Chương 3 đã trình bày quy trình nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu định tính, thiết kế nghiên cứu định lượng, phương pháp chọn mẫu, phương pháp xác định kích thước mẫu, và nguồn thông tin để thu thập dữ liệu. Cụ thể, trong chương này, trình bày phương pháp sử dụng nghiên cứu định tính để hiệu chỉnh thang đo đo lường các thành phần của mơ hình nghiên cứu biểu hiện mối quan hệ giữa 3 khái niệm: sự thỏa mãn công việc, sự cam kết tổ chức và ý định ở lại tổ chức cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu ở địa bàn Tp.Bạc Liêu. Phương pháp nghiên cứu định lượng trình bày các phương pháp được dùng để phân tích và xử lý số liệu như Cronbach alpha, EFA, CFA, SEM, Boostrap để kiểm định các thang đo và mơ hình nghiên cứu cùng các giả thuyết đã được đề ra trong chương 2. Bên cạnh đó, các phương pháp để thu thập số liệu, xác định kích cỡ mẫu dùng trong nghiên cứu cũng được trình bày trong chương này.
CHƢƠNG 4 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 3 đã trình bày thiết kế nghiên cứu phục vụ cho việc phân tích dữ liệu của đề tài. Chương 4 tác giả tiếp tục trình bày các kết quả nghiên cứu bao gồm (1) thống kê mô tả, (2) đánh giá sơ bộ thang đo, (3) sử dụng CFA giúp khẳng định giá trị của mơ hình thang đo, (4) dùng mơ hình SEM để xem xét tác động nhân quả của biến độc lập đến biến phụ thuộc, (5) dùng Boostrap để kiểm định các ước lượng trong mơ hình có thể tin cậy được.
4.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ
Dữ liệu được thu thập từ ngày 10/08/2015 đến ngày 28/08/2015, phương pháp thu thập là gửi bản câu hỏi trực tiếp đối với người được phỏng vấn. Tổng số bản câu hỏi thu hồi được 300 bản, sau khi thu thập và kiểm tra, 10 bản câu hỏi bị loại do có q nhiều ơ trống, cuối cùng 290 bản hồn tất được sử dụng.
Kích thước mẫu là 290 phiếu trả lời hợp lệ như trên được xem là đạt u cầu về kích cỡ mẫu vì luận văn này có sử dụng phân tích nhân tố khá phá EFA và phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM. Theo Hair & cộng sự (2006) trích trong Nguyễn Đình Thọ (2011) thì phân tích nhân tố EFA cần có ít nhất là 50 quan sát, ngồi ra tỉ lệ số quan sát nên lớn hơn gấp 5 lần số biến độc lập, bên cạnh đó, theo Trần Kim Dung (2005) thì kích thước mẫu thường có khi sử dụng mơ hình SEM là khoảng từ 250 – 300 quan sát. Vì số lượng biến độc lập trong nghiên cứu này gồm 20 biến của thang đo MSQ, 26 biến của thang đo Cevat Celep, và 03 biến của thang đo Johnsrud & Rosser nên số lượng mẫu trong khảo sát này phải đạt tối thiểu là (20 + 26 + 3) * 5 = 245 mẫu. Như vậy với số lượng mẫu thu thập hợp lệ trong khảo sát là 290 phiếu là phù hợp với điều kiện số lượng mẫu yêu cầu. Do đó mẫu thu thập trên đảm bảo tin cậy đại diện cho tổng thể đám đơng.
Trước khi đi sâu vào q trình xử lý số liệu, các mơ tả về nhân thân của người trả lời cũng cần được trình bày và thống kê tóm tắt. Phân loại 290 giảng viên tham gia trả lời theo các chỉ tiêu: nơi cơng tác, giới tính, độ tuổi, số năm cơng tác, chức vụ cơng tác hiện tại, trình độ chun mơn cao nhất, tình trạng hơn nhân, thu nhập bình quân một tháng được trình bày trong bảng 4.1, kết quả như sau:
Nơi công tác: Trong 290 giảng viên được khảo sát có 166 giảng viên đang làm việc tại trường đại học Bạc Liêu, 35 giảng viên thuộc trường cao đẳng Nghề Bạc Liêu, 41 giảng viên thuộc trường cao đẳng Y tế Bạc Liêu, và 48 giảng viên thuộc trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu. So với tiêu chuẩn số lượng mẫu cần thu thập được trình bày trong bảng 3.1, thì số lượng mẫu này đảm bảo một tỷ lệ mẫu cân đối giữa các đơn vị cần phân tích.
Giới tính: Giảng viên Nam chiếm 46,6%, giảng viên Nữ chiếm 53,4%. Như vậy,
tỉ lệ nam, nữ trong tập dữ liệu khảo sát là tương đối cân bằng với nhau.
Độ tuổi: Độ tuổi của giảng viên chủ yếu tập trung ở hai khoảng là lớn hơn hoặc
bằng 32 tuổi (chiếm 46,2%) và từ 26 đến dưới 32 tuổi (chiếm 40,7%); bên cạnh đó có 13,1% nhóm giảng viên có độ tuổi nhỏ hơn 26 tuổi. Như vậy, số giảng viên trẻ tuổi (nhỏ hơn 32 tuổi) chiếm tỉ lệ đến 53,8% trong tổng số giảng viên được khảo sát.
Số năm công tác: Phần lớn các giảng viên đều công tác trên 5 năm, chiếm tỉ lệ
cao nhất là 47,6%; tiếp đến thời gian công tác từ 3 – đến 5 năm và dưới 3 năm chiếm một tỉ lệ tương đối cân bằng với nhau, lần lượt là 27,6% và 24,8%.
Chức vụ công tác hiện tại: 83,5% các đáp viên là giảng viên, các đáp viên còn lại
vừa là giảng viên vừa là cán bộ quản lý thuộc cấp tổ trưởng/tổ phó bộ mơn và cấp trưởng khoa/phó khoa lần lượt là 11% và 5,5%.
Trình độ chun mơn cao nhất: Trình độ chun mơn cao nhất của giảng viên chủ
yếu là thạc sĩ với 54,1%, tiếp theo là cử nhân chiếm 37,0%; có 7,2% giảng viên có trình độ chun mơn khác, chủ yếu là cao học; trong khi đó, tiến sĩ chiếm tỉ lệ rất nhỏ chỉ có 1,7%.
Tình trạng hơn nhân: Phần lớn các giảng viên đã có gia đình và có con, tỉ lệ này
chiếm 48,6%; tiếp đến có 33,8% các giảng viên vẫn cịn độc thân; và 17,6% giảng viên đã có gia đình và chưa có con.
Thu nhập bình quân một tháng: 54,1% giảng viên có thu nhập bình qn một tháng từ 2 đến dưới 4 triệu đồng/tháng, 32,8% thu nhập từ 4 đến dưới 6 triệu đồng/tháng, 7,2% có thu nhập từ 6 đến dưới 8 triệu đồng/tháng, 4,1% giảng viên có thu nhập từ 8 đến dưới 10 triệu đồng/tháng, và 1,7% giảng viên có thu nhập trên 10 triệu đồng/tháng.
Bảng 4.1: Thống kê thông tin giảng viên tham gia khảo sátMẫu n=290 Tần số Mẫu n=290 Tần số (ngƣời) % % tích lũy Nơi cơng tác
Trường đại học Bạc Liêu 166 57,2 57,2
Trường cao đẳng Nghề Bạc Liêu 35 12,1 69,3
Trường cao đẳng Y tế Bạc Liêu 41 14,1 83,4
Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu 48 16,6 100,0
Giới tính Nam 135 46,6 46,6 Nữ 155 53,4 100,0 Độ tuổi < 26 tuổi 38 13,1 13,1 Từ 26 - <32 tuổi 118 40,7 53,8 >= 32 tuổi 134 46,2 100,0 Số năm công tác < 3 năm 72 24,8 24,8 Từ 3 - 5 năm 80 27,6 52,4 > 5 năm 138 47,6 100,0
Chức vụ công tác hiện tại
Giảng viên 242 83,5 83,5
Tổ trưởng/Tổ phó bộ mơn 32 11,0 94,5
Trưởng khoa/Phó khoa 16 5,5 100,0
Trình độ chun mơn cao nhất
Cử nhân 107 37,0 37,0 Thạc sĩ 157 54,1 91,1 Tiến sĩ 5 1,7 92,8 Khác 21 7,2 100,0 Tình trạng hơn nhân Độc thân 98 33,8 33,8
Đã có gia đình và chưa có con 51 17,6 51,4
Đã có gia đình và có con 141 48,6 100,0 Thu nhập bình quân một tháng Từ 2 - < 4 triệu 157 54,1 54,1 Từ 4 - < 6 triệu 95 32,8 86,9 Từ 6 - < 8 triệu 21 7,2 94,1 Từ 8 - < 10 triệu 12 4,1 98,3 >= 10 triệu 5 1,7 100,0
4.2. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ THANG ĐO
Thang đo sự thoả mãn công việc MSQ, thang đo cam kết tổ chức Cevat Celep, và thang đo ý định ở lại tổ chức Johnsrud & Rosser là các thang đo thể hiện những nội dung khác nhau. Do đó chúng cần được kiểm định chặt chẽ để loại bớt những biến quan sát, những thành phần không đạt điều kiện trước khi tiến hành các phân tích khác của đề tài.
4.2.1. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha
4.2.1.1.Kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho thang đo thỏa mãn công việc của giảng viên (thang đo MSQ)
Như đã giới thiệu ở phần cơ sở lý luận, thang đo sự thỏa mãn cơng việc có 20 biến quan sát đo lường mức độ thỏa mãn cơng việc ở các khía cạnh như: bản chất cơng việc, tiền lương, cấp trên, đồng nghiệp,….Thang đo Likert 5 bậc được sử dụng, trong đó bậc 1 là Rất khơng hài lịng, và bậc 5 là Rất hài lòng.
Kết quả Cronbach Alpha của thang đo sự thỏa mãn cơng việc được trình bày ở bảng 4.2.
Thang đo sự thỏa mãn công việc có hệ số tin cậy Cronbach alpha cao, với Cronbach alpha = 0,890. Hơn nữa, các hệ số tương quan biến-tổng đều cao hơn so với mức giới hạn (là 0,30); nhỏ nhất là JS16 = 0,325 (điều kiện làm việc); tiếp đến là JS17 = 0,353 (cách phối hợp thực hiện công việc). Cũng cần chú ý là nếu loại biến JS16 thì hệ số Cronbach alpha của thang đo sự thỏa mãn công việc tăng từ 0,890 lên 0,891. Tương tự như vậy khi loại biến JS17 thì Cronbach alpha của thang đo vẫn giữ nguyên giá trị là 0,890. Tuy nhiên mức tăng không đáng kể. Theo Nunnally (1978) trích trong Hồng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) thì Cronbach alpha từ 0,8 đến gần 1 là thang đo đo lường tốt. Do đó khơng cần thiết phải làm tăng giá trị Cronbach alpha chung của thang đo thỏa mãn cơng việc. Bên cạnh đó, vì tương quan biến-tổng đều đạt u cầu, cho nên các biến đo lường của thang đo này đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.
Bảng 4.2: Hệ số Cronbach alpha cho thang đo thỏa mãn cơng việc của giảng viênBiến Biến
quan sát
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phƣơng sai thang đo nếu loại biến
Tƣơng quan biến - tổng
Alpha nếu loại biến này Thỏa mãn công việc (JS): Cronbach’ Alpha = 0,890
JS1 68,4000 97,916 0,506 0,885 JS2 67,9586 99,465 0,493 0,886 JS3 68,1862 97,758 0,557 0,884 JS4 68,0069 98,457 0,483 0,886 JS5 68,2966 93,766 0,661 0,880 JS6 68,4069 95,107 0,569 0,883 JS7 68,3655 95,174 0,564 0,883 JS8 68,1828 98,005 0,479 0,886 JS9 68,3379 94,730 0,651 0,881 JS10 67,9276 98,614 0,505 0,885 JS11 68,1414 99,700 0,419 0,887 JS12 68,2379 99,587 0,392 0,888 JS13 68,6690 95,641 0,502 0,885 JS14 68,5276 96,735 0,490 0,886 JS15 68,4345 95,243 0,556 0,883 JS16 68,1103 99,676 0,325 0,891 JS17 68,0241 99,650 0,353 0,890 JS18 68,2310 96,358 0,562 0,883 JS19 68,3207 96,129 0,565 0,883 JS20 68,2207 96,920 0,522 0,885
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả (2015)
4.2.1.2. Kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho thang đo sự cam kết tổ chức
Kết quả Cronbach alpha của các thành phần thang đo cam kết tổ chức được trình bày ở bảng 4.3.
Các thành phần của thang đo cam kết tổ chức đều có hệ số tin cậy Cronbach alpha cao. Cụ thể, Cronbach alpha của thành phần cam kết với trường là 0,83; của cam kết với công việc giảng dạy là 0,735; của cam kết với nghề giảng dạy là 0,753; của cam kết
với nhóm làm việc là 0,835. Hơn nữa, các hệ số tương quan biến-tổng đều cao. Phần lớn các hệ số này đều lớn hơn 0,30. Cũng chú ý là nếu loại biến CS2 thì hệ số Cronbach alpha của thang đo cam kết với trường tăng từ 0,830 lên 0,885. Tương tự như vậy khi loại biến CO6, và biến CG1 thì thang đo của thành phần cam kết với nghề giảng dạy và cam kết với nhóm làm việc tương ứng tăng từ 0,753 lên 0,754, và tăng từ 0,853 lên 0,854. Bên cạnh đó, nếu loại bỏ biến CW5 thì Cronbach alpha của thang đo cam kết với công việc giảng dạy vẫn là 0,735. Các nhà nghiên cứu cho rằng hệ số Cronbach alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được, từ 0,7 đến gần 0,8 là khá tốt, và từ 0,8 trở lên là tốt (Nunnally,1978 trích trong Hồng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008), do đó khơng cần thiết phải làm tăng giá trị Cronbach alpha chung của thành phần cam kết với trường, cam kết với nghề giảng dạy, và thành phần cam kết với nhóm làm việc. Bên cạnh đó, vì tương quan biến-tổng của các biến quan sát đều đạt yêu cầu, cho nên các biến đo lường của các thành phần cam kết tổ chức đều được giữ nguyên cho phân tích EFA.
Bảng 4.3: Hệ số Cronbach alpha cho thang đo cam kết với tổ chức của giảng viênBiến Biến
quan sát
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phƣơng sai thang đo nếu loại biến
Tƣơng quan biến - tổng
Alpha nếu loại biến này Cam kết với trƣờng (CS): Cronbach’ Alpha = 0,830
CS1 21,3724 11,626 0,583 0,808 CS2 21,4828 13,822 0,045 0,885 CS3 21,5034 10,493 0,780 0,776 CS4 21,7862 10,390 0,698 0,787 CS5 21,8000 10,292 0,699 0,786 CS6 22,0172 9,851 0,725 0,780 CS7 22,0448 11,233 0,605 0,803
Cam kết với công việc giảng dạy (CW): Cronbach’ Alpha = 0,735
CW1 23,9448 6,218 0,394 0,717 CW2 23,6414 6,148 0,415 0,712 CW3 23,4276 6,190 0,436 0,707 CW4 23,4759 5,925 0,532 0,684 CW5 24,1793 6,681 0,304 0,735 CW6 23,6966 5,880 0,572 0,675 CW7 23,4828 6,078 0,494 0,694
Cam kết với nghề giảng dạy (CO): Cronbach’ Alpha = 0,753
CO1 18,2483 7,509 0,541 0,706 CO2 18,0207 8,207 0,427 0,735 CO3 17,9828 7,318 0,534 0,707 CO4 18,2069 6,877 0,670 0,669 CO5 18,5414 7,377 0,447 0,732 CO6 19,3276 7,487 0,383 0,754
Cam kết với nhóm làm việc (CG): Cronbach’ Alpha = 0,835
CG1 18,0586 7,834 0,378 0,854 CG2 18,3759 7,052 0,658 0,798 CG3 18,4138 7,171 0,671 0,796 CG4 18,3759 6,630 0,774 0,773 CG5 18,4138 7,164 0,540 0,823 CG6 18,5862 6,963 0,667 0,796
4.2.1.3. Kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho thang đo ý định ở lại tổ chức
Thang đo ý định ở lại tổ chức có Cronbach alpha khá cao (0,728), và các hệ số tương quan biến-tổng đạt yêu cầu, thấp nhất là ITS1 = 0,432 (cao hơn so với mức giới hạn 0,30) (xem bảng 4.4). Nếu loại biến ITS1 thì hệ số Cronbach alpha của thang đo ý định ở lại tổ chức sẽ tăng từ 0,728 lên 0,822. Tuy nhiên, vì tương quan biến-tổng đều đạt yêu cầu và không cần thiết phải làm tăng hệ số tin cậy của thang đo này vì hệ số Cronbach alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được (Nunnally,1978 trích trong Hồng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008), do đó, các biến đo lường của thang đo ý định ở lại tổ chức đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.
Bảng 4.4: Hệ số Cronbach alpha cho thang đo ý định ở lại tổ chức của giảng viênBiến Biến
quan sát
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phƣơng sai thang đo nếu loại biến
Tƣơng quan biến - tổng
Alpha nếu loại biến này Ý định ở lại tổ chức (ITS): Cronbach’ Alpha = 0,728
ITS1 8,0897 1,556 0,432 0,822
ITS2 7,5966 1,570 0,683 0,487
ITS3 7,4793 1,814 0,582 0,618
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả (2015)
4.2.2. Đánh giá thang đo bằng phân tích yếu tố khám phá EFA
Sau khi thực hiện đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach alpha, nghiên cứu tiếp tục kiểm định giá trị của thang đo bằng phân tích EFA.
4.2.2.1. EFA cho thang đo thỏa mãn cơng việc của giảng viên
Kết quả Cronbach alpha cho thấy các biến quan sát thuộc thang đo thỏa mãn công việc của giảng viên (MSQ) đều đáp ứng yêu cầu về độ tin cậy alpha. Vì vậy, 20 biến quan sát của thang đo này được đem vào kiểm định tiếp theo trong phân tích EFA.
Kết quả EFA cho thấy có 02 biến quan sát có trọng số nhỏ9 nên bị loại (lần lượt là biến JS5 và JS13), 18 biến cịn lại trích thành 06 nhóm nhân tố với tổng phương sai
9 Do có hệ số tải nhân tố < 0,5; và chênh lệch giữa | | lớn nhất và
trích được 61,86%, nghĩa là 06 nhóm nhân tố này có khả năng giải thích 61,86% mức độ biến thiên của dữ liệu. Ngoài ra, hệ số KMO = 0,823, và kiểm định Bartlett có giá trị Sig. = 0,000, vậy tập dữ liệu thỏa điều kiện cần và đủ để tiến hành phân tích nhân tố. Và tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5; chênh lệch
| | lớn nhất và | | bất kỳ đều > 0,3.
Thang đo sự thỏa mãn công việc sau khi gom nhóm và loại bỏ biến, hệ số Cronbach alpha của từng nhóm nhân tố đều được tính lại. Cụ thể là Cronbach alpha của nhân tố thứ nhất là 0,824, của nhân tố thứ hai là 0,789, của nhân tố thứ ba là 0,820, của