Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo và khảo sát một số tính chất cấu trúc, quang - điện của vật liệu tổ hợp hệ hạt nano AuTiO2 nhằm nâng cao hiệu suất pin mặt trời plasmonics (Trang 58 - 60)

1.4. Phương pháp chế tạo màng Au/TiO2 và ứng dụng của nó trong pin mặt trờ

1.4.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Hướng nghiên cứu về PMT cũng đã và đang rất được quan tâm ở Việt Nam trong đó bao gồm từ PMT Silicon đến những PMT thế hệ mới, tiêu biểu có thể kể đến như: Nhóm của TS. Đào Vĩnh Ái, trường ĐH Sư phạm kĩ thuật TPHCM nghiên cứu về PMT dị thể Silicon với kim loại chuyển tiếp đóng vai trị trích xuất hạt tải lỗ trống; Nhóm nghiên cứu của GS.TS. Võ Thạch Sơn của trường ĐH Bách khoa nghiên cứu chế tạo PMT màng mỏng cấu trúc đảo Glass/ZnO:In/CdS/CuInS2 lắng

đọng bằng phương pháp phun ILGAR.

Viện Khoa học vật liệu, Viện Hàn lâm KH&CN VN có thể nói là đơn vị có nhiều nghiên cứu nhất về PMT, tiêu biểu là nhóm của GS. TSKH. Đào Khắc An đã có những nghiên cứu chế tạo một số bộ PMT đơn tinh thể Silicon đầu tiên ở Việt nam từ những năm 1972 - 1975 của thế kỉ trước, cho đến nay Nhóm vẫn đang nghiên cứu về pin mặt trời thơng qua các nguồn kinh phí từ các đề tài cấp nhà nước đầu tư và đặc biệt là pin mặt trời thế hệ mới, pin mặt trời plasmonics dựa trên cấu trúc Au(Ag)/TiO2 đã đang được nghiên cứu từ một số năm qua đến nay. Ngồi ra

cịn có Nhóm nghiên cứu của PGS. TS. Phạm Duy Long nghiên cứu về pin mặt trời nhạy mầu (DSSC) dựa trên cấu trúc màng TiO2 xốp và Dye N719 bằng phương

pháp in lưới. Một số nhóm khác cũng đang theo hướng chế tạo và nghiên cứu các chấm lượng tử (QD) hợp kim ba thành phần là Cd(hoặc Zn)Se1-xTex lõi/vỏ có chất

lượng cao, phổ hấp thụ có thể điều khiển và trải rộng tới vùng hồng ngoại gần (NIR), nhằm ứng dụng cho pin mặt trời thế hệ thứ ba dùng QD làm chất hấp thụ ánh sáng (QDSSC).

Hướng nghiên cứu về ứng dụng hiện tượng cộng hưởng plasmon của các hạt nano kim loại: hiện tượng cộng hưởng plasmon của các hạt nano kim loại có nhiều ứng dụng mà phổ biến nhất là lĩnh vực quang xúc tác đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trong nước như nhóm nghiên cứu của TS. Nguyễn Thị Tuyết Mai, trường ĐH Bách khoa Hà Nội nghiên cứu về vật liệu nano lai hóa giữa hạt nano vàng và sulfide kim loại ứng dụng trong tách H2 hay nhóm nghiên cứu của

TS. Đỗ Châu Minh Vĩnh Thọ, trường ĐH Y Dược Cần Thơ nghiên cứu đính hạt nano Au vào TiO2 và ZnO ứng dụng cho xử lí nước thải. Viện Khoa học Vật liệu có

cứu của GS. TS. Nguyễn Quang Liêm cũng có nhiều nghiên cứu về ứng dụng của hiện tượng cộng hưởng plasmon cho lĩnh vực quang xúc tác và cảm biến sinh học.

Mặc dù những nghiên cứu về pin mặt trời và ứng dụng của cộng hưởng plasmonics ở trong nước là khá đa dạng. Tuy nhiên, theo hiểu biết của chúng tơi thì chưa có nhóm nào nghiên cứu về pin mặt trời plasmonics dựa trên hệ hạt nano Au/TiO2.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo và khảo sát một số tính chất cấu trúc, quang - điện của vật liệu tổ hợp hệ hạt nano AuTiO2 nhằm nâng cao hiệu suất pin mặt trời plasmonics (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w