tiền lãi thực sự thu được từ hoạt động nhập khẩu ít, hạn chế cơng ty đầu tư vào xây dựng cơ sở vật chất, mở rộng phạm vi kinh doanh.

+ Thiếu thơng tin: Tuy phịng kế hoạch thị trường có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác nhưng do mới thành lập nên việc thu thập xử lý thơng tin cịn yếu kém, chậm so với đối tác dẫn đến làm mất cơ hội kinh doanh. Đặc biệt trong việc tìm kiếm thơng tin, do hạn chế về ngân sách nên chất lượng thông tin không cao, thông tin chủ yếu là thông tin thứ cấp, việc thu thập chủ yếu qua sách báo và một số nguồn khác nên chưa mang tính đặc biệt, độc đáo quyết định đến thành công của của một thương vụ nhập khẩu.

+ Trình độ của cán bộ cơng nhân viên chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhìn vào bảng cơ cấu lao động của cơng ty giai đoạn 1998 –2001 thì số cán bộ cơng nhân viên có trình độ đại học trung cấp chiếm khoảng 35% trên tổng cán bộ công nhân viên. Đối với một công ty thương mại, hoạt động kinh doanh không sản xuất như vậy thì tỷ lệ cịn thấp, chưa theo kịp được với tình hình kinh doanh hiện nay. Cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu còn bị trái ngành, trái nghề, cịn mang tính ỷ lại, phong cách làm việc cịn mang dấu ấn hành chính bao cấp. Đây cũng là đặc điểm chung còn tồn tại trong các doanh nghiệp nhà nước ta hiện nay.

+ Quan hệ với các bạn hàng, ngân hàng cũng như các cơ quan chức năng của Nhà nước chưa được chú trọng đầu tư dẫn đến đôi khi gây cản trở cho hoạt động nhập khẩu.

+ Các công cụ hỗ trợ cho hoạt động nhập khẩu của Công ty chưa được đầu tư thoả đáng. Công ty chưa quan tâm đến việc xây dựng, hoàn thiện cho việc tiêu

thụ sản phẩm nhập khẩu trực tiếp. Các cửa hàng kinh doanh mới chỉ tập trung ở Hà Nội, chủ yếu ở địa bàn quận Hai Bà Trưng.

+ Bộ máy tổ chức của Cơng ty chưa thật hợp lý, cịn mang tính tự phát, khơng đồng bộ, hoạt động cịn chồng chéo, mang tính đơn lẻ. Các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu tự tìm đối tác, tự kinh doanh, tự ký kết... Điều này tuy có phát huy được tính năng động xong đơi khi gây ra hiện tượng các phòng ban kinh doanh xuất nhập khẩu lại cạnh tranh với nhau, gây mất thời gian cũng như chi phí và giảm hiệu quả.

+ Cơng ty chưa có chính sách khuyếch trương cũng như chính sách giá cả, các hoạt động khuyến mại, xúc tiến bán hàng để thu hút các khách hàng tiềm năng cũng như gìn giữ các bạn hàng có quan hệ giao dịch lâu năm.

+ Trong cơng ty, do có chế độ khen thưởng cịn ít, kỷ luật chưa nghiêm, chưa chú trọng đến các biện pháp tuyên truyền giáo dục, chưa đẩy mạnh các phong trào thi đua lao động sản xuất, kinh doanh. Vì vậy đã xảy ra những khiếu kiện, những hành vi gây ảnh hưởng đến uy tín của Cơng ty.

* Nguyên nhân khách quan.

+ Hệ thống các văn bản pháp luật của nước ta chưa đồng bộ, hay thay đổi đã gây ra những khó khăn trở ngại cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Cơng ty. Chẳng hạn năm 1999, Chính phủ đã liền một lúc áp dụng 3 luật thuế mới: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu đã gây ra khơng ít những thay đổi trong hoạt động kinh doanh của Công ty, đặc biệt là vấn đề thuế nhập khẩu gặp phải rất nhiều thủ tục rườm rà, chậm trễ, làm giảm hiệu quả kinh doanh.

+ Các cơ quan chức năng của Nhà nước do các thủ tục còn chồng chéo, hoạt động còn trùng lặp nên các thủ tục hải quan cũng như hàng loạt các giấy tờ văn bản khác.

+ Chính sách quản lý thị trường của Nhà nước cịn lỏng lẻo dẫn tới hàng nhập lậu, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ vẫn còn tồn tại. Những loại hàng này mẫu mã phong phú, giá cả rất rẻ nên sức cạnh tranh mạnh đối với hàng nhập khẩu của Công ty.

+ Cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu của nước ta chưa phát triển, chưa được Nhà nước quan tâm đầu tư thoả đáng. Hệ thống thông tin liên lạc mặc dù đã được trang bị hiện đại nhưng chi phí đắt, giao thơng vận tải cịn lạc hậu, đặc biệt là hệ thống tàu thuyền, kho hàng, bến bãi cịn cũ, khơng đảm bảo vận chuyển hàng hố an tồn.

+ Công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh và do nghị định 57CP của chính phủ mở rộng quyền kinh doanh cho các doanh nghiệp đã làm cho số doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu tăng lên một cách nhanh chóng. Trong khi đó khơng ít những doanh nghiệp làm ăn theo kiểu chụp giật, thiếu nghiêm túc, cạnh tranh không lành mạnh .

+ Xu hướng thích dùng hàng ngoại nay chỉ chiếm bộ phận nhỏ trong dân cư nên nhu cầu đối với các mặt hàng tiêu dùng không lớn, việc tiêu thụ nhóm hàng này khá chậm chạp. Nhiều cơng ty nổi tiếng ở nước ngồi đã sản xuất, lắp ráp chính

tại Việt Nam hoặc có đại lý tiêu thụ đặc quyền vì vậy các mặt hàng doanh nghiệp nhập khẩu gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ các sản phẩm này.

Chương III

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu tại công ty thương mại xuất nhập khẩu hà nội (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)