Thang đo gốc của khái niệm Cam kết với nhóm làm việc

Một phần của tài liệu Tác động của sự thỏa mãn công việc và sự cam kết tổ chức đến ý định ở lại tổ chức trường hợp nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố bạc liêu, tỉnh bạc liêu (Trang 30 - 33)

hiệu Thang đo

CO 1 Trở thành một giảng viên là lựa chọn tốt nhất trong cuộc đời của Thầy/Cô CO 2 Tự hào là 1 giảng viên

CO 3 Dạy học là nghề cao quý hơn tất cả các nghề cao quý khác

CO 4 Dạy học là việc làm tốt nhất trong cuộc đời làm việc của Thầy/Cô CO 5 Mong muốn được nổi tiếng trong giảng dạy

CO 6 Khát khao được giảng dạy mà không màng đến nhu cầu kinh tế

Nguồn: Cevat Celep, 2000

Cam kết với nhóm làm việc

Được định nghĩa là ý thức về lòng trung thành của giảng viên và cộng tác với những nhóm làm việc khác trong tổ chức (Randall & Cote, 1991 trích trong Cevat Celep, 2000). Trong khía cạnh này, sự cam kết của giảng viên đối với nhóm làm việc

trong trường dựa trên mức độ nhận thức về lòng trung thành của giảng viên và cộng tác với những giảng viên khác.

Thang đo sự cam kết với nhóm làm việc gồm 6 biến phù hợp với cách tiếp cận về cam kết với nhóm làm việc của Sheldon (Sheldon's Work Group Attachment) (Sheldon, 1971 trích trong Cevat Celep, 2000).

Bảng 2.6: Thang đo gốc của khái niệm Cam kết với nhóm làm việc

hiệu Thang đo

CG 1 Vui vẻ với các giảng viên khác trong giờ giải lao CG 2 Tự hào về đồng nghiệp của mình

CG 3 Các giảng viên khác cảm thấy Thầy/Cơ như là bạn thân của họ ở trường CG 4 Cảm thấy các giảng viên khác như là những người bạn tốt nhất của mình CG 5 Có mối quan hệ với các giảng viên khác bên ngồi trường

CG 6 Tự mình cảm thấy mình là bạn thân của giảng viên khác trong trường

Nguồn: Cevat Celep, 2000

Như vậy, phiên bản gốc của thang đo Cevat Celep (2000) gồm 27 biến quan sát

biến, cam kết với công việc giảng dạy được đo lường bởi 7 biến, cam kết nghề giảng dạy được đo lường bởi 6 biến, và cam kết đối với nhóm làm việc được đo lường bởi 6 biến. Thang đo này được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực giáo dục. Thang đo có 5 mức độ từ 1 (rất khơng đồng ý) đến 5 (rất đồng ý).

2.1.3 Ý định ở lại tổ chức (Intention to stay)2.1.3.1Định nghĩa ý định ở lại tổ chức 2.1.3.1Định nghĩa ý định ở lại tổ chức

Trong khi sự thỏa mãn công việc và sự cam tổ chức kết thuộc về tâm lý của nhân viên/giảng viên (định hướng của giảng viên) đối với cơng việc và tổ chức thì ý định ở lại tổ chức thuộc về hành vi của nhân viên/giảng viên (mong muốn duy trì là thành viên trong tổ chức) (James L. Price, 1997). Ý định ở lại là nhân tố đo lường trực tiếp sự nghỉ việc của nhân viên (Bluedorn, 1982; Iverson, 1992; Price, 1997 trích trong Aieman Ahmad Al-Omari & ctg) và nhân viên sẽ sẵn lòng ở lại với tổ chức khi những nhu cầu cá nhân của họ được tổ chức đáp ứng đầy đủ hơn những tổ chức khác (Shaw & cộng sự, 1998).

Ý định ở lại là yếu tố thúc đẩy nhân viên sẵn lòng ở lại và làm việc cùng với tổ chức (Liu, 2000 trích trong Ruey-Dang Chang & ctg). Hewitt (2004) cũng cho rằng ý

định ở lại phản ánh mức độ cam kết của nhân viên đối với tổ chức và sẵn sàng duy trì

là thành viên của tổ chức (trích trong Noraani Mustapha & cộng sự, 2011). Hành vi ở lại bị ảnh hưởng bởi ý định ở lại, và ý định ở lại hoặc rời khỏi là một chỉ số dự báo tốt để dự báo những hành động thực tế của nhân viên. Thông thường quan điểm này được ngầm hiểu là xu hướng rời khỏi, ý định từ bỏ, ý định ở lại, hành vi cam kết và sự gắn (Noraani Mustapha & cộng sự, 2011). Một vài nghiên cứu đã khám phá ra quan điểm này có thể được gọi là “ý định ở lại” hoặc “xu hướng rời khỏi”, và nó là yếu tố quan trọng nhất dẫn đến sự nghỉ việc (Igharia & Greenhaus, 1992; Tett & Meyer, 1993 trích trong Noraani Mustapha & cộng sự, 2011).

Ý định ở lại đối lập với ý định rời khỏi (Kim, Price, Mueller & Watson, 1996). Theo Black & Stevens (1989) ý định ở lại có tương quan âm với nghỉ việc. Vì ý định ở

lại được ngầm hiểu là những nhân viên sẵn lòng ở lại với tổ chức (Tett & Meyer, 1993), nó được chứng minh là có quan hệ mạnh mẽ với nghỉ việc hơn những yếu tố khác (Tett & Meyer, 1993). Một vài nghiên cứu được đề xuất dựa trên yếu tố ảnh hưởng đến nghỉ việc; ý định ở lại được xem xét trong quá trình dẫn đến sự nghỉ việc để hiểu cách mà nhân viên quyết định rời khỏi tổ chức (Klenke-Hamel & Mathieu, 1990; Tett & Meyer, 1993; Hewitt, 2004). Dalessio, Silverman & Shuck (1986) trích trong Noraani Mustapha & cộng sự (2011) nhấn mạnh rằng nên quan tâm đến ý định ở lại hơn là sự nghỉ việc, vì khi một nhân viên từ bỏ cơng việc, tổ chức phải gánh chịu chi phí của việc tuyển chọn và giữ chân những nhân viên mới này. Sự lưu ý này được hỗ trợ bởi các nhà nghiên cứu khác nhấn mạnh rằng nếu nhân viên không thể dừng việc suy nghĩ rời khỏi tổ chức, thì tổ chức phải chấp nhận một vài kết quả tiêu cực, đặc biệt là trong việc tuyển chọn và đào tạo nhân viên (Shaw, Gupta, & Delery, 2005 trích trong Noraani Mustapha & cộng sự, 2011) và các chi phí khác có liên quan đến nguồn nhân lực.

Ý định ở lại (hoặc nghỉ việc) là một trong các nghiên cứu rộng nhất về kết quả

của sự thỏa mãn công việc và sự cam kết tổ chức, dựa trên mối quan hệ này, các nhà nghiên cứu tạo ra mối quan hệ giữa thái độ và hành vi của nhân viên (Mowday & ctg, 1982; Shore, Newton, & Thornton, 1990).

2.1.3.2 Các quan điểm đo lƣờng ý định ở lại tổ chức

Có rất nhiều quan điểm đo lường ý định ở lại tổ chức. Chẳng hạn như nghiên cứu của Alessia D’Amato & Regina Herzfeldt (2007) sử dụng thang đo gồm 01 biến quan sát để đo lường ý định ở lại tổ chức của nhân viên; Nghiên cứu của Noraani Mustapha và cộng sự (2011) sử dụng thang đo gồm 02 biến quan sát để đo lường ý định ở lại; Beverly A. Perrachione & cộng sự (2008) đã sử dụng thang đo gồm 03 biến quan sát để đo lường ý định ở lại của giáo viên. Ở Việt Nam, nghiên cứu của Huỳnh Thiên hải (2012) đã chỉ ra thang đo ý định ở lại tổ chức trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ gồm 4 biến quan sát được thiết lập và phát triển bởi Cammann và cộng sự (1979);

Dalsessio và cộng sự (1986); McCloskey & McCain (1987); Mathieu & Zajac (1990); Griffeth và cộng sự (2000); Lambert và cộng sự (2001).

Trong lĩnh vực giáo dục, Ý định ở lại tổ chức của giảng viên được Johnsrud & Rosser (1999) trích trong Beverly A. Perrachione & cộng sự (2008) nghiên cứu và phát triển thành một thang đo độc lập để đo lường ý định ở lại của giảng viên đối với các tổ chức giáo dục. Ý định ở lại trong các tổ chức giáo dục được đo lường thông qua ba biến quan sát.

Trong nghiên cứu này, thang đo của Johnsrud & Rosser (1999) về ý định ở lại tổ chức được lựa chọn làm cơ sở nghiên cứu. Vì thang đo này phù hợp trong việc nghiên cứu ý định ở lại của giảng viên đối với các tổ chức giáo dục (Johnsrud & Rosser, 1999).

Một phần của tài liệu Tác động của sự thỏa mãn công việc và sự cam kết tổ chức đến ý định ở lại tổ chức trường hợp nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố bạc liêu, tỉnh bạc liêu (Trang 30 - 33)