Cấu trúc nano kim loại trên bề mặt sau hoặc trước của lớp hoạt động

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo và khảo sát một số tính chất cấu trúc, quang - điện của vật liệu tổ hợp hệ hạt nano AuTiO2 nhằm nâng cao hiệu suất pin mặt trời plasmonics (Trang 41 - 46)

1.3. Pin mặt trời plasmonics

1.3.2. Cấu trúc nano kim loại trên bề mặt sau hoặc trước của lớp hoạt động

Cấu trúc nano có thể được sử dụng ở bề mặt phía trước của pin mặt trời, tạo ra một con đường hiệu quả để kết hợp ánh sáng tới vào lớp hấp thụ và do đó giảm phản

xạ. Ví dụ, S. Pillai và cộng sự đã khảo sát sự tăng cường hấp thụ của một màng Silic trên một lớp cách điện (Silicon on isulator) và thấy rằng có sự tăng cường hấp thụ lên tới 16 lần tại bước sóng 1050 nm khi lắng đọng các đảo nano Ag có kích thước từ 12

– 16 nm trên bề mặt lớp Si có chiều dày 1.25 µm [40] (Hình 1.11). Brendan Brady và cộng sự khi tích hợp các hạt nano Ag vào lớp đệm SiO2 của pin mặt trời vô cơ

dựa trên vật liệu a-Ge:H đã làm tăng hiệu suất của Pin từ 1.44 lên 1.77 % (tăng 22.9 %) [41] (Hình 1.12).

Hình 1.11. Cấu trúc pin Silic với các đảo Ag trên bề mặt của lớp Si trên một lớp

cách điện (a) và trên một phiến Si phẳng (b) [40].

Các cấu trúc nano cũng có thể được sử dụng ở bề mặt sau của lớp hấp thụ làm vật phản xạ ánh sáng hiệu suất cao. Một cách tiếp cận đầy hứa hẹn là sử dụng một dãy phản xạ ngược có cấu trúc nano tuần hồn (tinh thể quang tử) để kết hợp ánh sáng tới thành các chế độ dẫn, lan truyền trong mặt phẳng hấp thụ [42]–[45]. Việc điều chỉnh cẩn thận hình dạng và tính tuần hồn của các cấu trúc nano mang lại một mức độ kiểm soát mới đối với sự phân cực và phân bố góc của ánh sáng tán xạ. Chiến lược này có khả năng cải thiện đáng kể chiều dài đường dẫn quang học trong lớp hấp thụ. Một loạt các hình dạng, kích thước và chu kỳ cấu trúc nano đã được nghiên cứu để tối ưu hóa khả năng bẫy ánh sáng trong pin mặt trời màng mỏng [46]–[48]. Ví dụ, phân tích các sóng liên kết có hệ thống (rigorous coupled wave analysis) đã được thực hiện để khảo sát ưu điểm của cách tử nanocone hai mặt có cấu trúc nano của pin mặt trời c-Si siêu mỏng. Như thể hiện trong Hình 1.12 [46] (a) biểu diễn giản đồ của lớp pin mặt trời cho thấy ba cơ chế bẫy ánh sáng trong các linh kiện, đó là (1) sóng đứng trong các hốc quang, (2) sự kích thích ống dẫn sóng theo phương ngang và (3) hiệu ứng tán xạ plasmonic. (b) Cấu hình mảng hạt nano trong các ngăn xếp lớp pin mặt trời và cấu trúc chung của các hạt nano plasmonic. Ảnh SEM từ trên xuống của

mảng NPs trước (c) và sau (d) sự lắng đọng của μc-Si: H pha tạp loại p. (e) Hình ảnh STEM mặt cắt của pin [41].

Hình 1.12. Mơ hình và thực nghiệm chế tạo PMT sử dụng hạt Ag để bẫy ánh sáng

[41].

Các hạt Ag với kích thước khoảng từ 100 – 200 nm được chế tạo bằng quá trình khử ướt trạng thái rắn (solid state dewetting process) ở phía sau của PMT a-Si đã được S. Morawiec và cộng sự thực hiện và làm tăng hiệu suất của pin 22,3 % [49] (Hình 1.13). Những tính tốn từ mơ phỏng sai phân hữu hạn trong miền thời gian (Finite Difference Time Domain – FDTD) cho thấy tỉ lệ sinh hạt tải của cấu trúc bảo giác (conformal structure) với các hạt nano Ag thiết kế phía sau của lớp hấp thụ thì lớn hơn nhiều so với cấu trúc phẳng và khơng có các hạt Ag phía sau (Hình 1.13). Kết quả là có thể làm tăng cường hiệu suất cho PMT a-Si:H từ 4,94 đến 7,25 % (tăng cường 46,7 %) [50]. Ngoài ra, một số cơng trình khác báo cáo về sự tăng cường hiệu suất khi PMT được tích hợp thêm cấu trúc plasmonics vào mặt trước hoặc mặt sau được liệt kê trong Bảng 1.1.

Hình 1.13. (bên trái) Lược đồ quy trình chế tạo và tích hợp các hạt nano Ag trong

pin mặt trời Si màng mỏng n-i-p [49]. (bên phải) Đường cong I-V cho pin mặt trời với (a) lớp a-Si: H - 200 nm/Ag - 5nm, (b) lớp a-Si: H - 360 nm/ Ag - 5 nm, (c) lớp

a-Si: H - 200 nm/ Ag - 20nm và (d) cấu trúc tối ưu với a-Si: H - 290 nm/ Ag - 10 nm [50].

Bảng 1.1. Sự tăng cường hiệu suất của một số pin mặt trời khi được tích hợp cấu

trúc plasmon ở mặt trước hoặc mặt sau của pin.

Vật liệu và phương pháp chế tạo

PMT được tích hợp

Vị trí

tích hợp Hiệu quả tăng cường TLTK

Lưới Al, Au, Ag, Cu,

thiết kế theo lí thuyết a- Si Mặt sau

Tỉ lệ bẫy ánh sáng đạt được là: 2,73 – 3,47 [51] Hạt nano Ag (200nm), Bốc bay Si Mặt trước

Hiệu suất lượng tử ngoài

tăng 14 % [52] Hỗn hợp hạt nano Au, Ag (40 -50 nm) PTB7:PC70B M Mặt trước

Hiệu suất chuyển đổi (PCE) tăng 20 % (HS tối

đa là 8,67 %)

[53]

Nano Ag, thiết kế lí

thuyết a-Si Mặt sau

Hiệu suất tăng cường 46,7

% (HS tối đa 7,25 %) [50] Nano Ag (50-100 nm),

Drop-coating Si

Mặt trước

Dòng quang hồi đáp tăng

Vật liệu và phương pháp chế tạo

PMT được tích hợp

Vị trí

tích hợp Hiệu quả tăng cường TLTK

Nano Al (50-150 nm),

In lưới c-Si

Mặt trước

Hiệu suất tăng cường 6,1

% (HS đạt được 19,36 %) [55] Nano Ag (lumpy)

a-Si Mặt sau HS tăng cường 11,57 %

(HS đạt được 10,6 %) [56]

Nano Au (100 nm),

Nhúng phủ a-Si

Mặt trước

Công suất tăng cường 8,3 % (Công suất đạt được 3

mW/cm2 [57] Nano Ag (10 nm), Bốc bay Si Mặt trước HS tăng cường 6,46 % (HS đạt được 9,06 %) [58] Lưới Ag kết hợp với lớp chống phản xạ, Thiết kế lí thuyết Si Mặt trước

Dòng quang điện tăng 30 –

50 % [59]

Nano Ag (RMS- roughness 16,5 nm),

Bốc bay

c-Si:H Mặt sau

Dòng quang điện tăng 7 % (dòng đạt được 22,2 mA/cm2 [60] Hạt Al (150 nm), thiết kế lí thuyết Si Mặt trước Hấp thụ tăng 28,7 % [61] Hạt Au (7 – 14 nm),

Bốc bay a-Si Trước HS tăng 33 % [62]

Hạt Ag (200 – 310

nm), Thiết kế lí thuyết a-Si Sau

HS tăng 49 % (HS đạt được 9,44 %) [63] Hạt Ag (13 nm), Điện phân P3HT:PCBM Trước HS tăng 20,96 % (HS đạt được 3,69 %) [64] Hạt Ag, Thiết kế lí thuyết Si Sau

Dịng quang điện tăng

cường 92 % [65]

Hạt Ag a-Ge:H Trước HS tăng 22,9 % (HS đạt

được 1,77 %) [41]

Hạt Ag (110 nm), Bốc

bay GaAs Trước

Mật độ dòng tăng 8 % (dòng đạt được 11,9

mA/cm2)

Vật liệu và phương pháp chế tạo

PMT được tích hợp

Vị trí

tích hợp Hiệu quả tăng cường TLTK

Hạt Ag (100 – 200

nm), Phún xạ a-Si Sau

Dòng quang điện tăng 22,3 % (dòng đạt được 15,75

mA/cm2)

[49]

Hạt Ag, Al, Thiết kế lí

thuyết a-Si Trước

Hấp thụ tăng cường 10 – 23,5 % [67] Hạt Ag (21 – 61,5 %), Lí thuyết Si Trước HS tăng cường19,7- 35,2 % (HS đạt được 15,2 %) [68] Hạt Ag (150 – 250 nm) a-Si Sau

Dòng quang điện tăng 8,3

% [69] Hạt Ag (12 – 16 nm), Bốc bay Si Trước Tăng cường hấp thụ 16 lần tại bước sóng 1050 nm [40] Hạt Au tích hợp vào lớp đệm P3HT:PCBN Trước HS tăng 18,77 % (HS đạt được 4,24 % [70] Hạt Ag, Bốc bay màng 14 nm Si Sau

HS lượng tử ngồi tăng 2,3

lần tại bước sóng 1100 nm [71] Hạt Ag, Thiết kế lí thuyết P3HT:PCBM Trước Mật độ dịng ngắn mạch tăng 67 % [72]

Lưới Ag, Thiết kế lí

thuyết Si Trước Mật độ dòng đạt được lớn nhất tăng gần 90 % (lớn nhất đạt được 59,3 % mA/cm2) [73] Hạt Ag (250 nm),

Thiết kế và chế tạo a-Si:H Sau

Mật độ dòng ngắn mạch

cải thiện 50 % [74]

Hạt Ag (100 nm), Bốc bay qua AAO mask

InGaN

quantum well Trước

Dòng ngắn mạch tăng 6 % (đạt được 0,237 mA với

emitter dày 200 nm)

[75]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo và khảo sát một số tính chất cấu trúc, quang - điện của vật liệu tổ hợp hệ hạt nano AuTiO2 nhằm nâng cao hiệu suất pin mặt trời plasmonics (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w