7. Kết cấu của luận văn
2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Dược phẩm TW25
2.1.1.4 Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty
Công ty Cổ phần Dược TW25 được tổ chức và hoạt động tuân thủ theo Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005, các luật khác có liên quan
và Điều lệ Công ty. Điều lệ Công ty đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua ngày 26/04/2008.
-Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đơng (ĐHĐCĐ) là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Cơng ty. ĐHĐCĐ có nhiệm vụ thơng qua các báo cáo của HĐQT về tình hình hoạt động kinh doanh; quyết định các phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư; bổ sung, sửa đổi Điều lệ của Công ty; thông qua các chiến lược phát triển; bầu, bãi nhiệm HĐQT, Ban Kiểm soát; và quyết định bộ máy tổ chức của Công ty và các quyền hạn, nhiệm vụ khác theo quy định của luật pháp và điều lệ.
-Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị (HĐQT) gồm 05 thành viên có nhiệm kỳ khơng q 05 năm do ĐHĐCĐ bầu ra, là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Cơng ty giữa 2 kỳ ĐHĐCĐ. HĐQT có tồn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề có liên quan đến mục đích, quyền lợi của Cơng ty ngoại trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ.
-Ban Kiểm soát
Ban Kiểm soát do ĐHĐCĐ bầu ra gồm 3 thành viên là tổ chức thay mặt cổ đơng để kiểm sốt mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty. Ban kiểm sốt có nhiệm kỳ làm việc tương đương nhiệm kỳ HĐQT.
-Ban Tổng Giám đốc
Ban Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và bãi miễn. Ban Tổng Giám đốc có nhiệm vụ sau:
+ Tổ chức triển khai thực hiện các quyết định của Hội đồng Quản trị, kế hoạch kinh doanh. Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức và quy chế quản lý nội bộ Công ty theo đúng điều lệ, nghị quyết Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng Quản trị.
+ Bổ nhiệm và bãi nhiệm các chức danh quản lý của Công ty: Giám đốc, Phó Giám đốc chi nhánh, công ty thành viên, Trưởng và phó phịng sau khi đã được Hội đồng Quản trị phê duyệt.
+ Ký các văn bản, hợp đồng, chứng từ theo sự phân cấp của Điều lệ Công ty. + Báo cáo trước Hội đồng Quản trị tình hình hoạt động tài chính, kết quả kinh doanh và chịu trách nhiệm tồn bộ hoạt động của Cơng ty trước Hội đồng Quản trị.
2.1.2 Hoạt động sản xuất kinh doanh của UPHACE
Trong giai đoạn 2010 – 2014, kết quả kinh doanh của UPHACE là khá khả quan. Cụ thể, trong những năm 2010 – 2011, doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ và lợi nhuận sau thuế của Công ty đều tăng. Tuy nhiên, năm 2012 lại đánh dấu sự sụt giảm đáng kể về cả doanh thu và lợi nhuận. Đây là khoảng thời gian mà kinh tế Việt Nam thật sự khó khăn, sa sút, đáng quan ngại. Thêm vào đó là sự bất cập trong cơng tác quản lý của nhà nước liên quan đến ngành dược phẩm, chi phi đầu vào thường xuyên biến động khiến nhiều doanh nghiệp dược không kịp trở tay.
Năm 2013, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã khởi sắc trở lại. Theo đó, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong năm 2013 vượt 0,26% so với kế hoạch đề ra và vượt 14% so với thực hiện năm 2012. Lợi nhuận trước thuế trong năm 2013 vượt 7,28% so với kế hoạch đề ra và vượt 45% so với năm 2012. Nối tiếp thành công này là sự tiếp tục gia tăng về doanh thu và lợi nhuận sau thuế trong năm 2014. Công ty gặt hái được kết quả này là nhờ có sự quan tâm sát sao của Hội đồng Quản trị, Ban điều hành trong công tác kinh doanh cũng như ln có những giải pháp kịp thời và hiệu quả qua đó giúp cơng tác bán hàng ln được thơng suốt…nhờ đó giúp ổn định thị trường, tạo uy tín với khách hàng, tránh rủi ro trong cơng tác thu hồi nợ.
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Dược phẩm TW 25 giai đoạn 2010 - 2014
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Stt Tiêu chí 2010 2011 2012 2013 2014
1
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 140 173,19 138,55 156,18 142,75 2 Tổng lợi nhuận kế tốn 15 16 5,18 7,51 8,55 3 Chi phí thuế TNDN hiện hành 3,5 2,79 0,46 1,30 1,66
4 Lợi nhuận sau thuế
TNDN 11,50 13,78 4,72 6,21 6,89
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của UPHACE) 2.1.3Thị trường tiêu thụ của UPHACE
Trước khi cổ phần hóa thì thị trường chủ lực của Cơng ty chỉ ở thành phố Hồ chí Minh.Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại thì thị trường sản phẩm được mở rộng ra phía Bắc, Đơng Nam bộ. Hiện nay, thị trường phía Bắc đã chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu của Công ty.
Ngồi ra, hiện nay Cơng ty vẫn đang tiến hành xuất khẩu sản phẩm và tìm cách mở rộng thị trường xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu chính hiện nay của Cơng ty là Uckraina.
2.2 Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Dược phẩm TW25
2.2.1 Thiết kế khảo sát năng lực cạnh tranh của UPHACE
2.2.1.1 Xây dựng thang đo năng lực cạnh tranh
Dựa vào phương pháp của Thompson và Strickland cùng với quá trình thảo luận với chuyên gia, tác giả xác định được 8 tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh của UPHACE là: năng lực tài chính, năng lực quản lý điều hành, năng lực uy tín thương
hiệu, trình độ trang thiết bị và công nghệ, năng lực marketing, nguồn nhân lực, năng lực hợp tác trong nước và quốc tế, năng lực nghiên cứu phát triển.
Để đánh giá chi tiết 8 tiêu chí năng lực cạnh tranh, căn cứ vào các lý thuyết và ý kiến chuyên gia, tác giả xác định được 48 biến quan sát, tác giả đã thiết lập hai bảng câu hỏi để khảo sát ý kiến chuyên gia (phụ lục 2), khảo sát ý kiến khách hàng (phụ lục 3). Các đối tượng tham gia cuộc khảo sát được đề nghị cho điểm từng tiêu chí theo thang đo Likert 5 bậc với các mức: 1 (rất yếu), 2 (yếu), 3 (trung bình), 4 (khá mạnh), 5 (mạnh).
Tiến hành khảo sát 15 chuyên gia từ cấp chuyên viên trở lên hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh dược phẩm với các câu hỏi liên quan những tiêu chí: năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành, trình độ trang thiết bị và công nghệ, nguồn nhân lực, năng lực hợp tác trong nước và quốc tế, năng lực nghiên cứu phát triển.
Tiến hành khảo sát 100 khách hàng là các nhà thuốc, bệnh viện, trình dược viên đã từng sử dụng sản phẩm của Công ty trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh với các câu hỏi liên quan đến những tiêu chí: năng lực marketing, năng lực uy tín thương hiệu.
2.3.1.2 Lựa chọn đối thủ cạnh tranh
Theo thống kê của Cục Quản Lý Dược thì hiện nay có khoảng 183 cơng ty sản xuất thuốc và hơn 300 công ty phân phối dược phẩm đang hoạt động trên toàn quốc, cạnh tranh trong lĩnh vực này khá lớn. Việc lựa chọn đối thủ cạnh tranh của UPHACE trong luận văn chủ yếu dựa trên một số tiêu chí:
- Cơng ty dược phẩm có uy tín và thương hiệu trên thị trường
- Công ty dược phẩm có quy mơ và thị trường hoạt động gần giống với UPHACE - Công ty dược phẩm cùng hướng đến đối tượng khách hàng như UPHACE
- Khách hàng thường so sánh việc sử dụng sản phẩm của UPHACE với việc sử dụng sản phẩm dược của những hãng này.
Từ những tiêu chí đặt ra thì Công ty Cổ phần Dược phẩm TW Vidipha (VIDIPHA) và Công ty Cổ phần Dược phẩm 3 tháng 2 (F.T.PHAR) đã được lựa chọn để đưa vào cuộc khảo sát năng lực cạnh tranh cũng như phân tích ma trận các yếu tố cạnh tranh để làm nổi bật những ưu và nhược điểm của UPHACE, từ đó thấy rõ năng lực cạnh tranh của Cơng ty.
30
2.3.1.3 Phương pháp xử lý dữ liệu
Kết quả thu được từ cuộc khảo sát các chuyên gia và khách hàng sẽ được tác giả nhập liệu và sử dụng phần mềm Excel để xử lý. Chỉ số trung bình của 8 yếu tố năng lực cạnh tranh sẽ cung cấp cái nhìn khái quát về năng lực cạnh tranh của UPHACE. Sau khi các giá trị trung bình được tính tốn, và dựa trên thang đo likert, tác giả có những nhận định về năng lực cạnh tranh của UPHACE theo từng cấp độ:
- Rất yếu: điểm trung bình ≤ 1,80 - Yếu: điểm trung bình từ 1,81 đến 2,60
- Trung bình: điểm trung bình từ 2,61 đến 3,40 - Khá mạnh: điểm trung bình từ 3,41 đến 4,20 - Mạnh: điểm trung bình từ 4,21 đến 5,00
Để so sánh khả năng cạnh tranh của UPHACE với các đối thủ được lựa chọn thì tác giả cũng tính điểm trung bình của từng biến quan sát ở từng cơng ty.
2.3.2Phân tích các yếu tố bên trong doanh nghiệp
2.3.2.1 Năng lực tài chính
Điểm mạnh
Kết quả từ cuộc khảo sát cho thấy các tiêu chí: quy mơ vốn của Cơng ty (3,57/5), khả năng huy động vốn (3,93/5), tăng trưởng doanh thu (3,73/5), tăng trưởng lợi nhuận (3,46/5) của Công ty đều nằm ở mức khá mạnh. Ở hầu hết những tiêu chí khảo sát này, UPHACE đều mạnh hơn F.T.PHAR, ngoại trừ tiêu chí tăng trưởng doanh thu.
Hiện tại, hoạt động kinh doanh các sản phẩm dược của UPHACE trên thị trường vẫn tăng trưởng đều nên doanh thu và lợi nhuận của Cơng ty có tăng tuy khơng đáng kể. Cụ thể tiêu chí tăng trưởng doanh thu của UPHACE là 3,73/5 điểm, của VIDIPHA là 4,34/5 điểm và của F.T.PHAR là 3,87/5 điểm.
31
Bảng 2.2: Bảng đánh giá năng lực tài chính của UPHACE với các cơng ty đối thủ cạnh tranh
TT Chỉ tiêu Điểm số đánh giá
UPHACE VIDIPHA F.T.PHAR
1. Năng lực tài chính
1.1 Quy mơ vốn của Công ty 3,57 4,15 3,32
1.2 Khả năng huy động vốn 3,93 4,13 3,57
1.3 Khả năng thanh toán (hệ số thanh toán
ngắn hạn, hệ số thanh toán nhanh) 3,07 4,67 3,57
1.4 Cơ cấu vốn (tỷ số nợ so với tổng tài sản,
tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu ) 2,16 4,11 3,2
1.5 Tăng trưởng doanh thu 3,73 4,34 3,87
1.6 Tăng trưởng lợi nhuận 3,46 4,23 3,37
Điểm trung bình 3,22 4,36 3,34
Điểm yếu
(Nguồn: Kết quả khảo sát và xử lý của tác giả)
Theo thống kê từ kết quả khảo sát thì năng lực tài chính của UPHACE thấp hơn hầu hết các đối thủ cạnh tranh, cụ thể là tiêu chí này của UPHACE chỉ ở mức trung bình (3,22/5), thấp hơn nhiều so với năng lực tài chính của các đối thủ cạnh tranh có cùng điểm xuất phát như VIDIPHA với 4,36/5. VIDIPHA cũng là một công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh dược phẩm mà trước đây cũng thuộc Nhà nước quản lý, tuy nhiên trong thời gian gần đây VIDIPHA đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đã dần vượt qua UPHACE. Như vậy, xét về tổng thể thì năng lực tài chính của UPHACE trong thời điểm hiện nay là chưa thật sự cạnh tranh.
Là một công ty cổ phần nhưng UPHACE bị hạn chế tiếp cận nguồn vốn từ việc phát hành cổ phiếu do chưa được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, do vậy khả năng huy động vốn của Công ty chưa thật sự cao. Cụ thể là tiêu chí này hiện nay khá thấp so với VIDIPHA, chỉ đạt 3,93/5 điểm trong khi điểm trung bình tiêu chí này của cơng ty đối thủ cạnh tranh như VIDIPHA 4,13/5 điểm, VIDIPHA (4,13) lại tiếp tục bỏ
UPHACE lại phía sau ở một khoảng cách khá xa trong năng lực tiếp cận vốn. Là một công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dược phẩm khá sớm thì đáng ra khả năng tiếp cận và thu hút vốn của UPHACE rất lớn nhưng do hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chưa thật sự hiệu quả do đó các nhà đầu tư cũng chưa tin cậy khi đầu tư vào Công ty. Tuy nhiên, trong những năm gần đây nỗ lực và năng lực của đội ngũ lãnh đạo đã giúp công ty huy động được nhiều nguồn vốn hơn phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Quy mô vốn của UPHACE ở mức khá, gần đây Công ty lại đầu tư hiện đại hóa nhà máy sản xuất thuốc tiêm và thuốc nước do đó nợ vay tăng cao, chỉ tiêu về cơ cấu vốn ở mức thấp nhất so với các đối thủ cịn lại, cụ thể tiêu chí này của UPHACE đạt 2,16/5 điểm, VIDIPHA đạt 4,11/5 điểm, F.T.PHAR đạt 3,20/5 điểm và chỉ tiêu về khả năng thanh tốn cũng ở mức trung bình, đạt 3,07/5 điểm. Như vậy, ở 2 tiêu chí thành phần này, năng lực của UPHACE thấp hơn nhiều so với đối thủ, đặc biệt là VIDIPHA.Chỉ tiêu về cơ cấu vốn của UPHACE thấp ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhìn một cách tổng thể thì phần lớn các tiêu chí thành phần thuộc năng lực tài chính của UPHACE đều thấp hơn so với VIDIPHA, một số tiêu chí thành phần cao hơn F.T.PHAR điều này cho thấy năng lực tài chính của Cơng ty chưa có khả năng cạnh tranh cao.
2.3.2.2 Năng lực quản lý và điều hành
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, cơ cấu cơng ty đóng vai trị rất quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.Tiêu chí này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty và chất lượng hoạt động kinh doanh sản xuất của công ty.
Theo thống kê từ kết quả khảo sát thì năng quản lý và điều hành của UPHACE đạt 3,65/5 điểm, với số điểm này thì năng lực quản lý và điều hành của Công ty hiện tại đang đứng cuối cùng trong nhóm các đối thủ cạnh tranh, sau VIDIPHA với 4,13/5 điểm và F.T.PHAR với 3,79/5 điểm.
Bảng 2.3: Bảng đánh giá năng lực quản lý và điều hành của UPHACE so với các cơng ty đối thủ cạnh tranh
TT Tiêu chí Điểm số đánh giá
UPHACE VIDIPHA F.T.PHAR
2 Năng lực quản lý và điều hành
2.1 Năng lực và kinh nghiệm của đội ngũ lãnh
đạo 4,01 4,17 3,96
2.2 Cơ cấu tổ chức tinh gọn, hiệu quả 3,57 3,87 3,62
2.3 Truyền đạt tầm nhìn, sứ mệnh rõ ràng đến
nhân viên 3,74 4,09 3,77
2.4 Khả năng xây dựng kế hoạch kinh doanh
hiệu quả 2,83 4,27 3,81
2.5 Khả năng tổ chức và thực hiện các quy trình
chất lượng của ngành dược 4,09 4,25 3,80
Điểm trung bình 3,65 4,13 3,79
Điểm mạnh
(Nguồn: Kết quả khảo sát và xử lý của tác giả)
Xét chi tiết từng tiêu chí thành phần thì năng lực và kinh nghiệm của đội ngũ lãnh đạo của UPHACE được đánh giá ở mức khá mạnh, đạt 4,01/5 điểm, đứng sau VIDIPHA với 4,17/5 điểm nhưng cao hơn F.T.PHAR với 3,96/5 điểm. UPHACE là một trong những công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh dược phẩm có vốn đầu tư Nhà nước và được lập ra khá sớm. Tuy Công ty đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, từ công ty Nhà nước đến công ty Cổ phần nhưng lực lượng lao động, đặc biệt là đội ngũ quản lý cấp cao và cấp trung của Công ty chủ yếu là những cá nhân đã gắn bó lâu năm với Cơng ty. Trong những năm gần qua, đội ngũ quản lý của UPHACE đa phần có tuổi đời cao. Lực lượng lao động lớn tuổi chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu lao động trong Công ty chiếm khoảng 40% - 60%. Chính vì vậy, những nhà lãnh đạo của Cơng ty đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm cũng như khá am hiểu về tình hình hoạt động của Cơng ty.
Khả năng tổ chức và thực hiện các quy trình chất lượng ngành dược của Cơng ty cũng được đánh giá ở mức khá, đạt 4,09/5 điểm. Với số điểm này thì tiêu chí trên được đánh giá ở mức khá và xếp thứ hai, thấp hơn VIDIPHA với 4,25/5 điểm. Trong q trình sản xuất kinh doanh, Cơng ty ln tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chất lượng do Ngành quy định. Các dây chuyền sản xuất của công ty đều thực hiện theo tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (GMP – WHO), bao gồm :
Dây chuyền sản xuất thuốc Viên- Cốm- Bột Betalactam.
Dây chuyền sản xuất thuốc Viên- Cốm- Bột Non Betalactam.
Dây chuyền sản xuất thuốc tiêm, thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi.
Phòng Kiểm tra chất lượng đạt tiêu chuẩn GLP.