Kết quả EFA đối với thang đo ý định ở lại tổ chức của giảng viên

Một phần của tài liệu Tác động của sự thỏa mãn công việc và sự cam kết tổ chức đến ý định ở lại tổ chức trường hợp nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố bạc liêu, tỉnh bạc liêu (Trang 70)

Biến quan sát 1 ITS2 0,901 ITS3 0,851 ITS1 0,690 Eigenvalue 2,012 Tổng phương sai trích (%) 67,062

Thỏa mãn cơng việc

Lãnh đạo

Dấn thân vào cơng việc Chính sách - Thu nhập Điều kiện làm việc Động viên

Tự chủ trong công việc H3: +

Ý định ở lại tổ chức

H1: +

Cam kết tổ chức

H2: + Cam kết với trường

Cam kết với nhóm làm việc Cam kết với nghề giảng dạy Cam kết với công việc giảng dạy

Từ bảng 4.8, ta thấy các biến ITS1, ITS2, ITS3 đều tập trung ở một nhân tố tương ứng với nội dung cần đo lường của mỗi biến quan sát, ta có thể đặt tên cho nhân tố này là “Ý định ở lại tổ chức”. Như vậy, thang đo ý định ở lại tổ chức sau khi đánh giá sơ bộ thang đo gồm một nhân tố với ba biến quan sát. Các biến quan sát này được kiểm định tiếp theo với phân tích nhân tố khẳng định CFA chung của mơ hình. Kết quả này có được là do thang đo các khái niệm nghiên cứu đã được kiểm định bởi nhiều nghiên cứu trước đây.

4.3. MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHỈNH

Từ kết quả EFA, tác giả điều chỉnh mơ hình nghiên cứu như sau:

Hình 4.1: Mơ hình ảnh hƣởng của sự thỏa mãn công việc và sự cam kết tổ chức đến ý định ở lại tổ chức của giảng viên các trƣờng đại học/cao đẳng

trên địa bàn Tp.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu

Các giả thuyết cần kiểm định:

H1: Thỏa mãn cơng việc có tác động đồng biến đến cam kết tổ chức H2: Cam kết tổ chức có tác động đồng biến đến ý định ở lại tổ chức H3: Thỏa mãn cơng việc có tác động đồng biến đến ý định ở lại tổ chức

H4: Có sự khác biệt đối với ảnh hưởng của thỏa mãn công việc và cam kết tổ chức đến ý định ở lại tổ chức giữa các nhóm giảng viên có giới tính khác nhau

H5: Có sự khác biệt đối với ảnh hưởng của thỏa mãn công việc và cam kết tổ chức đến ý định ở lại tổ chức giữa các nhóm giảng viên có số năm cơng tác khác nhau

4.4. KIỂM ĐỊNH MƠ HÌNH THANG ĐO BẰNG CFA

4.4.1. Kiểm định thang đo mức độ thỏa mãn công việc của giảng viên

Kết quả kiểm định thang đo sự thỏa mãn công việc thơng qua việc đo lường các giá trị về: tính đơn nguyên, độ tin cậy, giá trị hội tụ, giá trị phân biệt, kết quả kiểm định cho thấy thang đo thỏa mãn công việc là phù hợp với điều kiện nghiên cứu (xem hình

4.2). Kết quả như sau:

(1) Mơ hình có tham số phù hợp với: Chi-square = 270,637; df = 120; p = 0,000; Chi- square/df = 2,256 < 3; GFI = 0,907 > 0,9; TLI = 0,918 > 0,9; CFI = 0,936 > 0,9; và RMSEA = 0,066 < 0,08.

(2) Thang đo đạt được tính đơn hướng (đơn nguyên) do mơ hình đo lường phù hợp với dữ liệu thị trường và các sai số của các biến quan sát khơng có tương quan với nhau. (3) Hệ số tương quan giữa các khái niệm với sai lệch chuẩn kèm theo (xem hình 4.2) cho

chúng ta thấy các hệ số này nhỏ hơn 1, và có giá trị r nằm trong khoảng từ 0,062 đến 0,651 (có ý nghĩa thống kê). Vì vậy các khái niệm lãnh đạo, dấn thân vào cơng việc, chính sách thu nhập, điều kiện làm việc, động viên, tự chủ đạt giá trị phân biệt (xem bảng 4.9)

(4) Hơn nữa, các trọng số chuẩn hóa đều đạt tiêu chuẩn cho phép (>=0,50) và có ý nghĩa thống kê (các giá trị p đều bằng 0,000), thấp nhất là trọng số trọng hóa của biến JS2 = 0,617. Vì vậy, chúng ta có thể kết luận các biến quan sát dùng để đo lường 6 thành phần của thang đo thỏa mãn công việc đạt được giá trị hội tụ.

62

Bảng 4.9: Hệ số tƣơng quan giữa các thành phần trong thang đo sự thỏa mãn công việc của giảng viên

Hệ số tƣơng quan (correlations) Ƣớc lƣợng (r) SE CR p-value

Lãnh đạo <--> Dấn thân vào công việc 0,577 0,048 8,79 0,000

Lãnh đạo <--> Chính sách – Thu nhập 0,322 0,056 12,15 0,000

Lãnh đạo <--> Điều kiện làm việc 0,141 0,058 14,72 0,000

Lãnh đạo <--> Động viên 0,651 0,045 7,80 0,000

Lãnh đạo <--> Tự chủ 0,578 0,048 8,78 0,000

Dấn thân vào công việc <--> Chính sách – Thu nhập 0,483 0,052 10,02 0,000

Dấn thân vào công việc <--> Điều kiện làm việc 0,239 0,057 13,30 0,000

Dấn thân vào công việc <--> Động viên 0,505 0,051 9,73 0,000

Dấn thân vào công việc <--> Tự chủ 0,328 0,056 12,07 0,000

Chính sách – Thu nhập <--> Điều kiện làm việc 0,239 0,057 13,30 0,000

Chính sách – Thu nhập <--> Động viên 0,518 0,050 9,56 0,000

Chính sách – Thu nhập <--> Tự chủ 0,19 0,058 14,00 0,000

Điều kiện làm việc <--> Động viên 0,249 0,057 13,16 0,000

Điều kiện làm việc <--> Tự chủ 0,062 0,059 15,95 0,000

Động viên <--> Tự chủ 0,407 0,054 11,02 0,000

(5) Thang đo đáp ứng yêu cầu về độ tin cậy tổng hợp ( với tất cả

> 0,6; và tất cả phương sai trích ( ) đều lớn hơn >0,5; ngoại trừ yếu tố dấn thân

vào cơng việc ( = 0,487) có thể chấp nhận được (nếu loại bỏ biến JS2: Cơ hội được

làm việc độc lập, thì thang đo dấn thân vào cơng việc có chỉ số phù hợp hơn ( >0,5). Tuy nhiên, tác giả cho rằng nên giữ lại biến JS2 để đảm bảo giá trị nội dung của thành phần dấn thân vào công việc do = 0,487 vẫn có thể tạm chấp nhận được (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2002) (xem bảng 4.10).

Bảng 4.10: Kết quả kiểm định giá trị thang đo sự thỏa mãn công việc của giảng viên (thang đo MSQ)

Thang đo Số lƣợng biến Giá trị thang đo

Lãnh đạo 4 0,825 0,542 Phù hợp

Dấn thân vào công việc 4 0,791 0,487 Phù hợp

Chính sách – Thu nhập 3 0,822 0,606 Phù hợp

Điều kiện làm việc 2 0,925 0,860 Phù hợp

Động viên 3 0,785 0,549 Phù hợp

Tự chủ 2 0,846 0,740 Phù hợp

Ghi chú: : Độ tin cậy tổng hợp; : Tổng phương sai trích

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả (2015)

Như vậy, thang đo MSQ – thang đo sự thỏa mãn cơng việc được điều chỉnh có giá trị và thích hợp trong điều kiện mơi trường giáo dục Việt Nam.

Hình 4.2: Kiểm định thang đo sự thỏa mãn cơng việc của giảng viên (Chuẩn hóa) 4.4.2. Kiểm định thang đo sự cam kết tổ chức của giảng viên

Tương tự như việc kiểm định thang đo MSQ, kết quả kiểm định CFA cho thang đo sự cam kết với tổ chức vẫn giữ nguyên 15 biến quan sát. Nội dung của 15 biến quan sát này thể hiện được giá trị nội dung của bốn thành phần ý thức cam kết với tổ chức. Kết quả kiểm định thang đo ý thức cam kết với tổ chức là phù hợp với điều kiện nghiên cứu (xem hình 4.3).

Hình 4.3: Kiểm định thang đo ý thức cam kết tổ chức của giảng viên (chuẩn hóa)

Kết quả như sau:

(1) Mơ hình có tham số phù hợp với: Chi-square = 218,534; df = 79; p = 0,000; Chi- square/df = 2,766 < 3; GFI = 0,912 > 0,9; TLI = 0,910 > 0,9; CFI = 0,933 > 0,9; và RMSEA = 0,078 < 0,08.

(2) Thang đo chỉ có thành phần cam kết với nghề và cam kết với công việc giảng dạy là đạt được tính đơn hướng. Hai thành phần cịn lại có sự tương quan giữa các sai số của các biến quan sát nên chúng khơng đạt được tính đơn hướng11.

11 Theo Steenkamp & van Trijp (1991) trích trong Nguyễn Khánh Duy (2009) thì mức độ phù hợp của mơ hình đo lường với dữ liệu thị trường cho chúng ta điều kiện cần và đủ để cho tập biến quan sát đạt được tính đơn hướng. Tuy nhiên, trong thang đo cam kết với tổ chức, sai số của của các biến CS1, CS3; CS3, CS4; CS6, CS7; CG4, CG5; và CG5, CG6 có tương quan với nhau nên thang đo này khơng đạt được tính đơn hướng. Theo Nguyễn Khánh Duy (2009) thì thang đo vẫn có thể sử dụng được khi thang đo khơng đạt được tính đơn hướng.

(3) Thang đo đáp ứng giá trị phân biệt với tất cả các mối quan hệ có giá trị r nhỏ hơn 1 (r nằm trong khoảng từ 0,23 đến 0,72) (xem bảng 4.11) với giá trị CR > 2 và P- value <0,05 (có ý nghĩa thống kê), chứng tỏ giá trị phân biệt của 4 thành phần trong thang đo ý thức cam kết với tổ chức.

Bảng 4.11: Hệ số tƣơng quan giữa các thành phần trong thang đo ý thức cam kết tổ chức của giảng viên

Hệ số tƣơng quan (correlations) Ƣớc lƣợng SE CR p-value

Cam kết với trường <--> Cam kết với nhóm 0,719 0,041 6,86 0,000 Cam kết với trường <--> Cam kết với nghề 0,558 0,049 9,04 0,000 Cam kết với trường <--> Cam kết với công việc 0,228 0,057 13,46 0,000 Cam kết với nhóm <--> Cam kết với nghề 0,47 0,052 10,19 0,000 Cam kết với nhóm <--> Cam kết với cơng việc 0,259 0,057 13,02 0,000

Cam kết với nghề <--> Cam kết với cơng việc 0,368 0,055 11,53 0,000

Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu của tác giả (2015)

(4) Thang đo đạt được giá trị hội tụ do các trọng số chuẩn hóa của các biến quan sát đều đạt tiêu chuẩn cho phép (>= 0,5) và có ý nghĩa thống kê (các giá trị p đều bằng 0,000), thấp nhất là trọng số của biến CG5 = 0,505.

(5) Thang đo đáp ứng yêu cầu về độ tin cậy tổng hợp ( ) với tất cả

> 0,6; và tất cả phương sai trích ( )lớn hơn >0,5; ngoại trừ yếu tố cam kết với nghề giảng dạy có = 0,491 là có thể chấp nhận được (nếu loại bỏ biến CO5: Thầy/Cô mong muốn được nổi tiếng trong giảng dạy thì thang đo cam kết với nghề giảng dạy sẽ có chỉ số phù hợp hơn ( >0,5). Tuy nhiên, tác giả cho rằng nên giữ lại biến CO5 để đảm bảo giá trị nội dung của thành phần cam kết với nghề giảng dạy do = 0,491 vẫn có thể tạm chấp nhận (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2002) (xem bảng 4.12).

Bảng 4.12: Kết quả kiểm định giá trị thang đo ý thức cam kết với tổ chức của giảng viên

Thang đo Số lƣợng biến

Giá trị thang đo

Cam kết với trường 6 0,878 0,549 Phù hợp

Cam kết với nhóm làm việc 4 0,819 0,540 Phù hợp

Cam kết với nghề giảng dạy 3 0,736 0,491 Phù hợp

Cam kết với công việc giảng dạy 2 0,753 0,615 Phù hợp

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả (2015) Ghi chú: : Độ tin cậy tổng hợp; : Tổng phương sai trích

Như vậy, kết quả kiểm định cho thang đo ý thức cam kết với tổ chức của giảng viên trong các tổ chức giáo dục là phù hợp với điều kiện môi trường giáo dục Việt

Nam.

4.4.3. Kiểm định mơ hình nghiên cứu bằng CFA

Lần 1, kết quả CFA cho thấy mơ hình có 534 bậc tự do, Chi-bình phương =

883,940 với giá trị p = 0,000. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu khác cho thấy mơ hình phù hợp với dữ liệu của thị trường với các chỉ số Chi-square/df=1,655 < 2; TLI=0,915 > 0,9; CFI=0,928 >0,9, và RMSEA = 0,048 <0,08. Tuy nhiên, xét về giá trị hội tụ, biến quan sát ITS1 của thang đo ý định ở lại tổ chức có trọng số (chuẩn hóa) bằng 0,471 nhỏ hơn chuẩn (<0,5). Do đó, biến này sẽ bị loại ra trong lần phân tích CFA thứ hai để mơ hình thang đo đạt được giá trị hội tụ (xem phụ lục 10.1)

Lần 2, Kết quả CFA của mơ hình nghiên cứu được trình bày trong chi tiết tại phụ

lục 10.2. Mơ hình này có 500 bậc tự do. CFA cho thấy Chi-bình phương = 828,997 với

giá trị p = 0,000. Ngoài ra, kết quả CFA với Chi-square/df=1,658 < 2; TLI=0,918 > 0,9; CFI=0,931 >0,9, và RMSEA = 0,048 <0,08) nên ta có thể nói là mơ hình phù hợp với dữ liệu thị trường. Bên cạnh đó, các trọng số (chuẩn hóa) của các biến quan sát thuộc các thành phần thang đo đều đạt yêu cầu (>0,5) và các trọng số (chưa chuẩn hóa) đều có ý nghĩa thống kê (p=0,000< 5%) nên các khái niệm đạt được giá trị hội tụ (xem

Tuy nhiên, khi xét trực tiếp mối quan hệ giữa ba thành phần sự thỏa mãn công việc, sự cam kết tổ chức và ý định ở lại tổ chức (xem phụ lục 10.2 hình 2), thì các trọng số chuẩn hóa của mơ hình thang đo cũng đạt yêu cầu (>0,5) và các trọng số (chưa chuẩn hóa) đều có ý nghĩa thống kê (p=0,000< 5%), ngoại trừ biến quan sát điều kiện làm việc của thang đo thỏa mãn cơng việc (có hệ số chuẩn hóa = 0,269 < 0,50) và biến cam kết với công việc giảng dạy của thang đo cam kết tổ chức (có hệ số chuẩn hóa = 0,378 < 0,50). Do đó, hai biến này sẽ bị loại ra trong lần phân tích CFA thứ ba để mơ hình thang đo đạt được giá trị hội tụ12.

Lần 3: Kết quả CFA của mơ hình nghiên cứu được trình bày trong hình 4.4. Kết

quả như sau:

(1) Mơ hình có tham số phù hợp với: Chi-square = 678,364; df = 418; p = 0,000; Chi- square/df = 1,623 < 2; TLI = 0,929 > 0,9; CFI = 0,936 > 0,9; và RMSEA = 0,046 < 0,08.

(2) Mơ hình thang đo chỉ có thành phần thỏa mãn cơng việc và thành phần ý định ở lại tổ chức đạt được tính đơn hướng. Cịn lại, thành phần cam kết tổ chức có sự tương quan giữa các sai số của các biến quan sát nên mơ hình thang đo khơng đạt được tính đơn hướng13.

12 Theo Gerbing & Anderson (1988) thì thang đo đạt được giá trị hội tụ nếu các trọng số chuẩn hóa đều cao (>0,50) và có ý nghĩa thống kê (p< 5%). Do đó, trong nghiên cứu này, việc loại bỏ hai thành phần này có thể lý giải sự khác biệt so với mơ hình đề ra ban đầu do sự giới hạn của mẫu nghiên cứu chỉ tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Tp.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu cùng với việc lấy mẫu thuận tiện. Ngồi ra có thể do mơi trường phát triển tại Việt Nam, và môi trường giáo dục đại học, cao đẳng thuộc Tp.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu thì cả hai yếu tố này đều đóng vai trị kém quan trọng đối với việc lý giải sự thỏa mãn công việc và sự cam kết tổ chức của giảng viên. Kết quả này cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của Đỗ Thị Cát Trâm (2015), việc nhận thức giữa hai thành phần cam kết với nghề giảng dạy và cam kết với cơng việc giảng dạy cịn chưa rõ ràng, làm cho kết quả phân tích chỉ đưa về một nhân tố, và trong nghiên cứu này, tuy có sự phân biệt rõ ràng giữa hai thành phần, tuy nhiên, khi khẳng định lại giá trị của thang đo, thì thành phần cam kết với công việc giảng dạy không đạt được giá trị hội tụ.

13 Theo Steenkamp & van Trijp (1991) trích trong Nguyễn Khánh Duy (2009) thì mức độ phù hợp của mơ hình đo lường với dữ liệu thị trường cho chúng ta điều kiện cần và đủ để cho tập biến quan sát đạt được tính đơn hướng. Tuy nhiên, trong thang đo cam kết với tổ chức, sai số của của các biến CS1, CS3; CS3, CS4; CS6, CS7; CG4, CG5; và CG5, CG6 có tương quan với nhau nên thang đo này khơng đạt được tính đơn hướng.

(3) Thang đo đáp ứng giá trị phân biệt với tất cả các mối quan hệ có giá trị r nhỏ hơn 1 (r nằm trong khoảng từ 0,076 đến 0,547) (xem bảng 4.13) với giá trị CR > 2 và P-value <0,05 (có ý nghĩa thống kê), chứng tỏ giá trị phân biệt của 3 khái niệm sự thỏa mãn công việc, sự cam kết tổ chức và ý định ở lại tổ chức.

Bảng 4.13: Hệ số tƣơng quan giữa các khái niệm trong mơ hình nghiên cứu

Hệ số tƣơng quan (correlations) Ƣớc

lƣợng SE CR p-value

Thỏa mãn công việc <--> Cam kết tổ chức 0,203 0,057 13,54 0,000

Thỏa mãn công việc <--> Ý định ở lại tổ chức 0,076 0,059 15,96 0,000

Cam kết tổ chức <--> Ý định ở lại tổ chức 0,547 0,047 6,98 0,000

Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu của tác giả (2015)

(4) Thang đo đạt được giá trị hội tụ do các trọng số chuẩn hóa của các biến quan sát đều đạt tiêu chuẩn cho phép (>= 0,5) và có ý nghĩa thống kê (các giá trị p đều bằng 0,000), thấp nhất là trọng số của biến CG5 = 0,50.

(5) Kết quả kiểm định từ bảng 4.14 cho thấy, thang đo các khái niệm nghiên cứu đều đạt yêu cầu về giá trị và độ tin cậy trừ ba khái niệm thỏa mãn công việc, dấn thân vào công việc và cam kết với nghề giảng dạy có phương sai trích hơi thấp so với chuẩn yêu

Một phần của tài liệu Tác động của sự thỏa mãn công việc và sự cam kết tổ chức đến ý định ở lại tổ chức trường hợp nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố bạc liêu, tỉnh bạc liêu (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(167 trang)
w