III. Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng của công ty cổ phần Dược
5. Thực trạng kinh doanh của Công ty Cổ phần Dược phẩm SOHACO
SOHACO miền Bắc
Công ty Cổ phần dược phẩm SOHACO miền Bắc được thành lập theo giấy chứng nhận điều kiện kinh doanh số 0103023928 do Sở Kế hoặch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 17-4-2008, do ông Nguyễn Tiến Nam làm đại diện pháp luật. Công ty được đặt tại Số 5 Láng Hạ Quận Ba Đình TP Hà Nội.
5.1. Chức năng:
a) Phát hiện nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ trên thị trường và tìm cách thoả mãn nhu cầu đó.
Là cơng ty Dược phẩm nền Công ty cổ phần Dược phẩm SOHACO miền Bắc cần thường xuyên nghiên cứu như cầu của thị trường để phát hiện tìm ra những nhu cầu về loại thuốc chữa bệnh. Với chức năng này ngay từ khi mới thành lập cơng ty đã có bộ phận chuyên nghiên cứu nhu cầu của thị trường, (phịng nghiên cứu phát triển) đặt cơng tác nghiên cứu thị trường lên đúng tầm quan trọng của nó để thoả mãn nhu cầu tìm kiếm lợi nhuận và phát triển kinh doanh của công ty.
b) Phải khơng ngừng nâng cao trình độ thoả mãn nhu cầu của khách hàng để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Để có thể tồn tại và phát triển, cơng ty cần phải: Cung cấp những hàng hố, sản phẩm mà cơng ty kinh doanh đủ về số lượng, tốt về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, kịp thời gian và giá cả hợp lý.
phân loại đóng gói, chọn lọc…Cơng ty đã và đang tổ chức thực hiện dịch vụ phục vụ khách hàng một cách tốt nhất như: phương thức thanh toán hợp lý, tổ chức vận chuyển đến tận lơi theo yêu cầu của khách hàng…
c) Giái quyết tốt các mối quan hệ trong nội bộ Công ty và quan hệ công ty với bên ngồi.
Với đội ngữ cán bộ nhân viên tính đến nay là 93 người nhưng nơi đây là một tập thể người lao động có tinh thần đồn kết tốt, kỷ luật cao. Ban giám đốc luôn quan tâm đến đời sống vật chất của nhân viên bằng các hình thức: Tổ chức tham quan du lịch, thường xuyên tổ chức các buổi liên hoan, văn nghệ, các cuộc thi đấu thể thao… đã làm cho mọi người trong công ty thân thiện, hiểu biết nhau hơn, từ đó có tinh thần làm việc hơn đạt kết quả tốt trong công việc.
Giải quyêt mối quan hệ bên trong là tiền đề giải quyết mối quan hệ bên ngồi của cơng ty. Đó là quan hệ của công ty với bạn hàng, người cung ứng, với cơ quan cấp trên, với cơ quan quản lý chức năng có liên quan như tài chính, ngân hàng… nhất là với khách hàng và đối thủ cạnh tranh.
5.2. Nhiệm vụ:
a) Kinh doanh đúng theo ngành, nghề đã đăng ký và mục đích thành lập doanh nghiệp.
Theo giấy chứng nhận điều kiện kinh doanh số 0103023928 do Sở Kế hoặch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 17-4-2008 thì Cơng ty Cổ phần dược phẩm SOHACO miền Bắc tiếp thị và phân phố độc quyền các sản phẩm thuốc nhập khẩu và sản xuất trong nước.
b) Quản lý tốt lao động vật tư, tiền vốn, để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Nhiệm vụ quan trọng đầu tiên của kinh doanh là có lợi nhuận, cơng ty phải sử dụng triệt để nguồn lực của công ty là lao động, vật tư tiền vốn và nguồn kêch khác trong hoạt động kinh doanh, khơng giảm chi phí, nâng cao
hiểu quả kinh doanh. Hiện nay việc bảo toàn và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp có vai trị đặc biệt quan trọng. Chỉ trên cơ sở quản lý sử dụng các nguồn lực bên trong, cơng ty mới có điều kiện đón nhận những cơ hội hẫp dẫn từ bên ngồi, mở rộng thị trường vì mực tiêu lợi nhuận của công ty.
c) Thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội.
Cơng ty chỉ kinh doanh những hàng hóa bảo đảm theo tiêu chẩn chất lượng đã đăng ký để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Tuân thủ nhũng quy định của nhà nước về bảo vệ môi trương sinh thái, không gây ô nhiễm hay hủy hoại tài nguyên thiên nhiên.
d) Tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật nhà nước.
Trong hoạt động kinh doanh công ty phải thực hiện ghi chép sổ sách kế toán và sử dụng các chứng từ mua bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của nhà nước về kế toán, hạch toán và kiểm toán. Thực hiện nộp thuế đầy đủ và các nghĩa vụ khác của pháp luật. Thực hiện tốt về chế độ quản lý kinh tế về thương mại.
5.3. Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu:
Là doanh nghiệp thương mại nên lĩnh vực chủ yếu của Công ty Dược phẩm SOHACO miện Bắc là hoạt động tạo nguồn mua hàng và hoạt động kinh doanh bán hàng hay tiêu thụ sản phẩm của công ty. Các lĩnh vực hoạt động này sẽ được trình bầy cụ thể như sau:
a) Hoat động mua hàng.
Nhiệm vụ cơ bản, chủ yếu nhất của doanh nghiệp thương mại là đảm bảo cung ứng cho sản xuất và tiêu dùng những loại hàng cần thiết, đủ về số lượng tốt về chất lượng, kip thời gian và thuận lợi cho khách hàng.
Tổ chức cơng tác tạo nguồn hàng là tồn bộ những hoạt động nghiệp vụ nhằm tạo ra nguồn hàng hoá để cung ứng đầy đủ kip thời, đồng bộ đúng quy cách, khơng hỏng hóc đổ vỡ, thuốc q hạn sử dụng. Nội dung cơ bản của
công tác tạo nguồn là việc nghiên cứu và xác định nhu cầu của khách hàng về khối lượng cơ cấu mặt hàng, quy cách, thời gian, giá cả mà khách hàng có thể chấp nhận, cho đến việc chủ động nghiên cứu và tìm hiểu khả năng của các đơn vị sản xuất trong nước và ở thị trường nước ngồi, để đặt hàng, kí kết hợp động mua hàng, đồng thời có các biện pháp cần thiết để tạo điều kiện và tổ chức tốt việc mua bán vận chuyển, giao nhận, đưa hàng về doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu thực tế của khách hàng.
Hiện nay cơ cấu sản phẩm của công ty gồm 5 chủng loại sản phẩm: Dịch truyền, thuốc bổ, kháng sinh, cảm cúm, trà sâm. Sản phẩn của cơng ty có chất lượng được đánh giá ở mức khá, chúng có xuất xứ từ Châu Á và Đức. Các sản phẩm đã được kiểm nghiệm của Bộ y tế và được công nhận đạt chất lượng thì mới cho vào lưu hành. Đặc biệt Vitaplex đang được các khách hàng Châu Á ưa dùng vì nó phù hợp với nhũng người có thu nhập khá. Cơng ty nhập khẩu sản phẩm dược về và giữ nguyên nhãn hiệu của người sản xuất, Công ty chỉ làm chức năng phân phối các sản phẩm này được các trình dược viên giới thiệu tới các nhà thuốc, các bệnh viện và được các bác sỹ đánh giá và người tiêu dùng chấp nhận.Trong q trình hoạt động cơng ty ln bổ sung thêm các chủng loại hàng hố của mình theo bề rộng để tận dụng năng lực, khả năng phân phối hiện có của cơng ty.
b) Hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của sản xuất kinh doanh là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Khi sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ, tức là nó đã được người tiêu dùng chấp nhận để thỏa mãn một nhu cầu nào đó. Sức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thể hiện ở mức bán ra, uy tín của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, sự thích ứng với nhu cầu của người tiêu dùng và sự hoàn thiện của các hoạt động dịch vụ. Nói cách khác, tiêu thụ sản phẩm phản ánh đầy đủ những điểm mạnh
điểm yếu của doanh nghiệp.
Nhận thức rõ vai trị và tầm quan trọng của cơng tác tiêu thụ sản phẩm, Công ty đã đặc biệt chú trọng đến vấn dề này.
Hiện Cơng ty có phịng nghiên cứu phát triển và phòng kinh doanh với những cán bộ trẻ, nhiệt tình có năng lực, có chun mơn chun về nghiên cứu các chính sách, biện pháp hỗ trợ cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty như chiến lược về xức tiến hỗn hợp, chiến lược sản phẩm, chiến lược giá cả và chiến lược phân phối.
c) Vấn đề giá cả:
Giá biều hiện doanh thu của doanh nghiệp do đó nó ảnh hưởng đến lợi nhuận, đối thủ cạnh tranh hiện nay của công ty chủ yếu cạnh tranh qua giá cho nên các quyêt định về gíá của doanh nghiệp có thể là một phương thức cạnh tranh định vị hàng hố và hình ảnh của doanh nghiệp.
Phương thức tính giá của doanh nghiệp như sau:
Giá bán = giá nhập+chi phí quản lý+chi phí đầu tư+lợi nhuận cho chủ doanh nghiệp.
Trong đó giá nhập là giá CIP
Doanh nghiệp theo duổi chính sách giá đồng nhất. Các đại lý của cơng ty đều bán theo cùng một mức giá theo quy định của công ty không phân biệt thị trường xa hay gần. Điều này đem lại sự tin tưởng của khách hàng đối với công ty.