I .Các biện pháp ở doanh nghiệp
5. Giảm mức hàng tồn kho dự trữ hợp lí
Ta thấy hàng tồn kho của Công ty trong những năm gần đây là rất cao, chiếm chủ yếu trong vốn lưu động. Do đó việc giảm hàng tồn kho xuống là điều rất quan trọng và khó khăn. Để giảm tồn kho xuống Công ty cần phải làm:
- Giảm nguyên vật liệu tồn kho.
+ Trên cơ sở hồn thiện hệ thống định mức và cơng tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của từng năm, Cơng ty sẽ tính được lượng NVL chính, lượng NVL phụ, nhiên liệu dùng trong năm kế hoạch theo nguyên tắc tính riêng cho từng loại và mỗi loại phải tính riêng cho từng thứ đồng thời NVL chính tính riêng, NVL phụ tính riêng, nhiên liệu tính riêng.
Lượng NVL chính cần dùng:
Có hai cách tính lượng NVL chính là cách tính dựa vào kế hoạch sản xuất và định mức tiêu hao và cách tính dựa theo tỷ lệ chế thành. Nhưng xem ra cách tính dựa vào kế hoạch sản xuất và định mức tiêu hao là phù hợp hơn cả.
Vcd = ∑
i=1 in
[(Si×Dvi)+(Pi×Dvi)−Pdi]
Vcd = ∑
i=1 n
(Si×Dvi)(1+Kpi)(1−Kdi)
Si là sản lượng sản phẩm sử dụng nguyên liệu i
Pdi là số lượng phế liệu loại i dùng lại Kpi là hệ số phế phẩm cho phép
Kdi là hệ số phế liệu dùng lại
Pi là số lượng sản phẩm cho phép loại sản phẩm i kì kế hoạch Xác định lượng NVL phụ cần dùng.
Có hai cách tính:
Tính trực tiếp: Lấy định mức x sản lượng
Tính khái quát theo tỷ lệ thuận với việc tăng sản lượng Tính lượng nhiên liệu cần dùng (than)
Trong thực tế hiện nay nhiên liệu than cho công nghiệp được cung cấp bởi nhiều địa phương, nhiều vùng khác nhau. Than ở mỗi vùng nhiệt lượng toả ra khác nhau cho nên tiện cho việc lập kế hoạch cung ứng người ta quy đổi than từ nhiều vùng khác nhau ra than tiêu chuẩn (7.000kcl/kg)
Hệ số quy đổi Ki = Ni/7.000
Ki là hệ số tính đổi của than vùng i Ni là nhiệt lượng toả ra của than vùng i NLcd = ∑(Dni×Si/Ki) = than tiêu chuẩn
Dni là định mức tiêu hao nhiên liệu loại i cho một đơn vị sản phẩm Si là số lượng sản phẩm sử dụng nhiên liệu i
Ki là hệ số tính đổi
Sau khi đã tính được lượng NVL chính, lượng NVL phụ, nhiên liệu cần dùng Cơng ty sẽ lập bảng phân tích tình hình nhập ngun vật liệu và chính sách dự trữ NVL. Qua bảng đó Cơng ty sẽ tiến hành tính tốn và quyết định nên chọn loại mơ hình dự trữ nào, đối với loại NVL nào cho phù hợp.
+ Tiếp theo NVL về tới Công ty, Công ty phải tổ chức bảo quản NVL sao cho đảm bảo:
Sắp xếp NVL vào kho đáp ứng được yêu cầu dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy, nhập trước xuất trước, nhập sau xuất sau.
Định kì 10 hoặc 15 ngày thủ kho phải thơng báo lượng tồn kho và tình hình cịn lại trong kho để Phịng vật tư, Phịng kinh doanh biết làm cơ sở cho việc lập kế hoạch tiến độ mua NVL.
Trong kho phải có đầy đủ hệ thống nội quy, quy chế. Đặc biệt là hệ thống nội quy khen thưởng kỉ luật và tiến tới phương thức hạch toán kho.
+ Cuối cùng việc sử dụng NVL trong Cơng ty phải hợp lí và tiết kiệm NVL. Muốn vậy, Công ty phải:
Phấn đấu hạ thấp mức tiêu hao NVL thông qua đổi mới công nghệ và trực tiếp nhất là công tác thiết kế.
Phải sử dụng NVL thay thế theo hướng nhẹ, rẻ tiền sẵn có ở trong nước nhưng vẫn đảm bảo khơng ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Tăng cường cơng tác quản lí để xố bỏ mọi sự mất mát hư hỏng hao hụt NVL.
Đối với những NVL ứ đọng, kém, mất phẩm chất, chậm ln chuyển thì tích cực giải phóng. Để từ đó có thể tận dụng được số vốn đáng kể đưa vào sản xuất.
- Giảm công cụ, dụng cụ trong kho.
Công việc này thuộc về bộ phận cơ điện, bộ phân cơ điện sẽ có nhiệm vụ mở hồ sơ theo dõi các loại máy móc, thiết bị trong Công ty. Xác định và dự đốn xem trong thời gian tới có những loại máy móc, thiết bị nào cần bảo dưỡng, sửa chữa (lớn, vừa, nhỏ) và cần tới những loại chi tiết, phụ tùng nào thay thế. Sau đó bộ phận này lập một bản báo cáo trình lên Phó giám đốc kĩ thuật để có kế hoạch mua dự trữ. Những loại chi tiết, phụ tùng nào không cần thiết phải dự trữ nhiều thì có thể bán bớt.
- Giảm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang - Giảm thành phẩm tồn kho.
Công ty phải xác định cho được những loại sản phẩm nào tồn kho nhiều. Nguyên nhân tồn kho là gì? Do giá cả, do chất lượng hay do lạc hậu. ... Cho dù có là ngun nhân nào đi nữa thì Cơng ty vẫn phải giảm thành phẩm tồn kho. Bởi sản phẩm của Cơng ty rất khó bảo quản, nhanh lạc hậu so với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật. Song việc nắm được nguyên nhân chính xác sẽ giúp Cơng ty có phương án ứng xử mềm dẻo hơn. Ví như hàng tồn kho do giá cả thì Cơng ty có thể giảm giá hay hàng tồn kho do lạc hậu thì Cơng ty nên chuyển đổi thị trường tiêu thụ.
Trên đây là các phương hướng giảm vốn lưu động cho Công ty, chắc chắn rằng trong một số phương hướng sẽ dẫn đến những thiệt hại trước
mắt cho Công ty. Thiết nghĩ, nếu Công ty không chịu hy sinh một chút lợi ích trước mắt thì những thiệt hại sau này mà Cơng ty phải gánh chịu cịn lớn hơn nhiều. Một lần nữa, mong rằng Công ty cố gắng giảm vốn lưu động xuống mức thấp nhất có thể được mà vẫn đảm bảo đủ vốn lưu động cho chu kì sản xuất kinh doanh. Giảm được vốn lưu động, Cơng ty sẽ giảm được các khoản vay ngân hàng. Nói như vậy khơng có nghĩa là Cơng ty khơng biết tận dụng địn bẩy tài chính, mà đúng ra Cơng ty chẳng có cơ hội để lợi dụng địn bẩy tài chính vì các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của Công ty hàng năm đều bằng không.
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC
1. Hồn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp ngành Cơ khí.
Ngày 26-8-2000 văn phịng Chính phủ có cơng văn thơng báo ý kiến của Phó Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng về chủ trương hỗ trợ phát triển ngành Cơ khí.
Theo đó, Chính phủ giao cho Bộ Cơng nghiệp chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Quỹ hỗ trợ phát triển sớm công bố danh mục các dự án, sản phẩm cơ khí được hưởng ưu đãi theo Nghị Quyết Chính Phủ số 11/2000/NQ-CPA Hà Nội ngày 31-7-2000. Các doanh nghiệp Cơ khí có dự án, sản phẩm theo danh mục cơng bố sẽ được vay tín dụng từ Quỹ hỗ trợ phát triển với lãi suất ưu đãi là 3,5%/năm (bằng 50% lãi suất tín dụng Nhà nước), với thời gian vay là 12 năm, 2 năm đầu không phải trả lãi và bắt đầu trả nợ từ năm thứ 5.
Có thể nói đây là một dịp may hiếm có của các doanh nghiệp Cơ khí nói chung và của Cơng ty Dụng cụ Cắt và Đo lường Cơ khí nói riêng. Nhưng từ khi quỹ này đi vào hoạt, Công ty vẫn chưa nhận được một đồng vốn ưu đãi nào từ Nhà nước. Ngun nhân thì có nhiều, cả từ phía Cơng ty lẫn từ phía Nhà nước. Cụ thể là dự án của Cơng ty lập xin vay vốn cịn rất sơ sài, thiếu tính khả thi hoặc sai thực tế, mang nặng tính đầu tư ồ ạt, coi nhẹ hiệu quả đồng vốn. Cịn từ phía Nhà nước thì sao?.
Thứ nhất: Quy định chưa hợp lý từ một vài cơ quan chức năng của Nhà nước. Chẳng hạn, mức vốn cho vay theo quy định (thông thường từ 50
% đến 70 % trên tổng vốn đầu tư của dự án ) là chưa phù hợp với thực tế, vì hiện giờ vốn tự có của Cơng ty khơng đủ để tham gia vào các dự án.
Thứ hai: Cơ chế hoạt động của quỹ còn phức tạp và mang nặng tính bao cấp. Với lộ trình khép kín vừa xem xét hồ sơ, thẩm định dự án vừa đưa tiền cho vay rồi lại tự mình thu hồi nợ, Quỹ HTPT đang “ vừa đá bóng, vừa thổi cịi “. Nên chăng cần có thêm cơ quan kiểm tra, giám sát cũng như tiến hành thẩm định các dự án được đầu tư từ Quỹ HTPT để đảm bảo tính khách quan.
Trong điều kiện hiện nay, sự tham dự từ phía Nhà nước đối với Cơng ty có hạn. Cơng ty phải tự thân vận động trong vòng quay của cơ chế thị trường đầy sóng gió. Do đó, Cơng ty phải tự cứu mình trước, trước khi đợi người khác cứu, nhưng dù sao được sự giúp đỡ từ phía Nhà nước thì vẫn hơn. Qua đây em mong rằng quý cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiếp tục cải tiến và hồn thiện hơn nữa cơ chế và chính sách của Quỹ HTPT để quỹ này đi vào hoạt động có hiệu quả, thực sự trở thành một động lực giúp Công ty vượt qua thời kỳ khó khăn này.
2. Hồn thiện chính sách cho thuê tài chính đối với các doanh nghiệp
Phương thức cho th máy móc thiết bị tỏ ra khá thích hợp đối với Công ty Dụng cụ Cắt và Đo lường Cơ khí trong điều kiện thiếu vốn hiện nay. Tuy nhiên, muốn tạo ra một kênh dẫn vốn từ phương thức này, Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích để cho nó thực sự phát triển.
Thực vậy, sau 4 năm chuẩn bị, tháng 10/1995 Nghị định về cho thuê tài chính đã ra đời mở đầu cho một dịch vụ hết sức mới mẻ ở nước ta. Công ty cho thuê tài chính quốc tế Việt Nam ( VILC ) ra đời với chức năng mua thiết bị theo yêu cầu doang nghiệp và cho doanh nghiệp thuê, sử dụng trong dài hạn, hết thời hạn thuê, doanh nghiệp có thể mua lại các thiết bị thuê theo giá thoả thuận. Tiếp đến Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam ( VB I D ) cũng cho ra mắt dịch vụ này để thuê các thiết bị trong ngành xây dựng và cho thuê các máy vi tính cho các doanh nghiệp Nhà nước khu vực phía Bắc. Qua thực tế hoạt động của các đơn vị này ta thấy rõ lối ra cho đồng vốn chưa được khai thơng do cịn khá nhiều vướng mắc:
- Vốn của các Cơng ty cho th tài chính (thường hơn 15 % năm), cao hơn lãi suất vay ngân hàng. Nguyên nhân là do Bộ Thương mại chưa cấp giấy phép “ được nhập khẩu thiết bị để cho thuê lại“ của VILC và VBID, vì vậy các đơn vị này phải nhập uỷ thác với chi phí từ 0,5 % - 1%, cùng những phí khơng tên khác đã đội phí cho th lên cao.
- Bên cạnh đó, ngun tắc đề ra “ khơng cần phải có tài sản thế chấp cũng có thể th tài chính“ lại trở thành vướng mắc cho chính các cơng ty cho th tài chính vì chế độ kiểm tốn khơng rõ ràng khiến cho việc thẩm định sức mạnh tài chính của doanh nghiệp gặp nhiều trở ngại.. .
Như vậy, chính Nhà nước đã mở lối cho phương thức th tài chính nhằm góp phần tháo gỡ những bế tắc về vốn cho doanh nghiệp, nhưng cũng chính cơ chế quản lý của Nhà nước lại trở thành rào cản lớn nhất. Rõ ràng biện pháp hữu hiệu nhất ở đây là Nhà nước phải cởi bỏ những giàng buộc của cơ chế nhằm tạo ra thêm một kênh dẫn vốn cho doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu đổi mới kỹ thuật công nghệ một nhu cầu hết sức cấp thiết hiện nay.
Nội dung cơ bản của phần III:
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Dụng cụ Cắt và Đo lường Cơ khí.
Chia làm hai mục lớn:
I. Các biện pháp ở doanh nghiệp: có 5 biện pháp cơ bản
Tăng cường hoạt động Marketing trên thị trường
* Nhanh chóng tách bộ phận Marketing thành riêng một phịng hoạt động độc lập
* Tích cực đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu tìm hiểu thị trường để xâm nhập vào thị trường mới.
* Tăng cường hoạt động quảng cáo giới thiệu sản phẩm và giữ vững thị trường hiện có, phát triển thị trường mới.
2. Đổi mới cơng nghệ và cân đối giữa sản xuất chính và phục vụ sản xuất
- Đổi mới cơng nghệ (dùng chính sách thay thế tín dụng bằng thuê mua)
- Cân đối giữa sản xuất chính và phục vụ sản xuất
3. Nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch sử dụng vốn lưu động * Xác định nhu cầu vốn lưu động
* Xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên
4. Biện pháp để đẩy nhanh công tác thu hồi nợ và quản lí chặt chẽ các khoản nợ đã thu.
- Biện pháp đối với khoản nợ hiện tại
- Biện pháp đối với các khoản thanh toán trong tương lai 5. Giảm mức hàng tồn kho dự trữ hợp lí
- Giảm nguyên vật liệu tồn kho - Giảm công cụ dụng cụ trong kho
- Giảm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang - Giảm thành phẩm tồn kho
II. Một số kiến nghị với Nhà nước
1. Hồn thiện chế độ chính sách hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp 2. Hồn thiện chính sách cho th tài chính đối với các doanh nghiệp
KẾT LUẬN
Tài chính là vấn đề mn thủa đối với hầu hết các doanh nghiệp, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự tồn vong hay phát triển của doanh nghiệp đó. Trong cơ chế thị trường, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một trong những biện pháp cần thiết để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đi vào guồng máy hoạt động. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động không chỉ mang lại hiệu quả đối với vốn kinh doanh mà cịn có tác động thúc đẩy đến tồn bộ các hoạt động khác như Marketinh, sản xuất, nhân sự...sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các bộ phận kinh doanh trong doanh nghiệp chính là hiệu quả cao nhất mà các doanh nghiệp mong muốn.
Nhìn chung giải pháp cho vấn đề tài chính, đặc biệt là vốn lưu động, rất mn hình mn vẻ, khó có thể đánh giá một cách tuyệt đối về hiệu quả. Do vậy những giải pháp trong phạm vi bài viết chỉ xin dừng lại ở ý nghĩa nghiên cứu, nhưng cũng hy vọng có thể mang lại cho Cơng ty Dụng cụ Cắt và Đo lường Cơ khí một chút ý tưởng nào đó để hồn thiện cơng tác sử dụng vốn lưu động ở Công ty. Chúc Công ty sẽ đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày một tốt hơn.
Do điều kiện và thời gian có hạn, những phân tích và giải pháp trong luận văn khó tránh được những khiếm khuyết. Em rất mong sự đóng góp của thày cơ và các bạn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thày Vũ Minh Trai đã giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Hà Nội, ngày 28 tháng 05 năm 2002
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình tài chính doanh nghiệp
+ Trường Đại học Tài chính - Kế tốn + Trường Đại học Kinh tế quốc dân 2. Phân tích tài chính doanh nghiệp
Josette Peryrard - NXB Thống kê 1997 3. Quản trị doanh nghiệp
Lê Văn Tâm - NXB Giáo dục 1998 4. Quản trị tài chính doanh nghiệp
Nguyễn Hải San - NXB Thống kê
+ Trường Đại học Tài chính - Kế tốn + Trường Đại học Kinh tế quốc dân 6. Giáo trình quản trị hoạt động thương mại. 7. Giáo trình quản trị sản xuất
8. Giáo trình kinh tế và tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp 9. Tạp chí tài chính doanh nghiệp 2000-2001
10. Tạp chí Ngân hàng - Tài Chính 2000-2001
11.Tạp chí thơng tin tài chính số 22/1999, số 1/2000, 12. Tạp chí doanh nghiệp
13. Tài liệu từ Cơng ty
+ Báo cáo tổng kết của Công ty năm 1998, 1999, 2000, 2001