Xây dựng con đường pháttriển nghề nghiệp cho người lao động

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần dược phẩm TW 25 (Trang 84)

7. Kết cấu của luận văn

3.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Dược phẩm

3.2.6.4 Xây dựng con đường pháttriển nghề nghiệp cho người lao động

Người lao động cần được hỗ trợ để xây dựng con đường phát triển nghề nghiệp của mình. Các cơ hội để thăng tiến và nâng cao vị thế nghề nghiệp luôn phát huy thế mạnh trong việc thúc đẩy người lao động gắn bó hơn với doanh nghiệp. Người lao động sẽ không cam kết làm việc ở một doanh nghiệp, nơi họ khơng nhìn thấy tương lai cho sự phát triển nghề nghiệp của mình. Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế mở, người lao động ngày càng được thông tin đầy đủ hơn và có nhiều cơ hội để lựa chọn, quyết định nghỉ việc của người lao động để làm cho một doanh nghiệp khác, nơi họ có cơ hội tiềm năng để phát triển nghề nghiệp của mình là đều khó tránh khỏi. Chính vì vậy, Cơng ty cần xây dựng các chính sách về phát triển nghề nghiệp cho nhân viên một càng rõ ràng, chi tiết, giúp cho người lao động xác định rõ hơn hướng đi của mình. Để làm được điều này, Công ty nên chú ý thực hiện các giải pháp sau:

- Tiến hành đánh giá lại năng lực và vị trí làm việc của từng nhân viên để có hướng sắp xếp lại cơng việc cho thích hợp.

- Cung cấp đầy đủ các thông tin về các cơ hội nghề nghiệp trong Công ty.

- Xây dựng tiêu chuẩn đề bạt, bổ nhiệm các chức danh và các phương thức bổ nhiệm để nhân viên trong Công ty phấn đấu phát triển.

- Tạo điều kiện để nhân viên trong Cơng ty khơng ngừng học tập, nâng cao trình độ phục vụ tốt cơng việc.

- Xây dựng cơ chế để phát hiện và đào tạo nhân tài trong Công ty.

3.2.6.5 Cung cấp các cơ hội học tập cho lãnh đạo và nhân viên Công ty

Xây dựng phương án phát triển nguồn nhân lực đến 2020 trong đó chú ý đào tạo chun mơn gắn liền với bồi dưỡng đạo đức, giáo dục và nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ nhằm hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao, vừa có tâm, vừa có tầm đáp ứng tốt yêu cầu hội nhập và phát triển, hạn chế rủi ro do đạo đức nghề nghiệp của cán bộ.

Thường xuyên có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho cán bộ nghiệp vụ và nâng cao tay nghề cho công nhân trực tiếp. Hàng năm tổ chức thi nâng bậc,

xét nâng lương cho người lao động. Quan tâm giải quyết đầy đủ chế độ, quyền lợi của người lao động.

Đưa cán bộ làm việc tại các phòng ban tập huấn các quy định về: lao động tiền lương, thuế, chứng khoán, luật doanh nghiệp, hội thảo chuyên đề về dược phẩm, thảo chuyên đề về marketing, phát triển thị trường, phát triển thương hiệu…do các cơ quan quản lý nhà nước về chuyên môn tổ chức.

Tạo điều kiện cho cán bộ làm việc tại các phịng ban theo học các khố học từ dược sĩ trung học lên dược sĩ đại học, học hệ văn bằng hai các ngành quản lý, học thạc sĩ. Đào tạo lao động về kiến thức tin học: thông qua gửi lao động đến các trung tâm tin học theo học các khố tin học văn phịng và nâng cao.

Tổ chức huấn luyện về phòng cháy chữa cháy, vệ sinh an toàn lao động trong Công ty.

Hàng năm Công ty triển khai đào tạo chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến hoạt động sản xuất thuốc: tập huấn cho người lao động liên quan đến thực hành tốt sản xuất thuốc theo quy định của Tổ chức Y Tế thế giới (GMP-WHO), thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc theo quy định của Tổ chức Y Tế thế giới (GLP-WHO), thực hành tốt bảo quản thuốc theo quy định của Tổ chức Y Tế thế giới (GSP), các lớp đào tạo về công tác kiểm nghiệm tại Viện Kiểm nghiệm.

3.2.6.6 Tổ chức có hiệu quả hệ thống thơng tin quản trị doanh nghiệp

Công ty cần phải xây dựng một quy trình nhận và giải quyết thơng tin từ lãnh đạo đến nhân viên trực tiếp để mỗi người trong Cơng ty có thể dễ dàng trao đổi thơng tin liên lạc với nhau một cách đơn giản, nhanh nhất và hiệu quả nhất, đáp ứng tốt các yêu cầu cho sản xuất, kinh doanh và các yêu cầu của khách hàng bên cạnh đó mỗi người trong cơng ty có thể ý thức hơn trách nhiệm cơng việc của mình.

Hiện nay, việc trao đổi thông tin trong các phịng ban của Cơng ty cịn nặng tính ngun tắc, giấy tờ. Khơng có sự liên kết chặt chẽ giữa các phòng ban thuộc các bộ phận khác nhau. Hầu hết các ý kiến truyền đạt của các bộ phận với nhau còn sử dụng văn bản với phê duyệt của lãnh đạo phịng, lãnh đạo Cơng ty, điều này làm chậm tiến độ giải quyết công việc, giảm hiệu quả và tăng chi phí.

Theo đề xuất của tác giả, Cơng ty cần xây dựng hệ thống thông tin quản trị như sau: xây dựng chương trình giao, nhận và xử lý thơng tin giữa lãnh đạo, các phịng ban,

nhân viên qua hệ thống mạng nội bộ của Công ty. Điều này cho phép các đơn vị truyền đạt thông tin lẫn nhau qua hệ thống mạng internet, phản hồi việc xử lý thông tin giữa các bộ phận, cá nhân trong Cơng ty. Lãnh đạo Cơng ty có thể nhận thơng tin, chỉ đạo giải quyết cơng việc, theo dõi kết quả xử lý thông tin của các bộ phận, phòng ban, cá nhân trong đơn vị mọi lúc mọi nơi, kể cả đang đi cơng tác. Đồng thời, tồn bộ dữ liệu thông tin đều được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu tồn Cơng ty giúp cho cơng việc lưu trữ, tìm kiếm, tra cứu được thuận lợi, dễ dàng.

3.2.7Giải pháp nâng cao năng lực hợp tác trong nước và quốc tế

Năng lực hợp tác trong nước và quốc tế càng cao càng mang lại nhiều lợi thế cho doanh nghiệp như: thời hạn thanh toán được nới lỏng, nguồn đầu vào chất lượng, giá cả phải chăng, tiết kiệm được chi phí đổi nhà cung cấp…Do đó, Cơng ty cần tiếp tục có các biện pháp để nâng cao hiệu quả của tiêu chí này để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình hơn nữa trên thị trường. Một số giải pháp mà Cơng ty có thể thực hiện để tiếp tục phát huy sức mạnh đến từ các mối quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế là:

- Hàng năm Công ty nên lên kế hoạch làm việc với các đối tác, người cung ứng các nguyên liệu phục vụ sản xuất của Công ty, thông qua việc đánh giá các đối tác cung cấp nguyên liệu, bao bì…theo tiêu chuẩn của Công ty để làm cơ sở chọn nhà cung cấp trong một năm. Thẳng thắn góp ý những điểm chưa được để nhà cung cấp cải tiến hoàn thiện hơn nữa việc cung cấp các ngun liệu bao bì cho Cơng ty.

- Tạo mối quan hệ gần gũi với các đối tác trong ngành đặc biệt là các thành viên trong Tổng Công ty Dược Việt Nam: hợp tác kinh doanh với Tổng Công ty Dược Việt Nam; thực hiện gia công các sản phẩm dược cho các đơn vị cùng Ngành; tham quan nhà máy sản xuất, trao đổi kinh nghiệm sản xuất kinh doanh với các doanh nghiệp cùng ngành…

- Cùng với các đơn vị tham gia buổi hội thảo, có những kiến nghị, góp ý với các cơ quan quản lý nhà nước, Cục quản lý Dược Việt Nam…trong việc đơn giản hóa các thủ tục trong hồ sơ đăng ký thuốc của các công ty.

- Thường xuyên giao lưu với các đơn vị đối tác và chính quyền địa phương nơi Công ty tọa lạc tạo sự yên tâm cho đối tác và địa phương quản lý.

- Xây dựng mối quan hệ hợp tác với các cơ quan ban ngành tại các địa phương nhằm hỗ trợ tích cực cho hoạt động kinh doanh của công ty.

- Công ty cũng nên hợp tác với các tổ chức xã hội, các trường học… điều này sẽ giúp ích cho Cơng ty trong quá trình phát triển thương hiệu cũng như nâng cao được chất lượng nguồn nhân lực.

3.2.8Giải pháp nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển

Việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm phải được tiến hành trên cơ sở nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng để những sản phẩm đầu ra phù hợp với nhu cầu thị trường.

Xúc tiến đăng ký dây chuyền thực phẩm chức năng nhằm xin Visa để xuất khẩu sản phẩm này sang các nước có nhu cầu cao như thị trường các nước Châu Âu.

Lựa chọn nghiên cứu, cải tiến một số sản phẩm tiềm năng đang hiện có của Cơng ty như Cezirnate và Asmin hoặc phát triển sản phẩm mới để xây dựng thương hiệu riêng nhằm thâm nhập vào thị trường bệnh viện.

Nâng cao năng lực về trình độ chun mơn của đội ngũ làm cơng tác nghiên cứu phát triển khoa học kỹ thuật bằng việc đào tạo, bồi dưỡng cũng như tuyển thêm mới những cán bộ có kinh nghiệm.

Hợp tác với các đối tác có khả năng về kỹ thuật để nghiên cứu những mặt hàng mới có yêu cầu kỹ thuật cao, đáp ứng nhu cầu vào hệ thống điều trị.

Thực hiện việc sắp xếp nhân sự của khối kỹ thuật hợp lý. Chú trọng đầu tư vào chiều sâu và hiệu quả cho đội ngũ làm công tác khoa học kỹ thuật nhất là trong lĩnh vực nghiên cứu – sản xuất và phải xem đây là nhiệm vụ trọng tâm.

Để động viên và phát huy được năng lực nghiên cứu Cơng ty cần khuyến khích đội ngũ làm cơng tác nghiên cứu đăng ký các cơng trình nghiên cứu. Những cơng trình này, Cơng ty sẽ tổng kết, đánh giá và khen thưởng hợp lý.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trong chương này, dựa vào mục tiêu, phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như kết quả phân tích đánh giá các yếu tố cấu thành và tác động đến năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Dược phẩm TW 25 đến năm 2020, tác giả đã trình bày các nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh bền vững thơng qua duy trì và phát huy các nguồn lực sẵn có của Cơng ty. Tuy nhiên việc vận dụng các giải pháp này cần đồng bộ và được xem xét kỹ lưỡng, thực hiện linh hoạt trong từng thời điểm, môi trường Công ty hoạt động.

KẾT LUẬN

Đề tài luận văn “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Cơng ty Dược phẩm TW

25” đã tóm tắt được lý thuyết về cạnh tranh, các mơ hình đánh giá năng lực cạnh tranh

dựa trên nguồn lực của doanh nghiệp.

Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh dược phẩm, ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tác động đến hoạt động kinh doanh, các nguồn lực tạo nên năng lực cạnh tranh của cũng như những mục tiêu, định hướng phát triển của Công ty, đề tài đã đề xuất các giải pháp nhằm củng cố, xây dựng và phát triển năng lực cạnh tranh cho Công ty Dược phẩm TW 25 để từ đó Cơng ty có những biện pháp kiểm sốt chi phí, nâng cao năng suất lao động, phát triển thương hiệu, mở rộng thị phần và tối đa hóa lợi nhuận.

Kết quả nghiên cứu của đề tài đã cung cấp cái nhìn tổng quan về thị trường dược phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh.Thêm vào đó, đề tài cịn xác định được vị thế, năng lực cạnh tranh của một số công ty dược phẩm trên thị trường này.

Vì những hạn chế về thời gian, nguồn lực nên nghiên cứu và khảo sát chỉ thực hiện tập trung ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh chứ chưa mở rộng địa bàn ra các địa phương khác như Đà Nẵng, Hà Nội và các tỉnh thành khác. Chính vì điều này, đề tài cịn một số hạn chế như: số lượng mẫu thu thập cịn hạn chế, tính khái qt hóa chưa cao. Từ các hạn chế trên đề tài mở ra hướng nghiên cứu tiếp theo bằng cách mở rộng đối tượng chọn mẫu, phương pháp chọn mẫu, phạm vi lấy mẫu, nghiên cứu sâu hơn về đối thủ cạnh tranh và xây dựng chiến lược cho công ty trên cơ sở các nguồn lực đã phân tích nhằm nâng cao tối đa năng lực cạnh tranh của UPHACE.

Mặc dù cịn nhiều khiếm khuyết trong q trình nghiên cứu song với kết quả đạt được tác giả cũng phần nào chỉ ra được các nhân tố tạo ra năng lực cạnh tranh cho Công ty Dược phẩm TW 25. Tác giả hi vọng, các nhà quản trị của Cơng ty có thể dùng kết quả nghiên cứu như là một tài liệu tham khảo trong xây dựng, phát triển chiến lược cạnh tranh cho Công ty. Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn mọi ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy, Cô và bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục tài liệu tiếng Việt

Các Mác, 2004. C. Mác và Ph. Ăng-ghen toàn tập. Hà Nội: NXB chính trị quốc gia.

Cơng ty Cổ phần Dược phẩm TW 25, 2012.Báo cáo thường niên năm 2011. TP.HCM, tháng 5/2012.

Công ty Cổ phần Dược phẩm TW 25, 2013.Báo cáo thường niên năm 2012. TP.HCM, tháng 5/2013.

Công ty Cổ phần Dược phẩm TW 25, 2014.Báo cáo thường niên năm 2013. TP.HCM, tháng 5/2014.

Công ty Cổ phần Dược phẩm TW 25, 2015.Báo cáo thường niên năm 2014. TP.HCM, tháng 5/2014.

Công ty Cổ phần Dược phẩm TW 25, 2015.Hồ sơ năng lực. TP.HCM, tháng 4/2015.

Michael E. Porter, 1980. Chiến lược cạnh tranh.Dịch từ tiếng Anh.Người dịch

Nguyễn Ngọc Toàn, 2009. TP.HCM: NXB Trẻ

Michael E. Porter, 1985. Lợi thế cạnh tranh. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Nguyễn Phúc Hoàng, 2009. TP.HCM: NXB Trẻ

Nguyễn Khắc Phục, 2000.Tài sản thương hiệu. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê. Nguyễn Thị Cành, 2007. Một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ.Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ.

Phan Minh Hoạt, 2004. Vận dụng phương pháp Thompson - Strickland đánhgiá so sánh tổng thểnăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Thơng tin Khoa học Thống kê, số 4/2004, trang 21-23.

Trần Hồng Ngân, 2013. Triển vọng kinh tế Việt Nam 2013.Tạp chí Phát triển

kinh tế, số 267, trang 10-16.

Vũ Trọng Lâm, 2006.Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến

trình hội nhập kinh tế quốc tế. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

Danh mục tài liệu tiếng Anh

Hongbin Cai and Ichiro Obara, 2004. Firm Reputation and Horizontal Integration. Los Angeles: UCLA.

Horner and Johannes, 2002.Reputation and Competition.American Economic

Review, vol 92, page 644-663.

Kreps and David, 1990.Corporate Culture and Economic Theory. New York: Cambridge University.

Mailath and Larry Samuelson, 2001. Who Wants a Good Reputation?,Economic

Studies, vol 68, page 415-441.

Michael Porter, 1990.The Compepitive advandage of Nation. New York: The Free Press.

Shelby D. Hunt and Rober M. Morgan, 1995.The comparative advantage theory of competition.Journal of Marketing Magazine, vol 59, page 1-15.

Thompson and Strickland, 1999.Strategic Management: Concepts and Cases.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: NỘI DUNG BIÊN BẢN THẢO LUẬN CHUYÊN GIA

Xin chào Anh/Chị,

Tôi tên là Phạm Thị Thùy Phương, đến từ trường Đại học Kinh tế TP.HCM.Hiện tôi đang làm đề tài luận văn “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Dược phẩm TW 25”. Với mong muốn tìm ra các tiêu chí cấu thành năng lực cạnh tranh

của Công ty Cổ phần Dược phẩm TW 25 nhằm đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Dược phẩm TW 25, tôi rất mong Anh/Chị dành chút ít thời gian để chia sẻ cùng tôi về “Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh dược phẩm ở Việt Nam”.

Xin chân thành cảm ơn!

NỘI DUNG THẢO LUẬN

Phan Minh Hoạt đã đưa ra các yếu tố cơ bản cấu thành năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp (Phan Minh Hoạt, 2004) dựa trên phương pháp đánh giá các yếu tố nội bộ của Thompson và Strickland:

1. Năng lực nghiên cứu, phân tích và dự báo về thị trường trong nước và thị trường nước ngoài...

2. Năng lực tìm kiếm khách hàng và đối tác tin cậy có năng lực hợp tác kinh doanh có hiệu quả với doanh nghiệp.

3. Năng lực tổ chức sản xuất những mặt hàng có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

4. Năng lực tổ chức xuất khẩu... (mua, bán, vận chuyển hàng hoá,...) 5. Năng lực thanh toán quốc tế.

6. Năng lực xử lý các tình huống về tranh chấp thương mại quốc tế nhanh chóng và có hiệu quả...

7. Các nhân tố về công nghệ: như khả năng nghiên cứu về cơng nghệ nhất là đối với những ngành hàng có hàm lượng cơng nghệ cao, khả năng đổi mới quá trình kinh

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần dược phẩm TW 25 (Trang 84)

w