Phương pháp quay phủ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo và khảo sát một số tính chất cấu trúc, quang - điện của vật liệu tổ hợp hệ hạt nano AuTiO2 nhằm nâng cao hiệu suất pin mặt trời plasmonics (Trang 59 - 60)

1.2 .Một số tính chất và ứng dụng của vật liệu plasmonics

1.4. Phương pháp chế tạo màng Au/TiO2 và ứng dụng của nó trong pin mặt trờ

1.4.2.3. Phương pháp quay phủ

Phương pháp quay phủ (spin-coating) sử dụng lực quay li tâm để tạo màng là một phương pháp đơn giản và rất phổ biến. Màng được tạo ra nhờ sự cân bằng giữa các lực li tâm, lực do độ nhớt của dung dịch và lực do sự dính ướt của dung dịch với

đế. Phương pháp này có thể được sử dụng để chế tạo trực tiếp màng Au/TiO2 từ

dung dịch Au/TiO2 được chế tạo từ trước [113].

- Ưu điểm: Đơn giản, có thể chế tạo màng mà khơng cần điều kiện gì đặc biệt. Vì được chế tạo trực tiếp từ dung dịch Au/TiO2 nên có thể dễ dàng kiểm sốt hình dạng, kích thước và nồng độ của các hạt nano Au thông qua điều khiển các thông số chế tạo dung dịch. Trong phương pháp này, các hạt nano Au cũng được phân bố

trong toàn bộ màng TiO2 mà khơng chỉ trên bề mặt của nó như các phương pháp đã

đề cập ở trên. Do vậy có tiềm năng có thể nâng cao được hiệu suất chuyển đổi

quang điện của hệ vật liệu Au/TiO2.

- Nhược điểm: Màng được tạo do sự cân bằng của cả ba lực li tâm, lực dính ướt và lực tạo ra do độ nhớt, do vậy rất khó để kiểm sốt chiều dày và độ đồng đều

của màng. Ngoài ra, việc chế tạo dung dịch Au/TiO2 thường phải sử dụng chất hoạt

động bề mặt để ngăn sự kết tụ nên tiếp xúc trực tiếp giữa Au và TiO2 có thể khơng được tốt. Chất hoạt động bề mặt vì vậy cần phải được loại bỏ khỏi màng Au/TiO2 trước khi có thể ứng dụng nó để chế tạo pin mặt trời.

- Phương pháp quay phủ được sử dụng để chế tạo cả màng TiO2 và Au/TiO2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo và khảo sát một số tính chất cấu trúc, quang - điện của vật liệu tổ hợp hệ hạt nano AuTiO2 nhằm nâng cao hiệu suất pin mặt trời plasmonics (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(166 trang)
w