Ảnh hưởng của PVP đến sự hấp thụ của dung dịch Au/TiO2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo và khảo sát một số tính chất cấu trúc, quang - điện của vật liệu tổ hợp hệ hạt nano AuTiO2 nhằm nâng cao hiệu suất pin mặt trời plasmonics (Trang 106 - 108)

3.1 .Kết quả nghiên cứu chế tạo màng TiO2

3.2. Kết quả nghiên cứu chế tạo dung dịch Au/TiO2 với kích thước hạt Au cùng tỷ

3.2.4. Ảnh hưởng của PVP đến sự hấp thụ của dung dịch Au/TiO2

a) b)

c) d)

Hình 3.17. Phổ hấp thụ của một số mẫu dung dịch Au/TiO2.

Hình 3.17 (a) là phổ hấp thụ của dung dịch chỉ có TiO2, dung dịch chỉ có Au

và dung dịch Au(5%)/TiO2 trong cả hai trường hợp có 500 mg PVP và khơng có PVP.

Au(40%)/TiO2 trong cả hai trường hợp 500 mg PVP và khơng có PVP. (c) là sự so sánh phổ hấp thụ của các dung dịch Au(5%)/TiO2 và Au(40%)/TiO2 trong cả hai trường hợp 500 mg PVP và không PVP và (d) là phổ hấp thụ của các dung dịch Au (40%)/TiO2 với PVP cho các kích thước hạt Au khác nhau là 8 và 14 nm.

Từ kết quả thí nghiệm thu được chúng ta có thể thấy rất rõ rằng phổ hấp thụ của dung dịch Au/TiO2 có PVP trong cả hai trường hợp đều cao hơn so với các dung dịch khơng có PVP. Phổ hấp thụ của các dung dịch Au/TiO2 khi có PVP tăng lên

trong phạm vi vùng tử ngoại so với các dung dịch Au/TiO2 khơng có PVP. Phổ hấp

thụ trong dải bước sóng 500 – 600 nm cũng được tăng cường đối với cả hai trường hợp Au(5%)/TiO2 và Au(40%)/TiO2 so với các dung dịch chỉ có Au hoặc TiO2 (Hình

3.17 (a), (b)). Phổ hấp thụ của các dung dịch Au(5%)/TiO2 và Au(40%)/TiO2 khi có

PVP tăng lên so với các dung dịch khơng có PVP (Hình 3.17 (c)). Hình 3.17 (d) chỉ ra phổ hấp thụ cho hai trường hợp có kích thước hạt Au khác nhau. Phổ hấp thụ của mẫu hạt Au có kích thước nhỏ được tăng lên và chuyển về vùng có bước sóng ngắn hơn. Hiện tượng này có thể được giải thích bởi sự tăng cường trường gần phụ thuộc vào khoảng cách từ điểm đó đến tâm của hạt, tức là nó phụ thuộc vào bán kính của hạt.

3.3. Khảo sát đặc điểm hình thái, cấu trúc và tính chất quang của màng Au/TiO2

Trong phần này chúng tơi trình bày một số kết quả về ảnh hưởng của việc ủ nhiệt và ảnh hưởng của việc sử dụng chất hoạt động bề mặt PVP lên đặc điểm hình

thái, cấu trúc và tính chất quang của màng Au/TiO2. Các màng Au/TiO2 được chế

tạo trên đế thủy tinh hoặc FTO theo phương pháp quay phủ (spin-coating) với tốc độ 3000 vòng/phút trong 30 s và thực hiện 3 lần quay phủ cho mỗi màng. Các mẫu

màng Au/TiO2 này được tạo từ các dung dịch Au/TiO2 khác nhau với kích thước và

tỷ lệ hạt Au khác nhau (như đã trình bày trong mục 3.2 của chương này).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo và khảo sát một số tính chất cấu trúc, quang - điện của vật liệu tổ hợp hệ hạt nano AuTiO2 nhằm nâng cao hiệu suất pin mặt trời plasmonics (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(166 trang)
w